Về tình hình đầu tư cho sản xuất

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình làng nghề, khu du lịch sinh thái gắn liền với phát triển nông thôn bền vững tại các xã vùng đệm Vườn quốc gia Tam Đảo thuộc huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên.pdf (Trang 61 - 65)

5. Bố cục của luận văn

2.4.1.1. Về tình hình đầu tư cho sản xuất

Đầu tư cho trồng chè do mô hình kinh tế hộ đảm nhận, bình quân mỗi hộ sản xuất chè có 1650 m2

chè. Sản xuất chè ở huyện Đại Từ đã dần mang tính chất hàng hoá.

Trong những năm gần đây Nhà nước và nhân dân huyện Đại Từ đã mạnh dạn đầu tư vào sản xuất chè. Các lĩnh vực tập trung đầu tư: Nghiên cứu phát triển giống chè mới, trồng mới, cải tạo chè xuống cấp, thâm canh chè cao sản, sản xuất chè sạch, chè hữu cơ, đầu tư cho công tác khuyến nông và xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất chè. Nhưng hiện nay đầu tư cho sản xuất

giống mới quy mô còn nhỏ chưa đáp ứng được nhu cầu về giống mới của nhân dân, cơ cấu giống mới được đầu tư tăng dần theo từng năm. Hoạt động trồng mới, thâm canh, cải tạo chè xuống cấp... được đầu tư mạnh. Cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất chè đã được đầu tư nhưng chưa nhiều đặc biệt là hệ thống thuỷ lợi. Kết quả thực hiện qua các năm như sau:

- Diện tích: Diện tích chè được đầu tư mở rộng, diện tích chè kinh doanh

được tăng lên hàng năm. Kết quả qua các năm như sau:

Bảng 14: Diện tích chè qua các năm

Năm Phạm vi ĐVT Tổng số Chia ra Chè kinh doanh Chè KTCB 2005 Toàn huyện Ha 4.969 4.570 399

Địa bàn nghiên cứu Ha 1.451 1.319 132

2006 Toàn huyện Ha 5391 4811 580

Địa bàn nghiên cứu Ha 1.571 1.346 225

2007 Toàn huyện Ha 5112 4743 369

Địa bàn nghiên cứu Ha 1.986 1.800 186

Nguồn: Phòng NN & PTNT huyện

- Trồng chè mới, giống mới:

Giống chè mới đã được quan tâm đưa vào sản xuất, chủ yếu là các giống chè nhập nội, chè lai cho năng suất và chất lượng cao như chè LDP1, TRI 777, Bát Tiên, Phúc Vân Tiên, Hùng Đỉnh Bạch. Diện tích trồng mới chè cơ bản được chuyển đổi từ diện tích vườn đồi tạp, diện tích đất cấy lúa 1 vụ bấp bênh, một phần là trồng lại trên đất chè cũ. Từ năm 2005 các diện tích trồng mới, trồng lại đều được sử dụng giống chè cành cho năng xuất, chất lượng cao thay thế các giống chè cũ.

Bảng 15: Kết quả trồng chè qua các năm Năm Phạm vi ĐVT Tổng số Chia ra Giống cũ (Trồng bằng hạt) Giống mới (Trồng bằng cành) 2004 Toàn huyện Ha 150,6 7,6 143

Địa bàn nghiên cứu Ha 26 3 23

2005

Toàn huyện Ha 145,5 - 145,5

Địa bàn nghiên cứu Ha 48 - 48

2006

Toàn huyện Ha 220 - 220

Địa bàn nghiên cứu Ha 57 - 57

2007

Toàn huyện Ha 150 - 150

Địa bàn nghiên cứu Ha 54 - 54

(Nguồn: Phòng NN & PTNT huyện) Năng suất, sản lượng chè búp tươi:

Do áp dụng các biện pháp kỹ thuật và thâm canh, cải tạo chè, đặc biệt tập trung chỉ đạo thâm canh tăng năng suât chè nên năng suất bình quân toàn huyện trong 3 năm tăng mạnh từ 73 tạ/ha (năm 2005) lên 91 tạ/ha (năm 2007). Năm 2007 năng suất đạt 91 tạ/ha, sản lượng chè búp tươi đạt 43.223 tấn. Năng xuất chè thâm canh cao sản luôn đạt từ 100 - 125 tạ/ha.

Bước đầu áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất như tưới nước chè vụ Đông, làm bể chứa trên đất dốc, tiến hành thực hiện và đạt kết quả chương trình phương pháp quản lý dịch hại tổng hợp giúp nhân dân nắm chắc quy trình công nghệ sản xuất chế biến chè và đặc biệt là việc thay đổi cách sử dụng thuốc trừ sâu. Đưa giống mới vào sản xuất: LDP1, LDP2.

Bảng 16: Năng suất, sản lƣợng chè

Năm Phạm vi Diện tích chè

kinh doanh (ha)

Năng suất (Tạ/ha) Sản lƣợng (Tấn) 2005 Toàn huyện 4.570 73,0 33.361

Địa bàn nghiên cứu 1.319 70 9.233

2006

Toàn huyện 4.811 75 36.083

Địa bàn nghiên cứu 1.346 73 9.826

2007

Toàn huyện 4.743 91 43.223

Địa bàn nghiên cứu 1800 89 16.020

(Nguồn: Phòng NN & PTNT huyện)

- Về cơ chế chính sách:

Xác định cây chè là cây xoá đói, giảm nghèo và vươn lên làm giàu, Uỷ ban nhân dân huyện huy động các nguồn vốn để cho vay đầu tư sản xuất chè như: Nguồn vốn ADB, nguồn vốn tín dụng, nguồn vốn vay ưu đãi..., khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư vào diện tích đất chưa sử dụng để phát triển kinh tế trang trại; phát triển kết cấu hạ tầng vùng chè, diện tích chè cải tạo được miễn thuế 3 năm.

Hàng năm bố trí nguồn ngân sách tỉnh, ngân sách huyện để trợ giá giống, hỗ trợ tập huấn kỹ thuật mới từ các ô mẫu về thâm canh, cải tạo, trồng mới và chế biến chè cho nông dân trồng chè.

Các đơn vị như Hội nông dân, Hội liên hiệp phụ nữ, Trạm vật tư nông nghiệp huyện, công ty cổ phần chè Quân Chu đã vận dụng tốt cơ chế cho các hộ nông dân mua phân bón theo hình thức trả chậm để đầu tư phát triển sản xuất chè, trong 3 năm (2005 - 2007) đã cung ứng trên 10.000 tấn phân bón các loại.

Bảng 17: Kết quả huy động vốn cho đầu tƣ sản xuất chè TT Nội dung 2001 - 2005 2006 2007 Tổng số 53,328 11,000 110,547 1 Nguồn vốn ADB 5.300 - 161 2 Trung hạn 43.225 10.120 101.595 3 Ngắn hạn 4.803 880 8.791

(Nguồn: Phòng NN & PTNT huyện)

Tóm lại: Việc đầu tư cho sản xuất chè ở huyện Đại Từ đã mang tính chất hàng hoá. Các chỉ tiêu kế hoạch đã hoàn thành và vượt mức kế hoạch đặt ra. Tuy nhiên kết quả đầu tư chưa tương xứng so với tiềm năng của huyện.

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình làng nghề, khu du lịch sinh thái gắn liền với phát triển nông thôn bền vững tại các xã vùng đệm Vườn quốc gia Tam Đảo thuộc huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên.pdf (Trang 61 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)