Giải pháp đối với ô nhiễm môi trường

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của các khu công nghiệp đến đời sống hộ nông dân ở huyện Phổ Yên tỉnh Thái Nguyên.pdf (Trang 123)

5. Bố cục của luận văn

3.3.1.5. Giải pháp đối với ô nhiễm môi trường

Năng suất và chất lượng của các mặt hàng nông sản liên quan nhiều đến môi trường, đặc biệt là môi trường nước. Quá trình sản xuất, sinh hoạt của người dân có liên quan trực tiếp tới môi trường, đặc biệt là môi trường nước, không khí. Vì vậy, để giải quyết về vấn đề ô nhiễm môi trường nước, điều cần

thiết là phải có kế hoạch tập trung các khu công nghiệp, khu dân cư, xây dựng hệ thống thoát nước một cách khoa học để tạo điều kiện dễ dàng hoạt động xử lí nước thải.

Đối với doanh nghiệp không thực hiện các qui định về xử lí nước thải do địa phương đề ra thì doanh nghiệp đó phải chịu phạt nhất định về kinh tế hoặc về các thủ tục hành chính (chẳng hạn như sau khi được phổ biến mà sau 3 tháng vẫn không chấp hành các tiêu chuẩn về xử lí nước thải sẽ bị yêu cầu tạm ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh).

Để có thể giải quyết được vấn đề ô nhiễm nguồn nước cần nâng cao nhận thức của người dân bằng cách tuyên truyền tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường nước. Người dân không nên đưa nước thải trực tiếp ra hệ thống mương của huyện.

Chính quyền huyện cần nâng cấp và làm mới hệ thống cống cũng như xây dựng nhà máy xử lí nước thải của người dân cũng như của các cơ sở TTCN, các khu công nghiệp và đô thị.

Chính quyền huyện cần phải có những báo cáo về tình trạng ô nhiễm môi trường nước do khu công nghiệp mới xây dựng gây nên, yêu cầu họ phải có biện pháp xử lí nước thải trước khi đưa ra ngoài môi trường. Việc này cần phải có sự liên kết với các cơ quan, đơn vị liên quan.

3.3.2. Các giải pháp cụ thể đối với nhóm hộ

Trên cơ sở nghiên cứu ảnh hưởng của các KCN tới đời sống hộ nông dân trên địa bàn huyện Phổ Yên, tôi đề xuất một số giải pháp sau:

Giải pháp đối với nhóm hộ 1

Đây là nhóm chủ yếu bị thu hồi đất nông nghiệp, qua nghiên cứu tình hình thực tế cho thấy nó có ảnh hưởng rất lớn của quá trình thu hồi đất, giải pháp đối với nhóm này như sau:

- Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu ngành nghề: Đất đai là tư liệu sản xuất quan trọng của người dân do đó khi bị thu hồi nó ảnh hưởng rất lớn tới đời sống, việc làm cũng như thu nhập của hộ. Chính vì vậy, sau thu hồi đất số lao động mất việc làm, thiếu việc làm gia tăng, do đó giải pháp hỗ trợ chuyển đổi nghề trở nên cấp thiết, giải pháp này nhằm tập trung vào các nghề có tính chất ổn định, thu nhập thường xuyên và thu hút nhiều lao động tham gia. Để thực hiện tốt giải pháp này đòi hỏi phải có sự tham gia của các cấp, ngành nhằm tìm ra thị trường tiêu thụ sản phẩm đầu ra của các ngành nghề mà người dân tham gia.

- Đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động: Để bắt nhịp với sự thay đổi của môi trường làm việc mới, tạo điều kiện cho họ có khả năng tìm kiếm được việc làm phù hợp với bản thân thì cần đào tạo nghề cho họ theo các hướng sau: Mở các lớp đào tạo ngắn hạn tại nhà máy, đào tạo cho họ một số khâu sản xuất cơ bản để họ có thể làm được việc ngay; Đào tạo theo hợp đồng giữa doanh nghiệp và cơ sở đào tạo, số lao động này sau khi được đào tạo sẽ quay trở lại làm việc cho các doanh nghiệp đó.

- Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hoá: Tập trung thâm canh trên diện tích đất nông nghiệp còn lại sau khi đã bị thu hồi cho việc xây dựng KCN, chuyển đổi cơ cấu và năng suất cây trồng, vật nuôi, có sự đầu tư đúng hướng trong nông nghiệp, từng bước hình thành một số mô hình trang trại sản xuất rau an toàn, vùng sản xuất nông sản tập trung, chuyển đổi cây có hiệu quả thấp sang cây có hiệu quả cao hoặc chuyển thành vùng nuôi trồng thuỷ sản, chăn nuôi theo mô hình công nghiệp tập trung hoặc bán tập trung. Tiếp thu, ứng dụng khoa học kỹ thuật, nhất là tiến bộ về giống cây, con vào sản xuất, nhân rộng các mô hình sản xuất có hiệu quả cao phù hợp với đặc điểm khí hậu, thổ nhưỡng của từng vùng, từng địa phương.

- Hỗ trợ vốn ưu đãi cho các hộ, nhằm giúp họ có được những nguồn vốn để đầu tư chuyển đổi ngành nghề, tạo thu nhập bù vào diện tích đất đã mất.

Giải pháp đối với nhóm hộ 2

Đây là nhóm chịu tác động nhiều nhất của quá trình thu hồi đất, họ không những bị thu hồi đất sản xuất mà họ còn bị thu hồi đất thổ cư và đất vườn tạp, chính vì vậy sau thu hồi đất đời sống của hộ thay đổi tương đối lớn. Để khắc phục những khó khăn của họ sau thu hồi đất cần phối hợp thực hiện các giải pháp sau:

- Ổn định nơi tái định cư cho hộ, ưu tiên tạo quỹ đất tái định cư ở những nơi có điều kiện thuận lợi để hộ phát triển các ngành nghề kinh doanh phi nông nghiệp.

- Đào tạo nghề theo khả năng và theo nhu cầu của xã hội, hỗ trợ và định hướng việc làm cho những lao động sau thu hồi đất.

- Hỗ trợ vốn, tạo điều kiện cho họ vay vốn ưu đãi để phát triển các ngành nghề sản xuất kinh doanh sau khi chuyển đến nơi tái định cư.

- Hướng dẫn các hộ sử dụng tiền đền bù một cách hợp lý, hiệu quả bởi hầu hết các hộ thuộc nhóm này sau thu hồi đất họ chưa có định hướng đầu tư vào đâu mà chủ yếu gửi tiền đền bù vào ngân hàng.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu thực trạng phát triển kinh tế xã hội từ năm 2006 đến năm 2008 và ảnh hưởng của các KCN đến đời sống hộ nông dân trên địa bàn huyện Phổ Yên, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

 Phổ Yên là huyện trung du và là cửa ngõ phía Nam của tỉnh Thái Nguyên, là nơi có môi trường đầu tư thuận lợi với nhiều tiềm năng, cơ hội cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Trong 3 năm qua, huyện Phổ Yên đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển công nghiệp doanh nghiệp, khai thác mọi nguồn lực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, cải thiện môi trường đầu tư, qui hoạch phát triển kinh tế xã hội, qui hoạch chung và qui hoạch chi tiết các KCN, CCN nhằm thực hiện có hiệu quả chủ trương thu hút đầu tư vào địa bàn huyện.

 Thực trạng về ảnh hưởng của các KCN tới đời sống hộ nông dân huyện Phổ Yên từ năm 2006 - 2008 đã thể hiện rõ một số điều đáng lưu ý như sau:

- Quá trình xây dựng và phát triển các KCN có tác động rất lớn đến tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của toàn huyện.

- Sau thu hồi đất tổng diện tích đất của các hộ đều giảm, đặc biệt là đất sản xuất nông nghiệp.

- Về ngành nghề: Số hộ thuần nông giảm mạnh, trong khi đó số hộ làm nghề tổng hợp tăng lên rõ rệt

- Về lao động của các hộ: Chất lượng lao động còn thấp, phần lớn là lao động phổ thông, lực lượng lao động đã qua đào tạo chủ yếu mới dừng lại ở trình độ trung cấp.

- Ở khía cạnh hộ nông dân bị mất đất, việc xây dựng và phát triển các KCN cũng gây ra những ảnh hưởng lớn, cụ thể: thu nhập của hộ đều có xu hướng giảm, đặc biệt là thu nhập từ nông nghiệp. Số hộ có thu nhập tăng

sau thu hồi đất chỉ chiếm 30%, trong khi đó số hộ có thu nhập giảm chiếm tới 58%.

- Mức sống của hộ nông dân được tăng lên trong thời gian qua do nhiều hộ nhận được một khoản lớn tiền đền bù và tiền bán đất. Họ sử dụng chúng vào việc xây dựng nhà cửa, mua sắm vật dụng gia đình hay gửi tiết kiệm. Một số khác họ đầu tư vào lĩnh vực phi nông nghiệp để chuyển cơ cấu ngành nghề.

