Các chính sách của Nhà nước

Một phần của tài liệu Thực trạng và biện pháp hoàn thiện công tác quản trị tại DNTN Hưng Phú.pdf (Trang 63)

Hiện nay các mặt hàng thép của doanh nghiệp đều chịu thuế giá trị gia tăng là 5%, và thuế thu nhập doanh nghiệp là 28% và hiện tại thuế thu nhập doanh

nghiệp đã giảm còn 25%. Tuy nhiên hiện nay việc kê khai thuế vẫn còn nhiều thủ tục rườm rà gây tốn kém về thời gian và tiền bạc cho doanh nghiệp. Tổng cục thuế cho biết, thời gian tới sẽ tiếp tục bỏ nhiều loại hoá đơn nhằm giảm thiểu phiền phức cho doanh nghiệp, và tiến tới cho phép các doanh nghiệp được kê khai đăng ký qua mạng. Nhờ đó doanh nghiệp sẽ tiết kiệm hơn về thời gian và chi phí.

4.4.2 Phân tích SWOT : 4.4.2.1 Điểm mạnh (S):

 Trong hoạt động quản trị mua, nhập và bán hàng:

- Hệ thống kho bãi được sắp xếp hợp lý nên tạo điều kiện thuận lợi cho

việc nhập hàng.

- Dịch vụ bán sỉ và lẻ hàng hóa tạo doanh thu cố định cho doanh nghiệp

vào mỗi tháng. Sử dụng 2 bảng giá tạo sự công bằng cho khách hàng.

- Kinh doanh lâu năm trên thị trường nên doanh nghiệp nhận được sự

ủng hộ và tin tưởng của phần đông khách hàng và nhà cung ứng.

- Doanh nghiệp có nhiều nhà cung ứng nên linh hoạt trong việc định giá

bán và giá mua vào, có khả năng cung cấp tốt mọi nhu cầu của khách hàng.

 Trong quản lý nhân sự:

- Cơ cấu tổ chức đơn giản theo kiểu trực tuyến nên dễ dàng trong kiểm soát, điều hành và quản lý.

- Nhân viên của doanh nghiệp đều là những nhân viên gắn bó từ 2 đến 3 năm nên đã có kinh nghiệm làm việc, không phải tốn thời gian để đào tạo lại.

- Quy trình đánh giá, khen thưởng nhân viên được thực hiện đúng quy định của pháp luật.

 Quản lý môi trường lao động: luôn luôn tuân thủ đúng quy định về thời

gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi của nhân viên và của mọi người xung quanh. Đồng thời có phân công làm vệ sinh nhà xưởng rõ ràng nên vệ sinh trong lao động luôn được bảo đảm.

 Khả năng quản trị chi phí của doanh nghiệp tốt, nhất là chi phí khả biến

mặc dù giá đầu vào tăng cao.

4.4.2.2 Điểm yếu (W):

 Trong hoạt động mua và nhập hàng:

- Tốn nhiều thời gian và công sức khi nhập hàng vào kho. Hơn nữa việc

nhập hàng lại diễn ra vào ban ngày nên gây cản trở cho việc bán hàng tại cửa hàng.

- Chưa giao trách nhiệm cá nhân cho nhân viên khi có sự cố về hàng

hóa lúc nhập hàng mà về sau mới phát hiện ra.

- Chưa thực hiện công tác ghi chép lại hoạt động nhập hàng một cách

chặt chẽ. Chẳng hạn như: thiết kế biểu bảng dễ đọc dễ hiểu cho việc nhập hàng.

- Đôi khi việc nhập hàng không thể thực hiện ngay thời gian đã dự tính

do sự chậm trễ của bên giao hàng. Có trường hợp trễ đến 3 hoặc 5 ngày tính từ lúc chủ doanh nghiệp gọi điện báo đặt hàng. Điều này dẫn đến chi phí cơ hội bán hàng (bị mất do thiếu hàng) tăng lên.

 Trong hoạt động bán hàng: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Bán lẻ trực tiếp khi gặp khách hàng đông không thể quan tâm đến

khách hàng cùng một lúc, dễ làm cho khách hàng phiền hà vì phải đợi lâu. Mặt khác, lượng khách đông dễ dẫn đến nhầm lẫn trong khâu tính toán số tiền khách hàng phải trả.

- Chưa thực hiện thứ tự ưu tiên nên khi giao hàng dễ xảy ra tình trạng

đơn hàng cần gấp thì đi sau, còn đơn hàng chưa cần gấp thì lại được sắp xếp cho chở trước.

 Trong hoạt động quản trị nhân sự:

- Chưa thực hiện việc ghi chép về số ngày làm việc của nhân viên để

việc đánh giá hiệu quả lao động chính xác hơn.

