Những hạn chế và nguyên nhân trong sản xuất, chế biến

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình làng nghề, khu du lịch sinh thái gắn liền với phát triển nông thôn bền vững tại các xã vùng đệm Vườn quốc gia Tam Đảo thuộc huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên.pdf (Trang 75)

5. Bố cục của luận văn

2.4.1.7. Những hạn chế và nguyên nhân trong sản xuất, chế biến

thụ chè huyện Đại Từ

2.4.1.7.1. Hạn chế

Người nông dân sản xuất chè còn thiếu vốn cho đầu tư sản xuất đặc biệt là đầu tư cơ giới hóa quá trình sản xuất, mặc dù đã được nhà nước hỗ trợ nhưng lượng hỗ trợ còn quá ít và thời gian cho vay quá ngắn (3 năm) trong khi tuổi thọ của cây chè từ 40-45 năm trong thời gian chè kiến thiết cơ bản (3 năm) chưa có thu nhập hoặc có thu nhập thì rất ít.

Năng xuất chè tuy đã được tăng lên hàng năm nhưng vẫn chưa khai thác được hết năng xuất tiềm năng của cây chè. Sản lượng chè mang tính chất thời vụ 80% sản lượng chè tập trung ở quý II, quý III gây ra tình trạng căng thẳng về lao động còn ở quý I và quý IV lãng phí do quá nhàn dỗi.

Chất lượng sản phẩm chè còn chưa cao, đầu tư cho các sản phẩm chè đặc sản, chè có giá trị cao còn ít. Tình trạng sử dụng thuốc trừ sâu tuy có giảm nhưng vẫn vượt mức kỹ thuật cho phép, nhiều khi người dân quá lạm dụng gây mất lòng tin cho người tiêu dùng.

Về chế biến công nghiệp chủ yếu sơ chế để làm chè nguyên liệu, chưa có kế hoạch, định hướng đầu tư tinh chế các sản phẩm từ chè. Về chế biến hộ gia đình chế biến theo phương thức thủ công cải tiến, máy móc đưa vào sản xuất không đảm bảo về mặt kỹ thuật và công nghệ sản xuất chè vì vậy chất lượng chè còn thấp và không đồng đều giữa các lần sản xuất.

Tiêu thụ chè chủ yếu là nội tiêu qua tư thương dẫn đến tình trạng bất ổn định về thị trường. Các doanh nghiệp không thể chủ động được nguồn hàng dẫn đến hạn chế không dám ký các hợp đồng lâu dài.

2.4.1.7.2. Nguyên nhân

Là một huyện miền núi, nền kinh tế có xuất phát điểm thấp, sản xuất còn mang tính chất manh mún, sản xuất hàng hoá phát triển chậm, sản phẩm làm ra không có sức cạnh tranh.

Kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất còn nhiều yếu kém. Hệ thống đường tỉnh, đường huyện và đường liên xã chủ yếu là đường đất và cấp phối, trên các tuyến đường nhất là đường tỉnh lộ (đường ĐT261, ĐT264, ĐT263) bị sông suối chia cắt nhiều nhưng hầu hết chưa có cầu nên mùa mưa thường bị ách tắc giao thông, ảnh hưởng nhiều đến thông thương hàng hoá. Hệ thống đường giao thông tới các vùng chè nguyên liệu chưa được đầu tư. Hệ thống thuỷ dựng đã xây dựng từ lâu không thiết kế cho tưới tiêu cho chè, hệ thống thuỷ lợi vùng đồi chưa được triển khai xây dựng.

Chưa xây dựng được thương hiệu cho sản phẩm chè của địa phương. Các sản phẩm tiêu thụ ra thị trường đều là sản phẩm thô không có nhãn mác, mã vạch, nguồn gốc xuất xứ. Người tiêu dùng không phân biệt được sản phẩm của địa phương nào, chất lượng ra sao, có đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm không.

