Kết quả phát triển các khu công nghiệp huyện Phổ Yên

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của các khu công nghiệp đến đời sống hộ nông dân ở huyện Phổ Yên tỉnh Thái Nguyên.pdf (Trang 76 - 79)

5. Bố cục của luận văn

2.2.1.4. Kết quả phát triển các khu công nghiệp huyện Phổ Yên

Thu hút đầu tư là một trong số các biện pháp được đặt lên hàng đầu trong phương hướng phát triển kinh tế của huyện Phổ Yên. Vì chỉ có thu hút đầu tư, tức là xây dựng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp... thì mới có điều kiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang hướng tập trung nhiều vào công nghiệp, xây dựng và dịch vụ. Để nghiên cứu vấn đề này ta xem bảng 2.5.

Qua số liệu bảng 2.5 ta thấy số lượng các KCN, CCN từ năm 2006 đến năm 2008 đã có sự thay đổi đáng kể. Nếu như tính đến thời điểm năm 2006 chỉ có 4 KCN, CCN thì con số đó đã thay đổi nhanh vào năm 2007 và 2008. Tổng số KCN, CCN tính đến hết năm 2007 là 6 và lên tới 9 năm 2008. Cùng với sự tăng lên về số lượng các KCN, CCN thì số lượng các dự án được cấp phép, diện tích và quy mô vốn đầu tư cũng tăng lên nhanh chóng.

Bảng 2.5: Kết quả thu hút các dự án đầu tƣ vào các KCN trên địa bàn huyện Phổ Yên qua 3 năm 2006 - 2008 Năm Số lƣợng KCN, CCN Số lƣợng dự án đƣợc cấp phép Diện tích đầu tƣ (ha) Quy mô vốn đầu tƣ (tỷ đồng) Số lƣợng DN đã đi vào sản xuất Giá trị sản xuất (tỷ đồng) Thu NS (tỷ đồng) Thu hút LĐ (LĐ) 2006 4 7 36,54 946 6 220 5,8 875 2007 6 12 212,31 1.680 8 520 10,5 1.555 2008 9 28 2.883,11 11.795 19 658 11,8 2.000

Nguồn: Phòng Công thương huyện Phổ Yên

Cụ thể tính đến thời điểm năm 2006 chỉ có 7 dự án được cấp phép với tổng diện tích đầu tư là 36,54 ha, quy mô vốn đầu tư là 946 tỉ đồng với 6 doanh nghiệp đã đi vào sản xuất, đến năm 2008 tổng số tiền đầu tư cho 28 dự án lên tới 11.795 tỉ đồng, diện tích đầu tư là 2.883,11 ha với 19 doanh nghiệp đã đi vào sản xuất.

Nguồn lao động của huyện nhìn chung là dồi dào. Tuy nhiên, nhu cầu về công việc hiện tại là khá căng thẳng. Đặc biệt là số lao động trong các hộ nông thôn bị mất đất cho các dự án xây dựng KCN, CCN. Mặc dù một số hộ trong số đó đã nhanh chóng có sự chuyển đổi sản xuất đáp ứng được nhu cầu công việc cho lao động hộ mình. Số còn lại hoặc do chưa kịp chuyển đổi sản xuất hoặc do không đủ điều kiện chuyển đổi sản xuất và đặc biệt một số hộ đang có sự cam kết về sử dụng lao động cho các KCN, nhà máy mà các KCN và các nhà máy đó hiện mới đang trong tình trạng giải phóng mặt bằng hoặc bắt đầu đi vào triển khai xây dựng. Có thể nói nhu cầu về việc làm hiện nay đối với lao động của địa phương đang rất cấp thiết. Trong khi các trung tâm dạy nghề của huyện thì còn nhỏ về quy mô và số lượng ngành nghề không đủ điều kiện để đào tạo hết số lao động tại địa phương mình. Phần lớn số lao động nam của địa phương vẫn phải tìm đến các thành phố lớn để học nghề.

Qua bảng 2.5 ta thấy, đến thời điểm năm 2008 có 19 doanh nghiệp đã đi vào sản xuất trong các KCN, giá trị sản xuất mà các doanh nghiệp này tạo là tính đến thời điểm năm 2008 là 658 tỷ đồng, đóng góp vào ngân sách Nhà nước là 11,80 tỉ đồng. Nhưng điều quan trọng nhất là số lao động mà các doanh nghiệp đã giải quyết được 2.000 lao động - một con số không hề nhỏ. Theo kết quả chúng tôi đã điều tra được thì trong 2.000 lao động đó có tới 72,5% lao động là lao động địa phương, 27,5% còn lại là lao động từ nơi khác đến. Ở khía cạnh thu nhập, nếu so sánh thu nhập một lao động nông nghiệp với một lao động trong các KCN thì chắc chắn lao động tại các KCN là cao hơn. Tuy nhiên, muốn trở thành lao động trong các KCN đó thì người dân cần phải đạt một trình độ nhất định nào đó về tay nghề. Trong thời gian tới, huyện

Phổ Yên còn là điểm đến hấp dẫn cho rất nhiều các nhà đầu tư mới, vì vậy cơ hội đặt ra về việc làm cho người dân địa phương là rất cao.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của các khu công nghiệp đến đời sống hộ nông dân ở huyện Phổ Yên tỉnh Thái Nguyên.pdf (Trang 76 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)