- Nhiệm vụ của mỗi nhóm nhân viên được quy định rõ ràng nhưng do

mỗi nhóm nhân viên có nhiều nhân viên nên khi xỷ ra sự cố chưa xác định được trách nhiệm thuộc về ai.

 Trong hoạt động quản lý hàng tồn kho:

- Công tác kiểm tra lượng hàng hóa trong kho không thường xuyên, dễ

tạo khe hở cho nhân viên được giao nhiệm vụ quản lý trục lợi.

- Cũng như hoạt động nhập hàng chưa có công tác ghi chép khoa học

 Lập kế hoạch bán hàng: còn xem nhẹ vai trò của chủ doanh nghiệp và bỏ qua vai trò của nhân viên trong việc lập kế hoạch bán hàng hàng năm cho cửa hàng.

4.4.2.3 Cơ hội (O):

- Nền kinh tế quốc gia đang phát triển theo nhu cầu của tiến bộ xã hội và sự hội nhập quốc tế với các dự an đầu tư của nước ngoài nên tiêu thụ vật liệu xây dựng là điều không thể thiếu, vì vậy lượng hàng cấp thiết để đáp ứng đủ cho nhu cầu cả nước nói chung và Cần Thơ nói riêng là rất lớn và không ngừng tăng lên với tốc độ cao. Sự đầu tư của nước ngoài vào các công trình, dự án ở Việt Nam là nguồn cung cấp sản phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế tạo cơ hội cho người tiêu dùng có cơ hội tiếp cận với sản phẩm chất lượng, cơ hội cho các công ty học hỏi, tiếp thu công nghệ, kinh nghiệm quản lý kinh doanh của nước ngoài khi nước ta hội nhập vào thế giới.

- ĐBSCL có vị trí địa lý thuận lợi tạo điều kiện tốt cho sự phát triển các hoạt động giao dịch của ngành.

- Đặc biệt khi xã hội phát triển và tiến bộ thì nhu cầu xây dựng dân dụng của người dân ngày càng cao đòi hỏi ngành phải được phát triển để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng nhiều của người dân.

- Sau khi lạm phát xảy ra, Nhà nước đã có những chính sách can thiệp nhằm giảm phát và bình ổn kinh tế xã hội. Nhờ vào sự trợ giá của Chính phủ ngành xây dựng có cơ hội và điều kiện tiếp tục phát triển và phát huy vai trò vốn có là ngành công nghiệp thúc đẩy sự phát triển kinh tế quốc gia.

4.4.2.4 Thách thức (T):

- Phần lớn hang hóa đầu vào của ngành xây dựng là nhập khẩu từ các nước ngoài.

- Tình hình giá ngói trên thị trường thế giới trong những năm gần đây luôn luôn bất ổn định đã làm ảnh hưởng đến tình hình ngói trong nước.

- Toàn cầu hóa sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào nước ta, khi đó mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt vì không phải chỉ đối đầu với các doanh nghiệp trong nước mà còn phải đương đầu với sự cạnh tranh khốc liệt của các doanh nghiệp nước ngoài với trình độ công nghệ và quản lý hơn hẳn các doanh nghiệp trong nước. Tất cả những doanh nghiệp không

thích ứng kịp, có trình độ quản lý tồi sẽ bị phá sản bởi sự tấn công ồ ạt của doanh nghiệp nước ngoài.

- Quá trình hội nhập buộc nhà nước phải theo cơ chế thị trường khi đó giá cả hàng hóa vật liệu xây dựng sẽ tăng hoặc giảm theo mặt bằng giá chung của thị trường thế giới.

- Hiện con người đang tìm nguồn nguyên liệu xây dựng khác bền, nhẹ hơn, và kinh tế hơn để thay thế nguồn nhiên liệu cũ ngày càng bị cạn kiệt.

HÌNH THÀNH MA TRẬN SWOT

CƠ HỘI (O)

1. Nền kinh tế quốc gia đang phát

triển do nhu cầu hội nhập quốc tế, hàng hóa vật liệu xây dựng là cần thiết. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2. Cần Thơ là vị trí thuận lợi cho sự phát triển của ngành. Đặc biệt là các khu quy hoạch dân cư. 3. Xã hội tiến bộ và phát triển nhu

cầu xây dựng dân dụng ngày càng cao.

4. Ngành xây dựng được sự trợ giá

của chính phủ.

THÁCH THỨC (T)

1. Phần lớn đầu vào của ngành xây

dựng phụ thuộc nhập khẩu từ nước ngoài.

2. Tình hình giá cả thị trường những năm gần đây luôn không ổn định.

3. Quá trình hội nhập buộc nhà nước

giảm dần cơ chế bảo trợ giá.