Chưa có hệ thống quản lý chất lượng chè xuyên xuốt từ tỉnh đến huyện đến xã, sản xuất chè ở địa phương còn manh mún, nhỏ lẻ, không tuân thủ theo quy trình kỹ thuật nên chất lượng chè chênh lệch đáng kể và việc quản lý chất lượng sản phẩm không kiểm soát được.

Chưa tạo lập được mối liên hệ giữa các doanh nghiệp chế biến và các hộ sản xuất chè, nên khi giá cả thị trường tăng lên người trồng chè bỏ nhà máy bán nguyên liệu cho tư thương. Việc cấp phép thiếu quy hoạch các cơ sở chế biến đã phá vỡ sự cân đối vùng nguyên liệu dẫn đến việc cạnh tranh, ép giá...

2.4.2. Nghề trồng nấm thực phẩm và nấm dƣợc liệu

Năm 2006, UBND huyện Đại Từ đã triển khai dự án “Xây dựng mô hình trồng nấm thực phẩm và nấm dược liệu trên địa bàn huyện Đại Từ” nhằm đào tạo, chuyển giao công nghệ sản xuất nấm thông qua việc xây dựng mô hình để làm cơ sở chuyển dịch cơ cấu sản xuất, phát triển nông nghiệp và nông thôn, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động nông thôn, nhất là các hộ dân ở vùng bán ngập Hồ Núi Cốc, từ các mô hình này sẽ làm cơ sở để nhân ra diện rộng trên địa bàn huyện.

2.4.2.1. Tình hình cơ bản của hộ điều tra

+ Lao động và sử dụng lao động của các hộ điều tra: Lao động tham gia vào sản xuất 1 tấn nguyên liệu nấm trung bình 1.12 người/hộ. Toàn bộ các hộ sử dụng lao động hộ gia đình và tận dụng được thời gian nhà rỗi của nhà nông để tổ chức sản xuất nấm

+ Tình hình trang thiết bị và công nghệ của hộ điều tra: Thiết bị công nghệ sản xuất nấm quy mô hộ gia đình mang tính giản đơn. Do quy mô sản xuất nhỏ lẻ nên toàn bộ xã chỉ cần thiết đầu tư một lò hấp thanh trùng đặt tại hộ trung tâm. Quy trình sản xuất, đóng gói bịch nấm đều được thực hiện theo phương thức thủ công.

+ Tình hình huy động và sử dụng vốn của hộ điều tra: Vốn trong sản xuất kinh doanh chiếm vị trí quan trọng, quyết định đến quy mô, hiệu quả sản suất và thu nhập của các hộ. Để tổ chức sản xuất 1tấn nguyên liệu nấm cần lượng vốn nhỏ từ 1-2 triệu đồng, mức chi phí này phù hợp với khả năng tài chính của các hộ gia đình nên các hộ huy động nguồn vốn tự có để đầu tư sản xuất. Ngoài ra các hộ còn có thể tận dụng nhà cửa sẵn có, nguồn nguyên liệu rơm rạ tại gia đình để tổ chức sản xuất. Phần vốn chủ yếu đầu tư mua giống, phân bón, vật tư và làm nhà xưởng.

Bảng 22: Tình hình cơ bản của các hộ sản xuất nấm (Tính bình quân /hộ)

Diễn giải ĐVT quân Bình

I. Lao động

- Lao động gia đình Người 1,12

II. Tƣ liệu sản xuất

- Nhà trồng nấm m2 55,9

- Máy sấy Chiếc 1/50hộ

III. Vốn

- Tổng số Tr. đồng 5,90

Trong đó: + Vốn hiện vật Tr. đồng 4,15

+ Vốn tiền mặt Tr. đồng 1,75

- Cơ cấu nguồn vốn % 100

+ Vốn tự có % 100

+ Vốn đi vay % 0

(Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra của tác giả)

