Tình hình thu nợ

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả tín dụng đầu tư phát triển tại Ngân hàng Phát Triển Việt Nam chi nhánh Vĩnh Long.pdf (Trang 37 - 39)

Bên cạnh việc cho vay thì công tác thu hồi nợ cũng được Ngân hàng quan tâm rất nhiều, làm sao để thu hồi nợ đúng hạn và đầy đủ vừa đảm bảo vốn hiện có vừa hoàn thành kế hoạch cấp trên giao. Doanh số cho vay theo lĩnh vực của Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh Vĩnh Long giai đoạn 2006 – 2008 cụ thể như sau:

Bảng 5: DOANH SỐ THU NỢ THEO LĨNH VỰC CỦA VDB VĨNH LONG GIAI ĐOẠN 2006 - 2008

ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007 Số tiền % Số tiền % 1. Hạ tầng KT-XH 28.248 39.348 29.301 11.100 39,3 (10.047) (25,5) 2. Nông nghiệp 18.265 34.486 24.744 16.221 88,8 (9.742) (28,2) 3. Công nghiệp 13.430 24.875 21.169 11.445 85,2 (3.706) (14,9) 4. Địa bàn khó khăn 6.446 6.106 3.821 (340) (5,3) (2.285) (37,4) Tổng cộng 66.389 104.815 79.035 38.426 57,9 (25.780) (26,6)

(Nguồn: phòng tổng hợp – Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh Vĩnh Long)

Qua bảng số liệu trên ta thấy tình hình thu nợ của chi nhánh qua 3 năm tăng giảm không đều. Tổng doanh số thu nợ năm 2006 là 66.389 triệu đồng. Nhưng đến năm 2007 doanh số này lên đến 104.815 triệu đồng tăng so với năm 2006 là 38.426 triệu đồng, tăng 57,9%. Nguyên nhân một phần là do nền kinh tế ngày càng phát triển nên việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có hiệu quả, mặc khác chi nhánh còn thu hồi nợ các công trình dự án cho vay từ các năm trước. Tuy nhiên đến năm 2008 chỉ tiêu này giảm xuống còn 79.035 triệu đồng, giảm 26,6% so với năm 2007. Trong năm này tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp trong tỉnh không gặp nhiều thuận lợi do: khủng hoảng kinh tế thế giới, sản phẩm sản xuất ra cung nhiều hơn cầu…

- Cơ cấu hạ tầng kinh tế - xã hội: Đây là ngành có doanh số thu nợ cao nhất. Năm 2007, doanh số cho vay đạt 39.348 triệu đồng, tăng 39,3% so với năm 2006 và giảm xuống còn 29.301 triệu đồng năm 2008, giảm 25,5% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân năm 2007, nền kinh tế trong nước không có nhiều biến động, các doanh nghiệp vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước làm ăn có hiệu quả do được ưu đãi về lãi suất nên công tác thu nợ của ngân hàng không gặp nhiều khó khăn. Nhưng đến năm 2008, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, lạm phát tăng cao, các chủ đầu t ư, khách hàng vay vốn của Ngân hàng Phát triển Việt Nam đang phải chịu lãi suất vay vốn cao của Ngân hàng thương mại, chiếm dụng vốn của Ngân hàng Phát triển Việt Nam để không trả nợ đúng hạn, kể cả phải chịu lãi suất nợ quá hạn. Do lãi suất phạt nợ quá hạn vẫn thấp hơn lãi suất của thị trường. Mặc khác, đối với dự án đã hoàn thành và đưa vào sản xuất bị giảm sút hiệu quả sản xuất kinh doanh do giá cả nguyên vật liệu, chi phí sản xuất tăng cao nên gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc trả nợ. Do đó cán bộ tín dụng cần phấn đấu hơn nữa trong việc quản lý những món vay để trả nợ đúng hạn nhằm đảm bảo hiệu quả hoạt động của Ngân hàng.

- Về nông nghiệp: Doanh số thu nợ năm 2006 đạt 18.265 triệu đồng và doanh số thu nợ tăng lên 34.486 triệu đồng năm 2007, tăng 88,8 % so với năm 2006. Nguyên nhân là do các cơ sở áp dụng biện pháp kỹ thuật làm tăng năng suất thu hoạch cá tra cá basa và giá cá da trơn trên thị trường cao nên việc trả nợ cho ngân hàng chủ động hơn. Hơn nữa do bán được giá nên các cơ sở tập trung đầu tư mở rộng nuôi trồng thủy sản do đó doanh số cho vay và doanh số thu nợ tăng cao. Sang năm 2008, doanh số thu nợ của ngành chỉ đạt 24.744 triệu đồng, giảm 28,2% so với năm 2007. Sự sụt giảm này là do:

+ Sự phát triển nghề nuôi cá theo phong trào, không có sự liên kết giữa người nuôi cá và nhà máy chế biến dẫn đến tình trạng người nuôi không biết về nhu cầu thị trường, người chế biến không biết sản lượng thực tại ao, tạo nên sự mất cân đối giữa quy hoạch, nuôi trồng và chế biến. Trong khi đó giá thức ăn leo thang theo lạm phát. Hệ quả là nguồn cung cá nguyên liệu tăng cao khiến giá cá nguyên liệu giảm.

+ Mặc khác, tình trạng chất lượng cá nguyên liệu giảm, có nhiều lô hàng bị cảnh báo và trả về vì không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Do đó ảnh hưởng đến công tác thu nợ của Ngân hàng.

- Về công nghiệp: Doanh số thu nợ qua các năm tăng giảm không ổn định. Năm 2007, doanh số thu nợ đạt 24.875 triệu đồng, tăng 85,2% so với năm 2006 và giảm xuống còn 21.169 triệu đồng năm 2008, giảm 14,9% so với năm 2007. Nguyên nhân có sự biến động này là do lạm phát cao dẫn đến giá nguyên vật liệu đầu vào để sản xuất thức ăn tăng. Mà nông dân thì đang phải đối mặt với tình trạng không bán được sản phẩm nên việc làm ăn của các cơ sở, doanh nghiệp chế biến thức ăn gặp nhiều khó khăn. Do đó các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất không đủ khả năng trả nợ vay gây khó khăn cho Ngân hàng.

- Về địa bàn kinh tế - xã hội khó khăn: Doanh số thu nợ qua các năm giảm. Năm 2007, doanh số thu nợ giảm 6.106 triệu đồng, giảm 5,3% so với năm 2006 và tiếp tục giảm mạnh còn 3.821 triệu đồng năm 2008, giảm 37,4% so với năm 2007. Nguyên nhân là do giá cả có biến động nên ảnh hưởng đến lợi nhuận của người dân khiến họ đã khó khăn nay còn khó khăn hơn nên khách hàng không thể trả nợ đúng thời hạn gây ảnh hưởng đến công tác thu hồi nợ của Ngân hàng. 28,248 39,348 29,301 18,265 34,486 24,744 13,430 24,875 21,169 6,446 6,106 3,821 0 5,000 10,000 15,000 20,000 25,000 30,000 35,000 40,000 45,000 2006 2007 2008 Năm T ri u đ n g Hạ tầng KT-XH Nông nghiệp Công nghiệp Địa bàn khó khăn

Hình 4: TÌNH HÌNH THU NỢ THEO LĨNH VỰC TẠI VDB VĨNH LONG GIAI ĐOẠN 2006 – 2008

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả tín dụng đầu tư phát triển tại Ngân hàng Phát Triển Việt Nam chi nhánh Vĩnh Long.pdf (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)