Kiến trúc biến đổi trực tiếp

Một phần của tài liệu THIẾT KẾ TRẠM GỐC NodeB CHO 3G WCDMA UMTS (Trang 45 - 47)

THIẾT KẾ TRẠM GỐC-NOD EB CHO 3G WCDMA UMTS 2.1 GIỚI THIỆU

2.3.3.2.Kiến trúc biến đổi trực tiếp

Trong kiến trúc này các đầu thu và đầu phát đều sử dụng biến đổi trực tiếp (hình 2.9). Có thể lập cấu hình /lập lại cấu hình đầu phát cho hai chế độ hoạt động: trung tần (IF) không hay trung tần thấp phụ thuộc và tần số của bộ giao động điều khiển số (NCO: Numerical Control Oscilator) trong đầu số.

Khi NCO được đặt băng 0 (chế độ IF không), sóng mang được đặt xung quanh không trong băng tần (hình 2.9a, bên trái) và vì thế trong trường hợp này chỉ có thể xử lý một sóng mang. Sau biến đổi (trộn) vào tần số vô tuyến trong băng tần vô tuyến (RF), sóng mang thể hiện đối xứng xung quanh tập tần số bộ dao động nội (Local Oscillator) trong phần đầu phát tương tự (hình 2.10a, bên phải).

Để chuẩn bị cho sử dụng đa sóng mang, sóng mang cũng có thể được phân cách khỏi tần số trung tâm tại IF thấp được xác định bởi tần số NCO, sóng mang có thể được tách riêng tại một tần số trung tần thấp được xác định bởi tần số NCO (hình 2.9 b, bên phải). Trong trường hợp này, sóng mang trong băng tần vô tuyến sẽ nằm bên trái hoặc phải của tần số LO (hình 2.10b, bên trái). Các phát xạ do khiếm khuyết của bộ điều chế I/Q (ảnh gương và dò LO) phải được loại trừ.

Việc mở rộng MBFE đến trạm gốc đa chuẩn để bao gồm cả FDD WCDMA/ HSPA và WiMAX sẽ đặt ra các yêu cầu mới. Bộ phát thu đa chuẩn/ đa băng cần xử lý các băng tần bổ sung và độ rộng băng tần 20MHz cũng như đáp ứng các yêu cầu hiệu năng chặt chẽ hơn để hỗ trợ các tín hiệu OFDM cho LTE và WIMAX.

Hình 2. : Phổ của biến đổi nâng tần trực tiếp: a) từ IF không, b) từ IF thấp

Một phần của tài liệu THIẾT KẾ TRẠM GỐC NodeB CHO 3G WCDMA UMTS (Trang 45 - 47)