2.4.2.2. Đánh giá hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất nấm

+ Chi phí trung bình cho 1 tấn nguyên liệu/1 hộ

Bảng 23 : Chi phí cho sản xuất nấm của hộ điều tra

Diễn giải ĐVT Bình quân 1 tấn NL/1 hộ Ghi chú Số lƣợng (Nghìn đồng) Giá trị

1. Chi phí trung gian 1.106

- Nấm giống Kg 15 270 - A xít Cit ric Kg 1 36 - Bột nhẹ Kg 30 90 - Đạm Sulphat Amoni Kg 20 116 - Rơm rạ Tấn 1 210 - Muối khô kg 100 84 - Đạm U rê kg 5 35 - Supelân kg 30 59

- Chi khác: Điện, nước, CCDC... Nghìn đồng 206

2. Khấu hao TSCĐ Nghìn đồng 135

Tổng chi phí Nghìn đồng 1.241

- Trong cơ cấu phân bổ chi phí: Chi phí trung gian chiếm tỷ trọng lớn trung bình 1.106 nghìn đồng cho 1 tấn nguyên liệu chiếm 89% tổng chi phí. Chi phí cho khấuhao tài sản cố định chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng chi phí.

Là địa phương phát triển từ sản xuất nông nghiệp nên nhiều hộ đã tận dụng được các nguyên liệu, cơ sở vật chất sẵn có của gia đình để đưa vào nuôi trồng nấm như: Rơm, rạ, nhà bếp, chuồng lợn không còn sử dụng... nên đã tiết kiện được một phần chi phí sản xuất. Tuy nhiên cách thức sản xuất này chỉ phù hợp cho quy mô sản xuất nhỏ lẻ. Khi thực hiện sản xuất lên quy mô lớn yêu cầu các hộ cần phải tiếp tục đầu tư và tích lũy nguyên liệu, tận dụng lợi thế sản xuất quy mô lớn để tiết kiệm chi phí.

+ Hạch toán quá trình tổ chức sản xuất nấm cho 1 tấn nguyên liệu

Qua điều tra thức tế các hộ sản xuất nấm mỡ: Năng suất trung bình đạt 213 kg/1 tấn nguyên liệu. Giá bán trung bình: 10.000 đồng/kg.

Bảng 24: Kết quả sản xuất nấm của hộ điều tra

Diễn giải Đơn vị tính Bình quân

(Nghìn đồng) Ghi chú

1. Giá trị sản xuất (GO) Nghìn đồng 2.130

2. Chi phí trung gian (IC) Nghìn đồng 1.106

3. Giá trị gia tăng (VA) Nghìn đồng 1.024

4. Thu nhập hỗn hợp (MI) Nghìn đồng 889

* Một số chỉ tiêu hiệu quả

- TGO=GO/IC Lần 1,926

- TVA=VA/IC Lần 0,926

- TMI=MI/IC Lần 0,804

5. MI/ công lao động gia đình Nghìn đồng/LĐ 794 6. VA/công lao động gia đình Nghìn đồng/LĐ 914

- Giá trị gia tăng (VA) trung bình của các hộ sản xuất đạt khá cao, trung bình đạt 1.024 nghìn đồng/1 hộ, tính cho lao động gia đình đạt 914 nghìn đồng/1lao động.

- Thu nhập hỗn hợp (MI) trung bình đạt khá cao, trung bình đạt 889 nghìn đồng/1 hộ, tính cho lao động gia đình đạt 794 nghìn đồng/1lao động.

- Tỷ suất lợi nhuận theo chi phí (TGO) tính bình quân cho các hộ là 1.926 lần, có nghĩa là nếu cứ đầu tư 1.000 đồng chi phí thì thu được giá trị là 1.926 đồng tăng thêm 926 đồng. Như vậy tỷ suất lợi nhuận tính theo chi phí của hoạt động sản xuất nấm khá cao thể hiện các hộ có thể tiếp tục đầu tư hơn nữa cho hoạt động này để đạt hiệu quả kinh tế.

- Thu nhập hỗn hợp trung bình cho 1 lao động hộ gia đình /1 tấn nguyên liệu đạt 794 nghìn đồng.

- Giá trị gia tăng trung bình cho 1 lao động gia đình/1tấn nguyên liệu đạt 914 nghìn đồng/1 lao đông.