- Về vấn đề sức khỏe: Khi đời sống được nâng cao, người dân đã có ý thức chăm lo cho sức khoẻ của bản thân nhiều hơn.

- Về vấn đề môi trường: Các dự án lớn liên tục được đầu tư và xây dựng trên địa bàn huyện khiến vấn đề ô nhiễm môi trường nước và môi trường không khí ngày càng trở nên nghiêm trọng.

- Về vấn đề an ninh trật tự: Sự phát triển của các KCN sẽ tạo điều kiện cho các tệ nạn ma tuý, mại dâm, cờ bạc gia tăng gây nhiều bức xúc trong dư luận xã hội và nhân dân.

Để phát triển kinh tế hộ nông dân cần thực hiện các giải pháp chủ yếu sau: Giải pháp về lao động - việc làm; Giải pháp đối với ô nhiễm môi trường; Các giải pháp từ phía nhà nước như: chính sách quản lí nhà nước nói chung, chính sách khuyến nông và chuyển giao khoa học công nghệ, chính sách đền bù đất đai, chính sách đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, chính sách tín dụng ngân hàng và chính sách thu hút đầu tư.

2. KIẾN NGHỊ

Phát triển kinh tế với tốc độ cao, đời sống kinh tế hộ nông dân không ngừng được cải thiện là vấn đề cơ bản được đặt ra cho chính quyền huyện Phổ Yên trong quá trình xây dựng, phát triển các KCN. Để đạt được những mục tiêu trên, chúng tôi đưa ra một số kiến nghị:

- Đối với Nhà nước: Cần áp dụng đồng bộ các chính sách như chính sách tín dụng, chính sách đầu tư, chính sách hỗ trợ việc làm và chuyển đổi việc

làm sau thu hồi đất, chính sách phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa ven khu vực có đất thu hồi nhằm tạo thêm nhiều việc làm và tăng thu nhập cho hộ, chính sách hỗ trợ cho việc phát triển kinh tế tại địa bàn có các KCN.

- Đối với các cấp chính quyền địa phương: Cần có các chính sách cụ thể hơn nữa về quy hoạch KCN, khu tái định cư cho người nông dân bị mất đất. Phải kết hợp với các cơ sở đào tạo nghề và các doanh nghiệp trên địa bàn có kế hoạch đào tạo nghề trước khi thu hồi đất của họ và hỗ trợ tìm kiếm việc làm thay thế ngay sau khi thu hồi đất. Có các chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ có thể chuyển đổi nghề sau thu hồi đất. Cần thường xuyên chỉ đạo, từng bước cụ thể hoá các chính sách hỗ trợ kinh tế hộ nông dân. Đồng thời trong quá trình thực hiện quy hoạch cần tiếp tục chỉnh sửa, bổ sung các chính sách cho phù hợp với tình hình kinh tế của vùng.

- Đối với hộ nông dân: Các hộ cần nhanh chóng thích ứng với việc các KCN được xây dựng ngay trên mảnh đất nông nghiệp của mình mà từ đó tích cực học hỏi kinh nghiệm, tham gia các lớp đào tạo nghề, nâng cao trình độ chuyên môn, chủ động tìm kiếm việc làm mới, mạnh dạn vay vốn đầu từ sản xuất, sử dụng tiền đền bù một cách có hiệu quả nhằm nâng cao đời sống hoặc thay đổi tư duy về hướng sản xuất của mình.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban giải phóng mặt bằng Tỉnh Thái Nguyên (2009), Quy định thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn Tỉnh Thái Nguyên.

2. Ban quản lý các KCN Thái Nguyên, thuyết minh tóm tắt dự án quy hoạch phát triển các KCN, CCN, điểm CN trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020.

3. Chính phủ, Nghị định số 197/2004/NĐ-CP về việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.

4. Hoàng Văn Định, Vũ Đình Thắng (2002), Giáo trình Kinh tế phát triển nông thôn, NXB Thống kê, Hà Nội.

5. Phòng Thống kế huyện Phổ Yên - Niên giám thống kê: 2006, 2007, 2008.

6. Vũ Thị Ngọc Phùng (2005), Giáo trình Kinh tế phát triển, NXB Lao động – xã hội, Hà Nội.

7. Quy chế KCN ban hành kèm theo Nghị định 192/CP ngày 28/12/1994 của CP.

8. Tạp chí cộng sản số 9/2009.

9. Tạp chí - Phổ Yên, tiềm năng và cơ hội đầu tư (2009).

10. Tạp chí - Khu công nghiệp Việt Nam (Tháng 6/2006).

11. Đào Thế Tuấn (1997), Giáo trình Kinh tế hộ nông dân, NXB Chính trị Quốc gia.

