III. Đánh giá tình hình chất lợng sản phẩm tại Công ty.
3. Nguyên nhân của những tồn tại:
• Để công ty có thể đi lên trong cơ chế thị trờng thì điều quan trọng là công ty phảibiết tận dụng và khai thác mọi thế mạnh của mình, cũng nh phát hiện ra đợc điểm yếu, những vớng mắc còn tồn tại trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Trên cơ sở đó, Công ty phải phân tích, đánh giá và tìm ra những nguyên nhân cơ bản nhất thiết thực nhất gây ra những tồn tại để từ đó có những biện pháp tối u để khắc phục. Dới đây là những nguyên nhân cơ bản nhất gây ra những tồn tại đối với chất lợng sản phẩm, cũng nh công tác quản lý chất lợng sản phẩm ở công ty Cơ khí và Xây lắp số 7.
3.1 Nguyên nhân khách quan:
Trong quá trình chuyển đổi sang cơ chế thị trờng một cách nhanh chóng, những nếp nghĩ và nề lối làm việc trong cơ chế kế hoạch tập trung không thay đổi kịp. Bản thân ngời công nhân cha quan niệm rằng chất lợng sản phẩm cũng nh quản lý chất lợng nói chung là quyền lợi và nghĩa vụ của mình.
Mặt khác, ngành cơ khí nói chung gặp nhiều khó khăn, tình trạng thua lỗ kéo dài. Tính cạnh tranh trên thị trờng của ngành Cơ khí, không gay gắt nh một số ngành khác nh: may mặc, giầy dép. Do đó thiếu sự trợ giúp của Đảng và Chính phủ trong công tác đầu t vốn, mở rộng sản xuất kinh doanh hơn các ngành khác. Chính vì vậy, hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành Cơ khí nói chung và của Công ty nói riêng không đạt hiệu quả cao. Không thu hồi đủ vốn đầu t, để có thể tái sản xuất mở rộng, đầu t cải tiến máy móc thiết bị, dẫn đến tình trạng máy móc thiết bị càng lạc hậu.
Các thị trờng đầu vào cho ở nớc ta phát triển chậm nh; thị trờng vốn, thị trờng lao động cho nên dẫn đến tình trạng các công ty thiếu lao động giỏi, thiếu nguồn lực về tài chính. Cơ chế vốn và hoạt động của Ngân hàng còn nhiều yếu kém làm cho việc huy động vốn để hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu t máy móc thiết bị gặp nhiều khó khăn. Mặt khác, do sự suy thoái của nền kinh tế Mỹ đã ảnh hởng xấu đến các lĩnh vực kinh tế trong đó ngành Cơ khí.
3.2 Nguyên nhân chủ quan:
Nguyên nhân đầu tiên phải nói đến là máy móc thiết bị của công ty lạc hậu, cũ kỹ, không đồng bộ.Với trang thiết bị nh vậy thì không thể nào sản xuất ra sản phẩm có chất lợng cao, đáp ứng đợc sự thay đổi nhu cầu nhanh chóng của các đối tác, trong thời đại ngày nay. Tuy gần đây, công ty có đầu t thêm trang thiết bị nhng cũng chỉ là chắp vá.
Thêm vào đó, quá trình tổ chức sản xuất của công ty không thật hợp lý. Sản phẩm phải qua nhiều công đoạn nhng giữa những công đoạn này không liên hoàn, không tạo thành dây chuyền, việc bố trí phân xởng quá bất hợp lý. Sản phẩm di chuyển vòng vo làm gián đoạn quá trình sản xuất. Do đó, giá thành sản phẩm tăng lên, làm giảm khả năng cạnh tranh về giá. Nguyên vật liệu đầu vào không ổn đinh cả về số lợng và chất lợng.
Ngoài ra còn do công ty cha có biện pháp để công nhân tự giác làm việc, tự giác nâng cao chất lợng sản phẩm. Một phần do nhân thức của cán bộ, công nhân viên cha thật rõ ràng. họ vẫn mơ hồ về khái niệm chất lợng và quản lý chất lợng; mặc dù công ty đã áp dụng thành công hệ thống quản lý chất lợng ISO 9002. Thêm vào đó, cán bộ KCS kiểm tra sản phẩm cuối cùng thì cũng không giải quyết gì đợc nhiều, sản phẩm hỏng thì đã hỏng rồi. Hơn nữa, trình độ của họ cũng hạn chế, dụng cụ kiểm tra thì thiếu cho nên sản phẩm lỗi dễ dàng đợc chấp nhận. Đồng thời là sự thiếu tự giác của công nhân và cán bộ. Công nhân biết sản phẩm hỏng nhng vẫn cứ làm còn cán bộ KCS biết sản phẩm hỏng nhng vẫn cứ làm ngơ.
Nói tóm lại, lỗi về chất lợng phần lớn thuộc về nhà quản lý. Lãnh đạo, bộ máy quản lý mà không chịu thay đổi t duy về chất lợng và quản lý chất l- ợng. áp dụng ISO nh là một cái mốt không chịu cải tiến, đổi mới nâng lên những tầm cao hơn. Duy trì hệ thống quản lý lạc hậu, với các phòng ban cồng kềnh, chỉ tập trung đến kiểm tra khắc phục chứ không quan tâm đến phòng ngừa. Nh vâỵ, chất lợng sản phẩm liệu có nâng cao đợc hay không.
Phần III. Một số biện pháp nâng cao chất lợng sản phẩm ở Công ty Cơ khí và Xây lắp số 7