Các hợp chất cyanua chứa trong nước thải sản xuất thuỷ tinh hữu cơ, các xí nghiệp mạ (mạ đồng, kẽm), nhà máy cơ khí chế tạo, nhà máy luyện kim màu, nước thải làm sạch lò cao... Vì các muối cyanua (CNO-) thường không độc như cyanua (CN-) nên cơ sở của phương pháp hoá học xử lý nước thải chứa hợp chất cyanua là oxy hóa các cyanua thành cyanat hoặc chuyển các hợp chất độc thành phức chất với sắt (Fe(CN)+4 và (Fe(CN))-3 hoặc tạo các kết tủa từ các cyanua đơn giản, phức chất với cyanua được tách khỏi nước bằng phương pháp lắng hoặc lọc. Trong đó biện pháp oxy
hoá cyanua độc thành các sản phẩm không độc là có nhiều ưu điểm hơn cả vì nhanh, CN hoàn toàn bị phân huỷ và nước sẽ không nhiễm bẩn trở lại bởi các hợp chất cyanua.
Những chất oxy hoá có thể là do lỏng (Cl2) trong môi trường kiềm, permangatkali (KMnO4), ôzôn (O3) hoặc các gốc hypoclorit.
Với Clo lỏng trong môi trường kiềm:
Để oxy hóa cyanua đơn giản, tan độc.
CN-+ Cl2 + 2OH- = CNO-+ 2Cl + H2O
Rất độc 1000 lần ít độc hơn so với CN- CNO- sẽ bị thuỷ phân dần dần
CNO-+ 2H2O = CO3-2+ NH4+ Nếu bổ sung thêm chất oxy hóa
2CNO-+ 3Cl + 4OH- = 2CO2+ N2+ 6Cr + 2H2O
Để oxy hoá cyanua phức hợp tan, độc
Cu(CN)2-+ 3Cl2 + 8OH- = 3CNO-+ 6Cl-+ CU(OH)2 + 3H2O 2CNO-+ 3Cl2+ 4OH- = 2CO2+ N2+ 6Cl + 2H2O Với permangatkali:
Để oxy hoá cyanua đơn giản, tan độc
3Cr + 2MnO4-+ H2O = 3CNO-+ 2MnO2 + H2O + 2OH- CNO-+ 2H2O = CO3-2+ NH4+
Để oxy hoá cyanua phức hợp tan, độc
3Cu(CN)3-2+ 7MnO4-+ 3H2O = 9CNO- +3CU(OH)2+ 7MnO + 4OH- CNO-+ 2H2O = CO3-2+ NH4+
Như đã thấy để oxy hoá các cyanua thành cyanat điều kiện tối ưu để phản ứng diễn ra ở môi trường kiềm là với pH = 10 - 11. Sau khi cyanua đã oxy hoá thành cyanat thì cần tiếp tục oxy hoá cyanat thành nitơ phân tử và CO2 diễn ra một cách có hiệu quả.
Ngoài ra trong kỹ thuật xử lý thường tính dư liều lượng chất oxy hoá vì trong nước thải ngoài cyanua còn có các tạp chất khác cũng có thể bị oxy hoá bởi chất oxy hoá đưa vào.