Phát triển làng nghề, du lịch sinh thái ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình làng nghề, khu du lịch sinh thái gắn liền với phát triển nông thôn bền vững tại các xã vùng đệm Vườn quốc gia Tam Đảo thuộc huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên.pdf (Trang 31 - 33)

5. Bố cục của luận văn

1.1.2.2. Phát triển làng nghề, du lịch sinh thái ở Việt Nam

1.1.2.2.1. Phát triển làng nghề ở Việt Nam

Các làng nghề đang đóng vai trò tích cực trong việc phát triển ngành tiểu thủ công, ngành nghề truyền thống và nghề mới, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn. Hiện nay cả nước có 2017 làng nghề, thu hút hàng chục vạn cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc các loại hình khác nhau như doanh nghiệp, tổ sản xuất, hộ gia đình.

Xuất khẩu sản phẩm làng nghề đóng vai trò quan trọng trong việc đóng góp giá trị gia tăng cho nền kinh tế mỗi địa phương nói riêng và cả nước nói chung. Các sản phẩm làng nghề Việt Nam đã có mặt ở nhiều nước trên thế giới, trong đó có các thị trường lớn như Hoa Kỳ, EU và Nhật Bản. Năm 1991, xuất khẩu sản phẩm làng nghề cả nước đạt 6,8 triệu USD, năm 2000 là 300 triệu USD và năm 2005 đạt 700 triệu USD. Nhận thức rõ vai trò và tiềm năng kinh tế từ phát triển làng nghề, Chính phủ, các Bộ, ngành đều đã có những chương trình, chính sách nhằm bảo tồn, phát triển làng nghề, phát triển ngành nghề nông thôn.

Tuy nhiên trong qua trình phát triển làng nghề Việt Nam hiện tại đang phải đối mặt với rất nhiều vấn đề như khả năng tổ chức quản lý, thiết bị và nguồn lực tài chính, kiến thức thị trường, kỹ năng marketing, cơ sở hạ tầng và kỹ thuật công nghệ. Bên cạnh đó, chất lượng sản phẩm tại các làng nghề còn chưa đồng đều, mẫu mã sản phẩm không phù hợp với phong cách hiện đại… làm giảm tính cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường, nhất là thị trường quốc tế [23].

Các làng nghề Việt Nam chưa tạo được tour khép kín các dịch vụ như: bến bãi đậu xe, nơi dừng chân tham quan tìm hiểu sản phẩm, khu bán hàng ăn uống, hướng dẫn viên du lịch làng nghề [23].

1.1.2.2.2. Phát triển du lịch, du lịch sinh thái ở Việt Nam

Trong những năm gần đây du lịch Việt Nam đã có bước phát triển mạnh mẽ, tiềm năng của các tài nguyên du lịch được khơi dậy với những nét đặc sắc, phong phú và đa dạng với nhiều loại hình du lịch khác nhau như du lịch dọc theo bờ biển, du lịch tại các đảo ngoài khơi, tại các khu bảo tồn thiên nhiên, các khu di tích lịch sử văn hoá quan trọng như: Du lịch sinh thái Vịnh Hạ Long, Phong nha Kẻ Bảng, đô thị cổ Hội An..., nhiều khu du lịch mới được đầu tư xây dựng như Tuần Châu, Hòn Tre, Mũi Né... đã tạo ra một diện mạo mới nâng cao hình ảnh của du lịch Việt Nam trong bối cảnh hội nhập với du lịch khu vực và thế giới.

Cơ sở vật chất phục vụ khách du lịch đã được nâng lên rõ rệt, nhiều khách sạn, nhà hàng được đầu tư với quy mô lớn, chất lượng cao để phục vụ du khách. Du lịch Việt Nam đã và đang ngày càng hấp dẫn và thu hút nhiều hơn khách du lịch thế giới và trong nước. Chất lượng sản phẩm dịch vụ du lịch được nâng lên rõ rệt, tính chuyên nghiệp trong phục vụ ngày càng được nâng cao, vị thế du lịch Việt Nam được cải thiện đáng kể. Kết quả hoạt động du lịch năm 2007: Khách quốc tế ước đạt 4.171.564 lượt, tăng 17,2% so với năm 2006; Khách du lịch nội địa ước đạt 19, 2 triệu lượt, tăng 9,7% so với năm 2006; Thu nhập xã hội về du lịch ước đạt 56 nghìn tỷ đồng, tăng 9,8%so với năm 2006 [26].

Tuy nhiên, điều mà ngành du lịch cũng như mọi ngành khác đều hướng đến là sự phát triển mang tính bền vững thì vẫn còn nhiều điều đáng bàn.

Chưa thể khẳng định được du lịch Việt Nam đã phát triển bền vững vì còn nhiều vấn đề chưa tốt, đặc biệt là sản phẩm du lịch, các hoạt động vui

chơi chủ yếu là ăn uống, chưa tạo được không khí, màu sắc văn hóa địa phương; chưa có sự đầu tư đúng mức để tạo ra những sản phẩm hấp dẫn, nhất là những chương trình bảng diễn nghệ thuật dân tộc chuyên dành cho du khách; có những thế mạnh chưa khai thác được như du lịch sông nước...

Khi kinh tế phát triển mạnh, tất nhiên du lịch cũng tăng theo, nhất là khách trong nước, nhưng do chưa có chính sách dài hạn, cụ thể, nhất là về đầu tư con người, khách sạn và điểm đến. Nên du lịch Việt Nam vẫn còn nhiều điều bất ổn: Các khách sạn, công trình phục vụ du lịch và giải trí "bung ra" thiếu sự quy hoạch thận trọng, nhiều trường hợp phá hoại các di tích lịch sử và cảnh quan thiên nhiên; nạn kẹt xe, ô nhiễm cũng ảnh hưởng sức hấp dẫn của du lịch Việt Nam; môi trường văn hoá - xã hội chịu tác động của lối sống ngoại lai cũng có những biến đổi xấu đi. Tệ nạn mại dâm, nghiện hút, bệnh xã hội (chèo kéo khách, ăn xin, ăn mày, tranh cướp khách, doạ dẫm, mê tín dị đoan...), ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển du lịch Việt Nam.

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình làng nghề, khu du lịch sinh thái gắn liền với phát triển nông thôn bền vững tại các xã vùng đệm Vườn quốc gia Tam Đảo thuộc huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên.pdf (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)