+ So sánh thu nhập hộ điều tra trước và sau đầu tư trồng nấm

Bảng 25: Thu nhập bình quân của các hộ điều tra

ĐVT: Triệu đồng/hộ

Diễn giải Trƣớc khi trồng nấm (năm 2006) Sau khi trồng nấm (năm 2007) So sánh sau/trƣớc (%) Thu nhập từ trồng lúa 6,76 7,26 107 Thu nhập từ trồng chè 1,77 2,05 116

Thu nhập từ chăn nuôi 1,33 1,43 108

Thu nhập từ trồng nấm 0 1,12

Thu nhập khác 0,92 1,06 115

Cộng 10,78 12,92 120

Từ kết quả điều tra cho thấy thu nhập bình quân hộ gia đình tăng lên đáng kể năm 2006 đạt trung bình 10,776 triệu đồng/hộ, năm 2007 khi triển khai trồng nấm thí điểm thì thu nhập của hộ tăng lên là 12,936 triệu đồng tăng 20%. Phần tăng thêm của thu nhập hộ gia đình này do nhiều nguyên nhân như: Tăng trưởng của các ngành trồng trọt, chăn nuôi, đầu tư phát triển nghề mới, nghề trồng nấm.

2.4.2.3. Hiệu quả kinh tế xã hội

Phát triển sản xuất nấm góp phần phát triển kinh tế xã hội bền vững: Thứ nhất: Tạo điều kiện hình thành ngành nghề mới phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương. Góp phần chuyển dịch cơ cấu sản xuất, phát triển nông nghiệp và nông thôn, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động nông thôn.

Thứhai: Tận dụng nguồn nguyên liệu sẵn có của địa phương (Rơm rạ, mùn cưa, thân gỗ, thân, lõi, ngô...) để sản xuất đồng thời tạo ra nguồn phân hữu cơ có giá trị trong việc cải tạo chất lượng đất.

2.4.2.4. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất nấm trên địa bàn huyện địa bàn huyện

Giá thành sản phẩm là một trong những yếu tố quyết định đến hiệu quả sản xuất kinh doanh. Nó chịu ảnh hưởng và tác động của nhiều yếu tố. Qua quá trình tìm hiểu và điều tra thực tế tại các hộ trồng nấm thuộc làng nghề xã Văn Yên huyện Đại Từ, theo đánh giá bước đầu cho thấy, giữa các hộ có quy mô sản xuất khác nhau, năng xuất sản xuất khác nhau có sự chênh lệch tương đối về giá thành sản phẩm.

* Từ kết quả điều tra sản xuất nấm tại làng nghề xã Văn Yên (phụ bảng số 01), Tác giả giả thuyết:

H1: Quy mô sản xuất ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm. H2: Năng xuất sản xuất ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm.

Sử dụng mô hình hồi quy tuyền tính: Y=a0+a1*X1+a2*X2 Y - Giá thành sản phẩm (Nghìn đồng)

a0 - Hệ số chặn.

a1, a2 - hệ số của các biến độc lập quy mô, năng xuất. X1 - Quy mô sản xuất nấm của hộ (Tấn nguyên liệu) X2 - Năng xuất sản xuất nấm của hộ (kg/tấn nguyên liệu) Sử dụng phương pháp hồi quy để phân tích ta có kết quả.

Bảng 26: Phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến giá thành SX nấm

R2adj=0.79642, F=96.8455196; Sig=2.1379E-17 C o ef fi ci en ts S ta n d a rd E rr o r t S ta t P -v a lu e H yp o th es is T es t re su lt s Intercept 10,77696 0,4549916 23,68605 8,9617E-28 X1 0,030376 0,160043 0,189797 0,85028542 H1 Không có ý nghĩa X2 -0,02162 0,0015982 -13,5271 8,0431E-18 H2 Có ý nghĩa

(Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra của tác giả)

Từ kết quả phân tích bảng 26 cho thấy: - Mô hình hồi quy:

Y= 10,77696 + 0,030376*X1 - 0,02162*X2. (1)

R2adj = 0.79642 có nghĩa là 80% thay đổi của giá thành có thể giải thích bằng mô hình, do tác động của các yếu tố có trong mô hình.

