THIẾT KẾ TRẠM GỐC-NOD EB CHO 3G WCDMA UMTS 2.1 GIỚI THIỆU
2.3.6. Vô tuyến khả lập trình lại bằng phần mềm
Vô tuyến khả lập lại cấu hình bằng phần mềm là một công nghệ liên quan đến nhiều khía cạnh từ thiết bị của người sử dụng đến các nghiên cứu mức hệ thống. Để đáp ứng được mục tiêu sử dụng khái niệm khả lập lại cấu hình cho việc triển khai và khai thác 3G băng rộng, đề án E2R (End to End Reconfigurability: khả lập lại cấu hình đầu cuối đầu cuối) đã được đưa ra để nghiên cứu và đề xuất chiến lược lõi cho việc thực hiện vô tuyến khả lập lại cấu hình bằng phần mềm.
Khái niệm khả lập lại cấu hình cung cấp các cơ chế cho cả mạng và đầu cuối lựa chọn động và thích ứng với nhiều công nghệ và tiêu chuẩn truy nhập khả dụng. Mục tiêu chính của đồ án khả lập lại cấu hình đầu cuối đầu cuối (E2R: End-to-End Reconfigurability) là vạch kế hoạch, nghiên cứu phát triển, thử nghiệm và thiết kế kiến trúc cho các thiết bị khả lập lại cấu hình và hỗ trợ các chức năng hệ thống nhằm cung cấp một tập phạm vi rộng các lựa chọn hoạt động cho các người sử dụng, các nhà cung cấp ứng dụng và dịch vụ, các nhà khai thác và các nhà quản lý trong ngữ cảnh các hệ thống không đồng nhất. Để thực hiện các tiêu chí này, một tập các gói nghiên cứu (WP: Work Package) đã được đề xuất bởi đề án E2R nhằm nghiên cứu tất cả các khía cạnh từ thiết bị của người sử dụng đến mức hệ thống để làm cho hệ thông trở thành khả lập cấu hình đầu cuối đầu cuối.
Đề án E2R gồm sáu gói nghiên cứu kỹ thuật (WP) tương ứng với sáu vấn đề quan trọng trong viễn thông: nghiên cứu hệ thống E2R (WP1); quản lý thiết bị (WP2); mạng hỗ trợ cho việc cấu hình lại (WP3); mô hình vô tuyến khả lập lại cấu hình (WP4); phát triển quản lý phổ và tài nguyên vô tuyến (WP5); kiểm chứng E2R trong sự phát triển môi trường truyền thông. Thêm vào đó là hai gói nghiên cứu dành riêng cho quản lý và phân phối, chuẩn hóa và thử nghiệm.
Mô hình vô tuyến khả lập lại cấu hình tấp trung vào sự phát triển của điều khiển cấu hình tại chỗ, các kỹ thuật cho tài nguyên lớp vật lý, chiến lược cấu hình lại và sự phát triển của tài nguyên vật lý khả lập lại cấu hình. Nghiên cứu này sẽ tiến hành sát với nghiên cứu về quản lý thiết bị để định rõ sự phân tách quản lý cấu hình và chức năng điều khiển cùng các giao diện của chúng cũng như các tài nguyên lớp vật lý. Mô hình nghiên cứu này sẽ cung cấp thông tin khả lập cấu hình liên quan tới lớp vật lý cho đối tượng quản lý cấu hình và sẽ có trách nhiệm đảm bảo quá trình cấu hình lại. Kiến trúc phần cứng cũng như vận hành phần mềm cũng được bao hàm trong đó.
Hình 2. : Mô hình vô tuyến khả lập lại cấu hình
Trên hình 2.16, các phân tử băng gốc số (bộ chuyển đổi A/D, bộ lọc, khuếch đại tạp âm thấp), phần tử truyền thông (bus, các chuyển mạch, bộ nhớ được chia sẻ), phần tử của đầu phát thu vô tuyến (bộ xử lý tín hiệu số, bộ tăng tốc ững dụng riêng biệt,)... đều có khả năng cấu hình lại.
Các thiết bị sẽ có khả năng hoạt động tin cậy và an ninh trong ngữ cảnh khả lập lại cấu hình phải có các khả năng sau:
√ Giám sát và phát hiện
Thiết bị phải có khả năng định kỳ kiểm tra RAT (Radio Access Technology: công nghệ truy nhập vô tuyến) mới trong vùng phục vụ có thể cung cấp khả năng tốt hơn như: QoS cao hơn, giá thành trên mức QoS và dịch vụ thấp hơn.
Điều này bao hàm cả việc thu thập thống kê từ các RAT khác nhau để đánh giá trạng thái
√ Đàm phán
Thiết bị phải có khả năng đàm phán các cung cấp dịch vụ với các mạng khả dụng để chọn ra RAT tốt nhất
√ Cung cấp hỗ trợ
Thiết bị phải có khả năng hỗ trợ các giao thức và cá tính năng giao thức khác nhau. Tùy theo tài nguyên và các khả năng của thiết bị, kiến trúc điều khiển và quản lý phải cho phép chèn động, thay thế và lập lại cấu hình các phần tử giao thức từ các các nhà sản xuất khác nhau
√ Kiểm tra
Thiết bị phải có khả năng kiểm tra mức an ninh của nguồn được tải xuống trước khi tải xuống và cài đặt các phần mềm tải xuống. Các kiểm tra như nhận thực, trao quyền và toàn vẹn phải được thực hiện
√ Điều khiển và điều phối
Thiết bị phải có khả năng điều khiển và điều phối (phối hợp) việc lập lại cấu hình của các phần tử thiết bị khác nhau
√ Tương tác
Thiết bị phải có khả năng tương tác với các thực thể ngoài, chẳng hạn các thực thể mạng