Việc xử lý nước thải trong bệnh viện là một vấn đề rất quan trọng, bởi vì ngoài hàm lượng các chất bẩn thường gặp như nitơ, photpho, clorua, kali, chất béo, hydrocacbon còn chứa thêm một lượng vi khuẩn như: vi trùng lao, vi trùng gan, vi trùng tả, lỵ, thương hàn, sốt rét v.v... Chúng được thải ra từ các chất cặn bã của bệnh viện, từ các phòng nuôi cấy vi trùng. Đây là mầm mống ban đầu để phát triển bệnh dịch kéo dài, trên phạm vi rộng lớn khi gặp điều kiện môi trường thích hợp.
Hệ thống xử lý nước thải
Trạm được thiết kếđể thu nguồn nước thải từ bệnh viện.
Sau đó đưa nước đã xử lý vào hệ thống nhận nước chung của thành phố. Sơ đồ
của trạm được xây dựng theo trình tự: - Sàng lọc khô - trống sàng.
- Bể thông khí và các bộ phận thông khí. - Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh hoá. - Bể nổi váng và tách bùn sinh hoá.
- Trạm đo kết quả. - Xử lý bùn (bể bùn).
Dao động nước trong ngày được điều chỉnh ở bểđiều hoà.
Hình 10.1. Sơđồ xử lý nước thải tại bệnh viện Bảo vệSức khoẻ Trẻ em
Giai đoạn tiền xử lý nước thải được tách thành hai phần:
+ Phần thô: bao gồm cặn, bã, rác thải nhỏ. Chúng bị giữ lại, đem đi khử trùng bằng vôi.
+ Phần còn lại bao gồm nước và bùn, chúng tiếp tục được đưa xuống bể thông khí sơ bộ.
1. Xử lý bằng phương pháp sinh học
+ Bể thông khí sơ bộ:
Một trong những điều kiện cơ bản để bể lọc làm việc bình thường là cung cấp oxy của không khí cho sinh vật hiếu khí.
Bên cạnh đó, thông khí còn có tác dụng loại khí CO2 khỏi bể lọc, tạo điều kiện cho quá trình sống và hoạt động của vi sinh vật. Nguồn oxy được đưa vào bể từ môi trường bên ngoài nhờ máy bơm khí.
+ Bể lọc sinh vật (bao gồm các bể nhỏ):
Bể lọc sinh vật nối với bể thông khí bằng một hệ thống bơm tuần hoàn. Trong bể
có các đĩa nhựa xếp chéo nhau làm nhiệm vụ lọc sinh học.
Nhờ hệ thống bơm tuần hoàn nên nước được phân phối đều trên bề mặt các bể
lọc, theo chiều từ dưới lên trên và quá trình này được lặp đi lặp lại nhiều lần.
Ở giai đoạn đầu khi tưới nước thải vào các vật liệu lọc sẽ diễn ra quá trình oxy hoá một phần các chất ô nhiễm có trong nước thải và cho hiệu suất làm sạch là thấp nhất. Song khi đó trên bề mặt vật liệu lọc sẽ có vi sinh vật, động vật bậc thấp... bám vào và chúng tạo ra màng sinh vật. Trong khi lọc sẽ diễn ra quá trình hấp phụ sinh học,
đông tụ và oxy hoá các chất bẩn trong nước chủ yếu ở dạng hoà tan, một phần ở dạng keo và lơ lửng. Quá trình làm sạch nước thải được diễn ra ngay từ khi nước chảy qua bể lọc, nhưng hiệu quả làm sạch cao nhất chỉđạt được khi đã hình thành màng sinh vật vì chúng có khả năng phá huỷ các liên kết hữu cơ tạo thành nước và giải phóng CO2 Nước được đưa lên bể lọc sinh học rồi đổ xuống bể thông khí nhiều lần. Sau đó chúng tiếp tục được đưa sang bể nổi váng nhờ một van nhỏ.
2. Xử lý bằng phương pháp hoá học
Người ta sử dụng hoá chất FeCl3.6H2O Với hàm lượng 100g/m3 để làm sạch nước, thực chất của quá trình này là:
Nhưng do trong nước còn tổn tại lớn PO43-
FePO4 là hợp chất kết tủa không tan, chúng có tỷ trọng nhỏ hơn tỷ trọng của nước nên bịđẩy lên bề mặt, tạo thành các váng nổi. Ngoài ra nước đi vào đã bị nén lại, nên khi trả về áp suất bình thường thì chúng tạo ra các hạt bọt khí. Các bọt khí này bị đẩy lên trên bề mặt và chúng kéo theo các màng sinh vật già cỗi có lẫn trong nước, tạo thành kết tủa xốp.
Nước trong được đưa ra ngoài qua máng tràn, còn phần kết tủa chủ yếu
bể không khí nhằm cung cấp thêm hàm lượng photpho cho nước tạo điều kiện cho vi sinh vật hoạt động.
Xử lý bùn:
Bùn từ quá trình trên được đưa xuống bể bùn và tiến hành xử lý bằng vôi. Giai đoạn khử trùng nước thải:
Mục đích của giai đoạn này là nhằm tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh trước khi xả
vào nguồn nước thải chung. Theo một số nghiên cứu cho thấy các vi khuẩn đường ruột vẫn còn sót lại trong nước thải đã xử lý, thậm chí ngay cả khi số trực khuẩn đường ruột bị tiêu diệt đến 99%. Vì vậy sau giai đoạn xử lý nước thải nhất thiết phải qua khâu khử trùng đểđảm bảo an toàn.
Hàm lượng NaClO được sử dụng là 50g/m3, thời gian tiếp xúc 0,5 giờ. Sau đó nước được xả vào hệ thống thoát nước chung của khu vực.