Đối với các khoản cho vay khi đến kỳ trả nợ mà khách hàng không trả đúng hạn thì có thể chuyển sang nợ quá hạn. Nếu khách hàng vì những nguyên nhân khách quan nên không trả được nợ đúng hạn thì có thể làm đơn xin gia hạn nếu được ngân hàng đồng ý thì được gia hạn nợ .Sau khi hết thời gian gia hạn nợ mà khách hàng trong trả được nợ cho Ngân hàng thì nợ đó được chuyển sang nợ quá hạn. Còn nếu khách hàng không xin gia hạn nợ tất yếu Ngân hàng cũng chuyển nợ đó sang nợ quá hạn ngay khi hết hạn.
Nợ quá hạn là biểu hiện rõ nét của chất lượng tín dụng. Vì vậy, Ngân hàng cần tìm ra những nguyên nhân phát sinh nợ quá hạn đồng thời tìm ra những giải pháp để hạn chế nợ quá hạn, nhằm giảm thiểu rủi ro cho Ngân hàng.
Tình hình nợ quá hạn của Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh Vĩnh Long 3 năm qua như sau:
Bảng 7: TÌNH HÌNH NỢ QUÁ HẠN THEO LĨNH VỰC TẠI VDB VĨNH LONG GIAI ĐOẠN 2006 – 2008
ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007 Số tiền % Số tiền % 1. Hạ tầng KT-XH 6.781 5.701 4.978 (1.080) (15,9) (723) (12,9) 2. Nông nghiệp 4.145 4.996 4.204 851 20,5 (792) (15,9) 3. Công nghiệp 3.048 3.604 3.596 556 18,2 (8) (0,2) 4. Địa bàn khó khăn 1.094 885 649 (209) (19,1) (236) (26,7) Tổng cộng 15.068 15.186 13.427 118 0,8 (1.759) (11,6)
Nhìn chung, nợ quá hạn chỉ tập trung ở một số ngành trọng điểm cũng như ở các ngành có dư nợ cho vay cao nhất: hạ tầng kinh tế - xã hội, nông nghiệp nông thôn, công nghiệp. Số lượng nợ quá hạn có xu hướng giảm qua các năm chứng tỏ Ngân hàng đã có nhiều cố gắng trong công tác thu hồi nợ.
- Lĩnh vực kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội: số lượng nợ quá hạn của ngành này chiếm tỷ trọng cao nhất qua các năm. Năm 2007, nợ quá hạn giảm 15,9% so với năm 2006 và tiếp tục giảm 12,9% năm 2008 so với năm 2007. Nguyên nhân chủ yếu là do cán bộ tín dụng đã hoàn thành khá nhiệm vụ được giao nhưng vẫn còn nhiều hạn chế. Nhất là qua các năm ta thấy nợ quá hạn tuy có giảm nhưng vẫn ở mức cao là do đối với những dự án theo chương trình chỉ định của Chính phủ: chương trình kiên cố hóa kênh mương, chương trình tôn nền vượt lũ… nguồn trả chủ yếu từ ngân sách địa phương nên việc trả nợ tùy thuộc vào kế hoạch bố trí nguồn vốn trả nợ của các cơ quan thẩm quyền có liên quan. Chi nhánh chỉ có thể đôn đốc, theo dõi, đề nghị các cơ quan có thẩm quyền trả nợ.
- Lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp: Năm 2007, nợ quá hạn đối với các ngành này tăng cao, tăng 20,5% so với năm 2006 đối với lĩnh vực nông nghiệp nông thôn và tăng 18,2% so với năm 2008 đối với lĩnh vực công nghiệp . Đối với Ngân hàng do địa bàn cho vay phân tán, thiếu cán bộ tín dụng nên việc quản lý khó khăn dẫn đến tình trạng nợ quá hạn tăng cao. Mặc khác, một số khách hàng xin gia hạn nợ đã tới hạn trả nhưng không thể trả nợ, hoặc cố tình chần chừ không trả cho Ngân hàng làm cho nợ quá hạn của Ngân hàng tăng lên. Nhưng đến năm 2008, nợ quá hạn ở các ngành này giảm nhẹ. Do chi nhánh bám sát các đối tượng này để đôn đốc và thu hồi nợ kịp thời ngay khi doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả bằng cách hằng năm các doanh nghiệp phải gởi các báo kết quả hoạt động kinh doanh cho Ngân hàng.
- Địa bàn kinh tế - xã hội khó khăn: Tình hình nợ quá hạn qua các năm giảm đáng kể mặc dù doanh số cho vay hằng năm vẫn tăng. Năm 2008, giảm 26,7% so với năm 2007 do các doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn được ưu đãi về lãi suất và được Ngân hàng tạo mọi điều kiện cho việc vay vốn. Nên từ những khó khăn đó họ đã vươn lên làm ăn có hiệu quả và từng bước trả hết nợ quá hạn của các năm trước.
Tóm lại: số lượng nợ quá hạn tại VDB Vĩnh Long là tương đối cao nên Ngân hàng cần có nhiều biện pháp thiết thực để xử lý để hạn chế rủi ro tín dụng này. 28,248 39,348 29,301 18,265 34,486 24,744 13,430 24,875 21,169 6,446 6,106 3,821 0 5,000 10,000 15,000 20,000 25,000 30,000 35,000 40,000 45,000 2006 2007 2008 Năm T ri ệ u đ ồ n g Hạ tầng KT-XH Nông nghiệp Công nghiệp Địa bàn khó khăn
Hình 6: TÌNH HÌNH NỢ QUÁ HẠN THEO LĨNH VỰC TẠI VDB VĨNH LONG GIAI ĐOẠN 2006 - 2008