4. Toàn cầu hóa làm cho mức độ

cạnh tranh ngày càng gay gắt.

5. Có nhiều đối thủ tiềm ẩn nhập

ngành với quy mô và trình độ quản lý cao hơn.

ĐIỂM MẠNH (S)

1. Kinh doanh lâu năm trên thị trường

nên doanh nghiệp nhận được sự ủng hộ và tin tưởng của phần đông khách hàng và nhà cung ứng.

2. Xây dựng được chính sách giá linh

hoạt và phù hợp cho khách hàng. 3. Khả năng quản trị chi phí của doanh

nghiệp tốt.

4. Doanh nghiệp có nhiều nhà cung ứng

nên linh hoạt trong việc định giá bán và giá mua vào, có khả năng cung cấp tốt mọi nhu cầu của khách hàng.

PHỐI HỢP (S+O)

 Tiếp tục gia tăng thị phần ở thị trường thành phố Cần Thơ. Tìm ra các thị trường còn bỏ trống và nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường.

PHỐI HỢP (S+T)

 Thực hiện chính sách giá linh hoạt hơn để ứng phó kịp thời với sự bất ổn của giá cả trên thị trường.

Để đối mặt với tình hình cạnh tranh gay gắt hiện nay phải phát triển mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng để giữ chân khách hàng cũ và thông qua họ thu hút khách hàng mới.

ĐIỂM YẾU(W)

1. Lập kế hoạch bán hàng: còn xem (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

nhẹ vai trò của chủ doanh nghiệp và bỏ quên vai trò của các nhân viên trong việc lập kế hoạch bán hàng hàng năm cho cửa hàng.

2. Nhiệm vụ của mỗi nhân viên được

quy định rõ ràng nhưng trách nhiệm vẫn chưa được cụ thể thuộc về ai.

3. Công tác kiểm tra lượng hàng hóa

trong kho không thường xuyên.

4. Hoạt động chiêu thị rất ít.

PHỐI HỢP (W+O)

 Xây dựng và lập ngân sách cho việc

thực hiện kế hoạch Marketing để nhiều khách hàng biết đến tạo điều kiện hoạt động hiệu quả hơn.

PHỐI HỢP (W+T)

 Thường xuyên theo dõi diễn biến của

thị trường để có sự điều chỉnh kịp thời về hàng hoá mua vào, giá cả và quyết định bán hàng.

 Cải thiện hoạt động quản trị doanh nghiệp, kiên quyết thực hiện nghiêm túc kế hoạch đã đề ra có sự tham gia của tất cả các thành viên trong doanh nghiệp.

Nhận xét chung về công tác quản trị tại DNTN Hưng Phú:

Theo phân tích công tác quản trị ở trên chúng ta thấy doanh nghiệp làm ăn chưa đạt hiệu quả cao trong 3 năm, tình hình tài chính cũng như hoạt động kinh doanh luôn biến động dù năm 2007 hoạt động có hiệu quả hơn nhưng vẫn còn tồn tại những hạn chế, nguyên nhân là do phần lớn tác động của thị trường bên ngoài và doanh nghiệp chưa có kế hoạch cũng như chiến lược kinh doanh chặt chẽ. Bên cạnh đó, ta thấy việc thực hiện kế hoạch là tương đối tốt dù trong quá trình thực hiện đã có nhiều biến động từ môi trường kinh doanh. Điều này cho thấy công tác tổ chức điều hành của chủ doanh nghiệp là có hiệu quả tuy vẫn còn nhiều thiếu sót.

Tuy nhiên, việc lập kế hoạch hiện nay ở doanh nghiệp vướng phải vấn đề khá nghiêm trọng đó là xem nhẹ công tác lập kế hoạch hàng năm, chỉ lập ra để phục vụ cho việc tạm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp vào năm sau nên bỏ quên vai trò của nhân viên cửa hàng trong công tác lập báo cáo sơ bộ, xem nhẹ khâu dự báo sơ bộ kế hoạch bán hàng của cửa hàng.

Theo các số liệu kế hoạch và thực tế từ năm 2006 đến năm 2008 của công tác quản trị tại DNTN Hưng Phú ta thấy rằng việc lập kế hoạch kinh doanh hàng năm chủ yếu dựa vào kết quả kinh doanh của năm trước mà không có nghiên cứu kỹ môi trường kinh doanh cho năm sau, không có sự liên kết chặt chẽ trong việc cùng nhau lập kế hoạch, chưa có sự phân chia trách nhiệm để thực hiện kế hoạch.

Điều này tuy có lợi là kế hoạch đề ra không mang tính áp đặt từ trên xuống, không làm cho vai trò của cửa hàng trở nên bị động, nhưng xét về lâu dài, cách quản trị như vậy sẽ làm cho doanh nghiệp không đáp ứng được cạnh tranh và đứng vững được khi mà quản trị của doanh nghiệp không có gì nổi trội hơn so với đối thủ cạnh tranh.

