5. Bố cục của luận văn
3.2.4.2. Giải pháp về cơ chế chính sách
Tích cực triển khai và hướng dẫn thực hiện để các làng nghề nông thôn trên địa bàn huyện được hưởng các các chính sách theo Quyết định số:2020/QĐ-UB ngày 28/8/2003 của UBND tỉnh Thái Nguyên về ban hành chính sách khuyến khích phát triển làng nghề nông thôn trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên (Sở Nông Nghiệp &PTNT đã hướng dẫn tại văn bản số 314 /CV-HD- NN ngày 04/5/2004).
Trên cơ sở chế độ chính sách của Trung ương, của Tỉnh cần ưu tiên cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân vay vốn để đầu tư xây dựng mới và mở rộng quy mô sản xuất các ngành nghề; tạo mọi điều kiện cho các đối tượng vay vốn ưu đãi với lãi xuất thấp, định mức và thời gian vay phù hợp để phát triển ngành nghề.
Vận dụng các chính sách miễn giảm thuế với các cơ sở sản xuất trong những năm đầu để khuyến khích ngành nghề phát triển.
Cấp uỷ Đảng các cấp, đặc biệt là ở cấp xã có Nghị quyết về phát triển kinh tế địa phương theo các lĩnh vực: Làng nghề nông thôn, du lịch ở đơn vị mình và định kỳ kiểm điểm, kiểm tra đôn đốc thực hiện.
Tăng cường trách nhiệm của UBND xã, Thị trấn, các ngành chức năng để thực hiện quản lý Nhà nước, cụ thể:
Chính quyền địa phương tạo điều kiện thuận lợi cho cho việc thuê đất để phát triển ngành nghề nông thôn, giải quyết việc làm cho người lao động. Có chính sách miễn giảm thuế đất và tiền thuê đất để mở rộng quy mô phát triển ngành nghề.
Cần nâng cao vai trò, năng lực của đội ngũ cán bộ ở các xã vì thực tế cho thấy đây là lực lượng có quyết định rất lớn tới sự phát triển của các làng nghề nhất là việc tiếp thu nghề mới.
Tuyên truyền, phổ biến luật Du lịch đến các chủ thể liên quan đến hoạt động du lịch, Nhà nước thực hiện nhiệm vụ quản lý các hoạt động du lịch diễn ra trên địa bàn theo luật định
Khuyến khích và tạo điều kiện để huy động sự tham gia và đóng góp của các tổ chức và cá nhân vào việc bảo vệ tài nguyên, môi trường du lịch.