- Xây dựng chiến lược cho tín dụng đầu tư phát triển phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đảm bảo mang lại hiệu quả đầu tư:
+ Tăng dần đối tượng cho vay là các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế tập thể, tư nhân – là những thành phần kinh tế năng động, hoạt động có hiệu quả và trả nợ khá tốt trong thời gian qua.
+ Ưu tiên đầu tư những dự án có qui mô lớn, đảm bảo tính cạnh tranh cho sản phẩm dư án.
+ Ưu tiên cho những dự án đầu tư vào các ngành mũi nhọn của tỉnh: kinh tế thủy sản, đặc biệt là công nghệ chế biến thủy sản sử dụng công nghệ mới làm tăng kim ngạch xuất khẩu; đồng thời đây cũng là những dự án sử dụng nhiều lao động, góp phần giải quyết vấn đề về lao động dư thừa hiện nay.
Ngoài ra, trong dài hạn cũng cần phải tính toán đến việc đầu tư cho những dự án như: đầu tư cho các cơ sở dạy nghề, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi…
- Tăng cường mối quan hệ với các cơ quan có thẩm quyền ở địa phương: + Thủ tục vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước do Ngân hàng Phát triển Việt Nam đảm nhiệm còn rườm rà phức tạp vì phải thông qua nhiều cơ quan ban ngành có liên quan. Do đó, để chính sách tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước có sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư thì Ngân hàng Phát triển Việt
Nam chi nhánh Vĩnh Long cần phải tăng cường các mối quan hệ với các cơ quan có thẩm quyền ở địa phương để hỗ trợ các nhà đầu tư sớm hoàn thiện hồ sơ pháp lý theo quy định.
+ Phần lớn các dự án vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước dùng để đầu tư cơ sở hạ tầng cho địa phương. Nên việc trả nợ phụ thuộc vào nguồn ngân sách hằng năm của tỉnh và sự bố trí kế hoạch của các cơ quan có thẩm quyền. Do đó, tăng cường mối quan hệ với cơ quan có thẩm quyền ở địa phương là biện pháp hữu hiệu để giảm nợ quá hạn.
CHƯƠNG 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