Chương 5

BIỆN PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ TẠI DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN HƯNG PHÚ

Để khắc phục những nhược điểm còn tồn tại của DNTN Hưng Phú đã được đánh giá trong chương 4, trong chương này sẽ đưa ra giải pháp để giải quyết những nhược điểm trên nhằm góp phần nâng cao công tác quản trị doanh nghiệp.

5.1 Biện pháp hoàn thiện công tác lập kế hoạch: 5.1.1 Lập kế hoạch bán hàng: 5.1.1 Lập kế hoạch bán hàng:

Công tác lập kế hoạch bán hàng đòi hỏi phải có sự đóng góp công sức của tất cả các thành viên trong doanh nghiệp, trong đó vai trò của chủ doanh nghiệp là quan trọng nhất vì đây là người chịu trách nhiệm chính, là người hiểu rõ nhất tình hình kinh doanh hiện tại nên sẽ có những dự báo quan trọng cần thiết cho lượng hàng cần mua vào là bao nhiêu để vừa thích ứng được với tình hình bất ổn của thị trường, vừa đáp ứng được nhu cầu cần thiết của người tiêu dùng đem lại doanh thu cho doanh nghiệp. Vì vậy, chủ doanh nghiệp phải ý thức rõ vai trò quan trọng của mình, tiến hành ghi chép cẩn thận những biến động, thay đổi trong doanh số bán h àng tháng và nguyên nhân của sự thay đổi đó. Chủ doanh nghiệp có thể yêu cầu nhân viên kế toán làm phần tính toán hoặc thống kê để chủ doanh nghiệp có thể giảm bớt khối lượng công việc, từ đó có quyết định nhanh, kịp thời và chính xác hơn. Khi xác định nguyên nhân tăng hoặc giảm doanh thu hàng tháng, chủ doanh nghiệp có thể thảo luận với nhân viên bán hàng để thu thập được nhiều thông tin hơn.

Chủ doanh nghiệp có thể làm công việc này như sau:

 Thứ nhất, giao cho mỗi nhân viên quyển sổ cá nhân ghi chép hoạt

động bán hàng để ghi lại những những kiến nghị của tất cả các nhân viên trong tuần và các sự kiện vì hầu hết các nhân viên đều có liên quan đến hoạt động bán hàng của doanh nghiệp. Trong đó:

 Nhân viên bán hàng có nhiệm vụ:

+ Ghi lại những ý kiến của khách hàng về những sản phẩm được khách hàng hỏi mà doanh nghiệp không có, những đòi hỏi của khách hàng có liên quan đến chiêu thị, những góp ý của khách hàng về cách phục vụ của doanh nghiệp.

+ Những sự cố xảy ra do mất mát hay hư hỏng tài sản của doanh nghiệp trong ngày.

+ Những bí quyết mà nhân viên bán hàng đã thực hiện trong công việc nhằm làm giảm gánh nặng cho bản thân. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Các nhân viên trong cửa hàng ghi lại vào sổ góp ý:

+ Những phàn nàn hay bất mãn của mình khi môi trường làm việc không thuận lợi.

+ Những sáng kiến tích cực mới xuất hiện nhằm làm tăng năng suất.

 Thứ hai, kế toán công nợ tiến hành lập 2 bản tổng kết: Bản 1- Doanh

số bán thu tiền mặt, tổng số nợ của tuần trước và các khoản nợ đã thu được trong từng ngày trong tuần; Bản 2- Tên khách hàng và số nợ phải thu của tuần trước. Trong trường hợp khách hàng hẹn lại ngày khác trả thì vẫn phải tổng kết vào danh sách cho đến ngày thu hồi nợ.

Thứ ba, kế toán báo cáo thuế có nhiệm vụ lập bản tổng kết hàng hóa

bán ra, hàng hóa nhập vào và hàng tồn kho trong từng ngày trong tuần được lấy từ thủ kho.

Thứ tư, chủ doanh nghiệp tiến hành thu thập các bảng tổng kết trên và

tổng hợp các quyển sổ cá nhân ghi chép hoạt động bán hàng của các nhân viên thành 1 bản và chia thành 2 phần: phần 1- Nhu cầu và tâm lý khách hàng; phần 2- đánh giá những đóng góp của nhân viên trong doanh nghiệp, chẳng hạn như : nhân viên nào được khách hàng khen trong qua trình bán hàng hoặc có những ý kiến

Một phần của tài liệu Thực trạng và biện pháp hoàn thiện công tác quản trị tại DNTN Hưng Phú.pdf (Trang 63)