XỬ LÍ CÁC CHẤT VÔ CƠ HOÀ TAN

Một phần của tài liệu Công nghệ môi trường (Trang 94 - 95)

Hầu hết các loại nước thải công nghiệp đều chứa các tạp chất vô cơ hoà tan. Chúng có thể sinh ra do những phản ứng hoá học trong nước thải giữa các chất với nhau, do quá trình rò rỉ nguyên vật liệu trên đường ống, do hoà tan trong nước rửa, do nước thải có độ kiềm hoặc axit cao gây ăn mòn đường ống vận chuyển và cả do chính công nghệ sản xuất sinh ra. Ví dụ: Trong nước thải của cơ khí gia công chế tạo, bột màu vô cơ thường có các hợp chất của xianua CN, của crôm (Cr+6), ion sắt Fe, kẽm Zn, thiếc Sn... Trong công nghiệp dược phẩm thường có muối vô cơ gốc sunphat (SO4-2) hoặc Clo (Cl-). Trong công nghiệp phân bón thường có các muối gốc photphat (PO4-3), amôn (NH4+)… đều có chứa muối vô cơ.

Việc xử lý các chất vô cơ tan trong nước thường ở giai đoạn cuối của công nghệ

xử lý nước thải sau khi đã tách các chất rắn không tan, keo, huyền phù. Quá trình xử lý các chất vô cơ là cần thiết trước khi đưa nước trở về nguồn hoặc đưa nước đi sử dụng lại. Tránh ảnh hưởng xấu đến sản phẩm công nghiệp (ví dụ nước sử dụng trong công nghiệp giấy, dệt, thực phẩm...) tránh tạo nên cặn rỉ đường ống, ăn mòn thiết bị kim loại, tránh việc tạo nên nguồn dinh dưỡng cho sự sinh trưởng của tảo và các cây mọc trong nước... và tránh gây những biến đổi về màu sắc, mùi vị của nước đối với những nơi sử dụng ở hạ lưu.

Phương pháp hoá học

Là phương pháp sử dụng hoá chất để tách hoặc chuyển dạng các muối vô cơ hoà tan trong nước thải, thông đụng nhất là phương pháp oxy hoá khử.

Phương pháp oxy hoá khử: Là phương pháp sử dụng chất có khả năng oxy hoá (hoặc khử) để chuyển chất vô cơ hoà tan dạng độc sang dạng không độc trong nước thải. Ví dụ xử lý crôm và cyanua.

Phương pháp điện hóa: Có thể sử dụng phương pháp điện hoá để tách các chất vô cơ hòa tan trong nước thải. Quá trình này xảy ra ở các điện cực khi cho dòng điện một chiều chạy qua nước thải, không sử dụng các chất hoá học và chỉ sử dụng năng lượng

điện, trên các thùng điện phân đã được tựđộng hoá, có thể tiến hành liên tục hoặc gián

đoạn.

1 Bình đin phân 2. Cc Anôt 3. Cc Canh 4. Màng ngăn

Hình 9. 1. Phương pháp oxy hoá quật và khử canh (Bình điện phân)

Bình điện phân

Theo sơ đồ trong bình điện phân chứa nước cần xử lý, ở anot các ion nhường

điện tử, nghĩa là xảy ra phản ứng oxy hoá điện hóa, ở catot các ion nhận điện tử nghĩa là xảy ra phản ứng khử điện hoá. Quá trình này dùng để xử lý nước thải chứa các hợp chất hòa tan như cyanua, amin, rượu, các hợp chất nitơ, sunfua và các ion kim loại nặng. Sau khi oxy hóa khử điện hoá, các chất trong nước thải được được phân hủy hoàn toàn thành CO2, NH3, H2O hoặc tạo thành những chất đơn giản và không độc có thể tách bằng phương pháp khác.

Thí dụ: Xử lý hợp chất cyanua trong nước thải, người ta đưa nước thải qua bình

điện phân. Quá trình oxy hoá atốt của cyanua xảy ra theo phản ứng:

Sau đó: 2CNO-+ 4OH- - 6e = 2CO2 + N2 + 2H2O

Phương pháp trao đổi ion

Phương pháp này được ứng dụng truyền thống để làm mềm nước (xử lý nước cứng) và ngày càng được ứng dụng để xử lý các chất vô cơ hoà tan trong nước thải và giảm khó khăn trong việc cấp nước nội bộ và ngay cả trong việc xử lý nước thải, thu hồi lại các kim loại.

Ví dụ về xử lý nước thải bằng phương pháp trao đổi ion là việc xử lý nước thải của quá trình mạ kim loại. Trong nước thải chứa ion crommat (CrO4-2), đồng (Cu+2), kẽm (Zn) niken (Ni+2)... Như vậy quá trình xử lý sẽ gồm hai giai đoạn: xử lý các cation bằng trao đổi cation và xử lý anion bằng trao đổi anion.

Một phần của tài liệu Công nghệ môi trường (Trang 94 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)