12. Nông Văn Tượng (2003), Giáo trình Kinh tế Nông nghiệp, Trường ĐHNL Thái Nguyên.

13. UBND huyện Phổ Yên (2009) Báo cáo kết quả 3 năm thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thu hút đầu tư.

14. UBND huyện Phổ Yên (2009), Báo cáo thực hiện cải cách thủ tục hành chính để thu hút nguồn đầu tư và giải quyết công việc trực tiếp với người dân và doanh nghiệp ở huyện Phổ Yên.

15. UBND huyện Phổ Yên (2009), Báo các kết quả thu hút các dự án đầu tư vào các KCN nhỏ từ năm 2003 đến năm 2008.

16. UBND huyện Phổ Yên (2009), Báo cáo kết quả 3 năm thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thu hút đầu tư theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Phổ Yên lần thứ XXVII.

17. UBND huyện Phổ Yên (2008), Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch Nhà nước năm 2008, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của kế hoạch Nhà nước năm 2009.

18. UBND huyện Phổ Yên (2007), Đề án phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp & làng nghề huyện Phổ Yên giai đoạn 2006 - 2010.

19. UBND huyện Phổ Yên (2008), Đề án hỗ trợ giải quyết việc làm, tạo ngành nghề mới cho người dân thuộc diện Nhà nước thu hồi đất để phát triển công nghiệp - dịch vụ trên địa bàn huyện Phổ Yên giai đoạn 2009 - 2012.

20. UBND tỉnh Thái Nguyên (2009), Báo cáo sơ kết 3 năm thực hiện chương trình “Phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2006 - 2010”.

21. UBND tỉnh Thái Nguyên (2005), Quyết định số 2044/2005/QĐ-UBND tỉnh Thái Nguyên về việc ban hành quy định thực hiện hỗ trợ, bồi thường và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Nghị định 197/2004/NĐ-CP. 22. Một số trang Web. http:// www.khucongnghiep.com.vn. http:// www.vi.wikipedia.org.vn. http:// www.thainguyen.gov.vn. http:// www.bqlkcnthainguyen.gov.vn.

PHỤ LỤC Stt Tên dự án Chủ đầu tƣ Diện tích đầu tƣ (ha) Năm đầu tƣ Quy mô vốn đầu tƣ (tỷ đồng) 1 SX gạch Ceramic Công ty gạch Vĩnh Phúc 16 2007 300 2 SX sữa và đồ uống Công ty Sữa Vĩnh Phúc 8 2003 100 3 SX bao bì Công ty Quân Thành 5 2003 15

4

Sản xuất các phương tiện vận tải chuyên dụng và kết cấu thép

Công ty cổ phần thiết bị phụ tùng thuộc Bộ Công Thương

12 2008 90

5 SX ôtô xe máy và chi tiết phụ trợ Công ty 25-8 thuộc Tổng công ty CN ôtô VN 13 2008 254 6 Sản xuất, lắp ráp phụ tùng ôtô Công ty TNHH một thành viên Vinaxuki 45 2008 1.529 7 Đầu tư hạ tầng khu

công nghiệp

Công ty TNHH đầu tư

phát triển Lệ Trạch 50 2008 150 8 SX dụng cụ y tế Cty TNHH Mani Hà Nội 4 2003 700 9 Kinh doanh và chế

biến khoáng sản

Công ty khoáng sản Cao

Bằng 5 2008 15

10 Kinh doanh thương mại và dịch vụ

HTX dịch vụ vận tải

Chiến công 2,2 2007 50 11 Dự án tuyển quặng Cty CP KSản Hoà Phát 7 2008 120 12 Dự án khai thác cát sỏi

Mom Kiệu Cty CPĐTXD Hưng Tín 7 2008 100 13 SX gạch Tuynel Công ty CP Trường Sinh 7,5 2008 50 14 Khu du lịch sinh thái D&S Công ty D&S 5 2003 50 15 Sản xuất bao bì C.ty TNHH Anh Dũng 2,1 2007 27 16 TT giống gia cầm Viện chăn nuôi 34,5 2007 107 17 Sản xuất vật liệu

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của các khu công nghiệp đến đời sống hộ nông dân ở huyện Phổ Yên tỉnh Thái Nguyên.pdf (Trang 123)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)