Phương pháp thu thập thông tin

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của các khu công nghiệp đến đời sống hộ nông dân ở huyện Phổ Yên tỉnh Thái Nguyên.pdf (Trang 44 - 48)

5. Bố cục của luận văn

1.2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin

a. Thu thập thông tin thứ cấp (tài liệu đã được công bố sẵn)

Đây là các số liệu từ các công trình nghiên cứu trước được lựa chọn sử dụng vào mục đích phân tích, minh họa rõ nét về nội dung nghiên cứu. Nguồn gốc của các tài liệu này đã được chú thích rõ trong phần “Tài liệu tham khảo”. Nguồn tài liệu này bao gồm:

- Các sách, báo, tạp chí, các văn kiện Nghị quyết, các chương trình nghiên cứu đã được xuất bản, các kết quả nghiên cứu đã công bố của các cơ quan nghiên cứu, các nhà khoa học trong và ngoài nước, các tài liệu trên internet...

- Tài liệu, số liệu đã được công bố về tình hình kinh tế, xã hội nông thôn, kinh tế của các ngành sản xuất, đời sống của các nông hộ nông nghiệp nằm trong khu vực có các khu công nghiệp… các số liệu này thu thập từ phòng Thống kê huyện, Phòng Tài nguyên Môi trường huyện và các phòng, ban có liên quan. Trên cơ sở đó tiến hành tổng hợp các thông tin cần thiết phục vụ cho công tác nghiên cứu.

b. Thu thập thông tin sơ cấp

Số liệu sơ cấp là những số liệu phục vụ cho nội dung nghiên cứu của đề tài. Những số liệu này được thu thập từ việc điều tra các hộ có sản xuất nông nghiệp. Các số liệu này được sử dụng để phân tích về tình hình hiện trạng sản xuất nông nghiệp của các hộ nông dân trong xã, tình hình mất đất nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, tình hình chuyển đổi việc làm của các hộ do ảnh hưởng của các khu công nghiệp. Phương pháp điều tra được tiến hành như sau:

* Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Việc chọn địa điểm nghiên cứu có ảnh hưởng quyết định đến kết quả của việc nghiên cứu. Để chọn địa điểm nghiên cứu đại diện cho vùng nghiên cứu chúng tôi căn cứ vào bản đồ đất đai, quy hoạch tổng thể các khu công nghiệp và các chuyến đi khảo sát.

Đối với bản đồ chúng tôi sử dụng bản đồ quy hoạch đất đai của huyện Phổ Yên thời kỳ 2006 - 2010 tầm nhìn 2015.

Đối với quy hoạch tổng thể các khu công nghiệp, đề tài chọn KCN Nam Phổ Yên làm địa bàn nghiên cứu, chọn xã Trung Thành làm điểm nghiên cứu, bởi toàn bộ không gian KCN nằm trọn trên địa bàn của xã, hơn nữa KCN Nam Phổ Yên về cơ bản đã hoàn thành việc giải phóng mặt bằng, còn các KCN khác vẫn đang trong giai đoạn giải phóng mặt bằng. Chính vì vậy sự tác động của quá trình thu hồi đất đến đời sống của người dân được thể hiện rõ nét nhất.

* Phương pháp chọn mẫu điều tra

Trong tổng số 413 hộ bị thu hồi đất, căn cứ vào tình hình thực tế về loại đất và diện tích thu hồi chúng tôi lấy 382 hộ để làm đối tượng nghiên cứu và chọn ngẫu nhiên 100 hộ làm mẫu điều tra theo các tiêu chí được nêu ra trong phương pháp phân tổ.

