2. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
2.5.4. Doanh thu và chi phí bình quân từ rừng của hai nhóm hộ
Biểu 2.6: Doanh thu và chi phí bình quân năm 2008 từ rừng
(ĐVT: nghìn đồng)
1,541
449 2,470
420
Thu lượm củi Chi phí trồng rừng
D o an h t h u t ừ r ừ n g
Tham gia DA Không tham gia DA
Nguồn: Điều tra cơ sở kinh tế hộ gia đình nông thôn 2008
Ghi chú: 1) Hệ số Z =-5,54 và giá trị p-value = 0,001 theo kiểm định Mann-Whitney cho thấy“doanh thu từ rừng” có sự khác biệt giữa hai nhóm hộ tại mức xác suất 99%.
2) Hệ số Z =-3,35 và giá trị p-value = 0,001 theo kiểm định Mann-Whitney cho biết “chi phí cho rừng”có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa hai nhóm ở mức xác suất 99%.
Kiểm định Mann-Whitney Test đối với cả doanh thu và chi phí từ rừng giữa hai nhóm hộ có và không tham gia dự án ta thấy kết quả kiểm định từ mẫu nghiên cứu cho thấy có sự khác biệt cả về doanh thu và chi phí đối với các hoạt động lâm nghiệp giữa hai nhóm hộ ở mức xác suất 99%. Qua thực tế điều tra chúng tôi thấy đƣợc nhóm hộ tham gia dự án luôn tham gia nhiều hơn vào các công việc liên quan đến rừng so với nhóm hộ không tham gia dự án, đó là: Tham gia các lớp tập huấn về kỹ thuật trồng cây phân tán, kỹ thuật bảo vệ rừng, chống cháy rừng, trồng cây gây rừng do dự án cung cấp cây giống. Các hộ tham gia dự án có doanh thu từ rừng trung bình là 1.541.000 đồng/năm thấp hơn khá nhiều so với nhóm hộ tham gia dự án có doanh thu trung bình từ rừng là 2.470.000 đồng/năm. Ngoài việc thu gom củi đốt ít hơn về giá trị thì các hộ thuộc dự án lại có mức chi phí cho rừng nhiều hơn các hộ không tham gia dự án. Đó chính là các chi phí nhƣ mua thêm cây giống, phân bón hay thuốc bảo vệ thực vật và số ngày công làm việc trong rừng hoặc tham gia tập huấn về rừng nhiều hơn so với các hộ không tham gia dự án.