Các hoạt động hỗ trợ của dự án

Một phần của tài liệu Tác động của dự án duy trì và phát triển bền vững đến sinh kế của người dân vùng đệm vườn quốc gia Tam Đảo khu vực Thái Nguyên.pdf (Trang 52 - 54)

2. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

2.4.1.Các hoạt động hỗ trợ của dự án

Dự án GTZ và ngƣời dân vùng đệm VQG Tam Đảo tổ chức triển khai các hoạt động hỗ trợ về sơ sở hạng tầng nhƣ bê tông hoá đƣờng giao thông giáp gianh giữa vùng đệm và địa phận VQG Tam Đảo. Dự án còn tổ chức triển khai các hoạt động để phát triển kinh tế hộ. Tính đến cuối năm 2008, GTZ đã triển khai bao gồm các hoạt động sau đây:

Bảng 2.8: Các hoạt động hỗ trợ từ dự án GTZ tại 3 xã nghiên cứu

Xã đƣợc triển khai Bắt đầu thực hiện Thôn Năm 2007- 2008 Tên hoạt động Số hộ Ký Phú 2004

Đèo Khê Trồng chè cành giống mới 50

Đàm Làng Bếp sao chè cải tiến 15

Yên Từ CLB phụ nữ chăn nuôi 336

Cầu Trà Trồng trám trắng 60

Khuôn Nanh Khôi phục nƣơng chè già 18

Xây dựng vƣờn ƣơm chè 2

Xây dựng vƣờn ƣơm cây LN 2

Văn Yên 2004

Bầu 2 Trồng chè cành giống mới 90

Bầu 2 Bếp sao chè cải tiến 21

Xóm Núi CLB phụ nữ chăn nuôi 125

Kỳ Linh Nuôi thỏ 18

Bầu 1 Nuôi ong 15

Nấm rơm 10

Cát Nê 2005

Đồng Gốc Trồng chè cành giống mới 63

Tân Phú Bếp sao chè cải tiến 18

Gò Trẩu CLB phụ nữ chăn nuôi 150

La Vĩnh Trồng trám trắng 60

Đồng Mƣơng Trồng măng tre bát độ 20

Lò Mật

Cải tạo vƣờn chè già cỗi 42

Nuôi thỏ 18

Nuôi ong 12

Khi đi sâu vào thực tế triển khai dự án tại các nông hộ, tác giả đã nhận thấy một số bất cập cần phải khắc phục để các hoạt động hỗ trợ đem lại hiệu quả, góp phần phát triển kinh tế nông hộ

Ví dụ sau đây là một điển hình về cách tổ chức và triển khai một hoạt động hỗ trợ nhưng không đem lại kết quả:

- Thôn Bầu 2 đƣợc dự án triển khai nuôi thỏ. Dự án cung cấp 20 đôi thỏ bố mẹ giống. Trƣởng thôn Bầu 2 là anh Nguyễn Văn Trung vẫn với cách làm nhƣ cũ đã gọi loa mời bà con trong xóm đến nhà văn hoá của thôn để họp. Mỗi một gia đình cử một ngƣời lớn trong nhà đi họp. Tất cả những hộ đã đƣợc tham gia những hoạt động trƣớc đó thì không đƣợc tham gia. Trƣởng thôn cho bà con bốc thăm với hai loại thăm “có” và “không”. Những hộ nào gắp đƣợc thăm có ghi “có” sẽ đƣợc nhận hai đôi thỏ bố mẹ về nuôi. Kèm theo đó, các hộ đƣợc phát sách hƣớng dẫn quy trình chăm sóc thỏ.

Sau 6 tháng thực hiện, cho đến nay chỉ còn có 2 hộ tiếp tục chăn nuôi thỏ và đã thu đƣợc lợi ích từ việc bán thỏ giống. 8 hộ còn lại thì hầu hết thỏ con sinh ra đều bị bố mẹ chúng ăn thịt hết. Hộ thì bực quá đem thịt luôn cặp thỏ bố mẹ, hộ thì đem bán đi lấy ít tiền bù đắp chi phí xây chuồng trại... Nhƣ vậy, có thể nói có một số hoạt động đƣợc triển khai là không thành công. Lý do gì dẫn đến thất bại. Qua tìm hiểu kỹ tác giả có một số ghi nhận nhƣ sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Hầu hết các hộ sau khi nghe tập huấn và đƣợc phát tài liệu về đều không đọc tài liệu hƣớng dẫn, nếu có thì chỉ đọc qua qua và không áp dụng vào thực tế chăn nuôi tại gia đình nhà mình.

+ Các hộ không tuân thủ theo các hƣớng dẫn về kỹ thuật.

+ Không thực sự ham mê nuôi thỏ nên không quan tâm tới chúng. + Đƣợc dự án chọn và cho con giống thì cứ đem về nuôi thôi. + Không có kinh nghiệm nuôi thỏ

-Thôn Bầu 1 đƣợc dự án hỗ trợ 20 tủ ong giống. Đến khi đi thăm lại các hộ nuôi ong thì không còn hộ nào có ong cả. “Ong bỏ tổ bay đi đâu không biết”. Cách làm và các lý do giống nhƣ trƣờng hợp của xóm Bầu 2. Các hộ đã không có kiến thức, hiểu biết về kỹ thuật nuôi ong nên chỉ sau một thời gian ngắn, ong bỏ tổ bay đi hết. Đó là một sự lãng phí lớn.

Một phần của tài liệu Tác động của dự án duy trì và phát triển bền vững đến sinh kế của người dân vùng đệm vườn quốc gia Tam Đảo khu vực Thái Nguyên.pdf (Trang 52 - 54)