* Phương pháp phân tổ điều tra Căn cứ để phân tổ:

- Số lượng diện tích đất bị thu hồi - Loại đất bị thu hồi

Trong tổng số 382 hộ bị thu hồi đất trên địa bàn, căn cứ vào các tiêu chí chia tổng số 382 hộ bị thu hồi thành 2 nhóm:

- Nhóm 1: Bao gồm các hộ chỉ mất diện tích đất nông nghiệp, trong nhóm này dựa vào số lượng diện tích thu hồi của các hộ nên nhóm này lại được chia thành 2 nhóm nhỏ:

+ Nhóm hộ có diện tích thu hồi < 50% tổng diện tích đất nông nghiệp của hộ

+ Nhóm hộ có diện tích thu hồi  50% tổng diện tích đất nông nghiệp của hộ

- Nhóm 2: Bao gồm các hộ có diện tích thu hồi bao gồm cả đất sản xuất nông nghiệp, đất vườn tạp và đất thổ cư.

Dựa vào các tiêu chí trên, trong tổng số 382 hộ thì nhóm 1 có 336 hộ, nhóm 2 có 46 hộ. Theo danh sách, số hộ lựa chọn để điều tra dựa vào cơ cấu hộ, theo tiêu thức trên thì nhóm 1 sẽ tiến hành điều tra 80 mẫu, nhóm 2 điều tra 20 mẫu.

* Phương pháp điều tra

- Phương pháp phỏng vấn cấu trúc:

Để thu thập số liệu cần thiết phục vụ cho đề tài nghiên cứu, chúng tôi đã điều tra các hộ sản xuất nông nghiệp bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp 1 thành viên hiểu biết về nông nghiệp của gia đình, ngoài ra có sự đóng góp ý kiến của các thành viên khác trong gia đình. Điều này đảm bảo lượng thông tin có tính đại diện và chính xác. Câu hỏi được soạn thảo bao gồm các câu hỏi đóng và câu hỏi mở. Nội dung các câu hỏi phục vụ cho đề tài nghiên cứu theo các nhóm thông tin sau:

+ Nhóm thông tin về đặc điểm chung của hộ và chủ lực.

+ Nhóm thông tin về điều kiện đất đai và sử dụng đất đai của hộ. + Nhóm thông tin về tình hình sản xuất nông nghiệp của hộ. + Nhóm thông tin về tình hình thu nhập của hộ.

+ Các câu hỏi mở về những khó khăn, thuận lợi trong sản xuất nông nghiệp khi hình thành các khu công nghiệp ở địa phương, mong muốn của người nông dân về vấn đề việc làm, đào tạo nghề…

- Phương pháp phỏng vấn bán cấu trúc:

Để lấy thông tin theo chiều rộng, tránh cho người bị phỏng vấn cảm thấy bị nhàm chán, bị ép buộc phải trả lời câu hỏi có sẵn, chúng tôi đã dùng các câu hỏi không có trong phiếu điều tra để hỏi đối tượng, những câu hỏi phát sinh trong quá trình phỏng vấn.

Phương pháp này nhằm mục đích lấy thông tin rộng hơn, gợi mở hơn nhiều vấn đề mới quan trọng và thú vị…

Mục đích của điều tra: Nắm bắt một cách tương đối chi tiết về tình hình đời sống kinh tế - xã hội của hộ trước và sau khi có khu công nghiệp, và những tác động của khu công nghiệp tới hộ nông dân.

- Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo

Phương pháp chuyên gia: Phương pháp thu thập dựa trên cơ sở thu thập ý kiến của các chuyên gia trong từng lĩnh vực, các nhà lãnh đạo, các cán bộ các cán bộ quản lý, người sản xuất giỏi có kinh nghiệm, các cán bộ về kỹ thuật thông qua các tài liệu hoặc trao đổi trực tiếp với họ để ta có kết luận chính xác.

Phương pháp chuyên khảo: Nghiên cứu các tài liệu mang tính chất lý luận về sản xuất nông nghiệp.

- Phương pháp quan sát trực tiếp

Đây là phương pháp rất sinh động và thực tế vì qua phương pháp này tất cả các giác quan của người phỏng vấn đều được sử dụng: mắt nhìn, tai

nghe... qua đó các thông tin được ghi lại trong trí nhớ, qua ghi chép, chụp lại một cách cụ thể, thực tế, phong phú và khách quan.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của các khu công nghiệp đến đời sống hộ nông dân ở huyện Phổ Yên tỉnh Thái Nguyên.pdf (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)