Với mức ý nghĩa thống kê của F = 2.1379E - 17 có nghĩa với độ tin cậy đạt 99,99%.

- P-value X1 = 0,85 có nghĩa là biến quy mô không có ý nghĩa thống kê, vì vậy không có cơ sở để khẳng định quy mô sản xuất nấm có ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm.

- P-value X2= 8,0431E-18 có nghĩa là có cơ sở để khẳng định năng suất sản xuất nấm có ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm.

- Coefficients biến năng xuất = -0,02162 <0 có nghĩa là giá thành sản xuất nấm tỷ lệ nghịch với năng xuất sản xuất sản phẩm, tức là năng xuất sản xuất tăng lên giá thành sản phẩm sẽ giảm xuống.

Từ mô hình hồi quy (1) có thể giải thích mối quan hệ giữa năng xuất và giá thành sản phẩm như sau: Nếu các yếu tố khác không thay đổi khi tăng năng xuất sản xuất sản phẩm lên 1 kg thì giá thành sản phẩm sẽ giảm là 0,02162 nghìn đồng. Vì vậy, các hộ cần thiết tập trung đầu tư để tăng năng xuất lao động nhằm hạ giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả sản xuất nấm.

* Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập hộ gia đình trước và sau khi trồng nấm.

Qua quá trình tìm hiểu và điều tra thực tế tại các hộ trồng nấm thuộc làng nghề xã Văn Yên, huyện Đại Từ, thu nhập của các hộ điều tra chủ yếu từ hoạt động sản xuất nông nghiệp (trồng lúa, trồng chè, chăn nuôi gia súc, gia cầm), một số hộ có ngành nghề phụ như: nghề may, làm mỳ, làm nem... Theo đánh giá bước đầu cho thấy giữa các hộ có diện tích canh tác khác nhau, số lao động khác nhau, vốn đầu tư khác nhau thì có sự chênh lệch tương đối về thu nhập. Tác giả giả thuyết:

H1: Diện tích canh tác ảnh hưởng đến thu nhập hộ gia đình . H2: Lao động ảnh hưởng đến giá thu nhập hộ gia đình. H3: Vốn đầu tư ảnh hưởng đến giá thu nhập hộ gia đình

Sử dụng mô hình hồi quy tuyền tính: Y=a0+a1*X1+a2*X2+a3X3 Y - Tổng thu nhập trong năm của hộ gia đình (Triệu đồng) a0 - Hệ số chặn.

a1, a2, a3 - hệ số của các biến độc lập diện tích canh tác, lao động, vốn đầu tư.

X1 - Diện tích canh tác của hộ (ha) X2 - Số lao động của hộ (Lao động) X3 - Vốn đầu tư của hộ (Triệu đồng)

+ Sử dụng phương pháp hồi quy để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập hộ gia đình trước khi trồng nấm ta có kết quả.

Bảng 27: Phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến thu nhập hộ gia đình trƣớc khi trồng nấm R2adj=0.8577329, F=99.47416; Sig=3.989E-20 C o ef fi ci en ts S ta n d a rd E rr o r t S ta t P -v a lu e H yp o th es is T es t re su lt s Intercept 1,0288438 0,608774 1,6900259 0,0977901 X1 7,6923104 1,2411574 6,1976914 1,463E-07 H1 Có ý nghĩa X2 0,4139837 0,2585511 1,6011679 0,1161859 H2 Không có ý nghĩa X3 0,5867389 0,0564589 10,392317 1,18E-13 H3 Có ý nghĩa

(Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra của tác giả)

Từ kết quả phân tích bảng 27 cho thấy: - Mô hình hồi quy:

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình làng nghề, khu du lịch sinh thái gắn liền với phát triển nông thôn bền vững tại các xã vùng đệm Vườn quốc gia Tam Đảo thuộc huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên.pdf (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)