Cơ sở hạ tầng

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của các khu công nghiệp đến đời sống hộ nông dân ở huyện Phổ Yên tỉnh Thái Nguyên.pdf (Trang 58 - 60)

5. Bố cục của luận văn

2.1.2.2. Cơ sở hạ tầng

- Về mạng lưới giao thông: Phổ Yên có vị trí lợi thế giao thông trên trục quốc lộ 3 dài 18km chạy qua trung tâm huyện theo hướng Bắc - Nam. Từ trục QL này là các đường xương cá chạy đến trung tâm các xã, thị trấn và các khu vực dân cư khác trong huyện bao gồm đường tỉnh lộ 27km, huyện lộ 88km và đường liên xã, liên thôn xóm dài xấp xỉ 400km. Ngoài ra huyện còn có tuyến đường sắt Hà Nội - Thái Nguyên chạy qua dài 19km thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hoá vào và ra khỏi địa bàn. Bên cạnh đó huyện còn có hệ thống đường thuỷ dài xấp xỉ 70km dồn xuống hạ lưu sông Cầu và Sông Công hợp thành một khu vực được Chính phủ qui hoạch là cụm cảng khu vực phía bắc của cả nước.

- Về thuỷ lợi: Bao trùm lên địa bàn là hệ thống kênh mương Hồ Núi Cốc với gần 400km kênh nhánh của các hồ đập ở vùng miền núi của huyện tạo một

lợi thế rất lớn cho sản xuất và đời sống của nhân dân. Trong 5 năm qua toàn huyện đã bê tông hoá trên 300km kênh mương các loại và xây dựng củng cố 28 trạm bơm điện, đảm bảo phục vụ nước cho phát triển sản xuất trên địa bàn.

- Hệ thống điện, thông tin liên lạc: Cho đến nay, 100% số xã, thị trấn trong huyện đã được sử dụng điện lưới quốc gia với số hộ dùng điện xấp xỉ 100%. Tuy nhiên mạng lưới điện vẫn đòi hỏi phải quy hoạch lại và xây dựng mới cả trạm biến áp và đường dây trung thế mới có thể đáp ứng được nhu cầu sản xuất và đời sống của nhân dân.

- Hệ thống bưu chính của huyện phát triển khá hoàn chỉnh với 1 trung tâm bưu điện và 17 điểm văn hoá bưu điện xã và cùng với hệ thống viễn thông phủ sóng trên địa bàn toàn huyện với 3 mạng Vinaphone, Mobifone, Viettel đảm bảo cho liên lạc thông suốt.

- Hệ thống y tế, giáo dục:

+ Huyện có hệ thống y tế khá hoàn chỉnh với 1 trung tâm y tế, phòng khám đa khoa, 18 trạm y tế cơ sở với tổng số 160 giường bệnh đảm bảo được nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân trong huyện, được phục vụ bởi đội ngũ gần 1.700 cán bộ y tế. Hiện nay đã có 8 xã trong huyện đạt chuẩn quốc gia về y tế. Các trạm y tế cơ sở đều có đội ngũ bác sĩ phục vụ. Huyện đang tích cực xây dựng dự án nâng cấp trung tâm y tế thành một bệnh viện lớn trong khu vực. Ngoài ra trên địa bàn huyện còn có bệnh viện C của tỉnh và bệnh viện Quân y 91 của Quân khu I là những địa chỉ đáng tin cậy cho việc khám chữa bệnh của nhân dân.

+ Sự nghiệp giáo dục và đào tạo: Huyện đã tập trung chỉ đạo thực hiện cuộc vận động 2 không với 4 nội dung và phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực do Bộ Giáo dục phát động. Tiếp tục đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục, thực hiện tốt chương trình xoá phòng học tạm, xây dựng nhà công vụ cho giáo viên giai đoạn 2008 - 2011 tăng cường đầu tư

xây dựng thêm cơ sở vật chất theo hướng chuẩn hoá. Kết quả chất lượng giáo dục học tập trong các cấp học đã được nâng lên. Năm học 2007 - 2008 tỷ lệ xét học sinh tốt nghiệp: THCS đạt 95,37%, tốt nghiệp THPT 82,3%. Trung học bổ túc văn hoá 73,6%. Số giáo viên tiểu học, trung học cơ sở đạt chuẩn và trên chuẩn 100%, giáo viên mầm non đạt chuẩn và trên chuẩn 99,7%. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông đã vào các trường Đại học, Cao đẳng chiếm 20%. Số trường xây dựng đạt chuẩn Quốc gia là 7 trường, đưa tổng số trường đạt chuẩn Quốc gia toàn huyện lên 36 trường. Bước vào năm học 2008 - 2009 ngành Giáo dục đã chủ động phối hợp với các ngành, các cấp chuẩn bị các điều kiện và tổ chức khai giảng đúng các quy định của Bộ Giáo dục và tổ chức các phong trào thi đua để tiếp tục nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập trong năm học mới. [16]

Tóm lại, những điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội, văn hoá, y tế, giáo dục có ảnh hưởng sâu sắc đến quá trình phát triển của địa phương. Do đó để khai thác hết tiềm năng về lao động, đất đai và các lợi thế khác, huyện Phổ Yên phải đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế, chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế, chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ, đồng thời chú trọng bồi dưỡng, đào tạo nguồn nhân lực một cách tương xứng. Ngoài ra trong sản xuất nông, lâm nghiệp cần bố trí cơ cấu kinh tế hợp lý, đi sâu chuyên môn hoá, kết hợp với phát triển toàn diện, đẩy mạnh quá trình khuyến nông, khuyến lâm, mở rộng sản xuất hàng hoá nhằm kích thích đầu tư, kích thích nhu cầu, thay đổi nếp sống, nếp nghĩ cũ của nhân dân tạo điều kiện thay đổi và hiện đại hoá bộ mặt nông thôn. Đồng thời trong công tác quản lí nhà nước cũng cần có những cải tiến, hoàn thiện trong các khâu, các lĩnh vực góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế, tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ môi trường sinh thái.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của các khu công nghiệp đến đời sống hộ nông dân ở huyện Phổ Yên tỉnh Thái Nguyên.pdf (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)