Tình hình hoạt động hệ thống an sinh xã hội ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của hệ thống an sinh xã hội tới vấn đề nghèo đói của hộ nông dân huyện Văn Chấn - tỉnh Yên Bái.pdf (Trang 26)

4. Kết cấu của đề tài

1.1.4. Tình hình hoạt động hệ thống an sinh xã hội ở Việt Nam

Ở Việt Nam hiện nay an sinh xã hội là một ngành luật tương đối mới mẻ được cấu thành gồm ba bộ phận chính là: Bảo hiểm xã hội, Cứu trợ xã hội và Ưu đãi xã hội. Nếu xem xét ở phạm vi rộng thì an sinh xã hội Việt Nam còn bao gồm cả các nội dung khác như: chương trình xoá đói giảm nghèo, chương trình y tế, chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, giúp đỡ những người lầm lỡ ...và gồm cả các loại quỹ tiết kiệm và các loại bảo hiểm khác. Tuy nhiên, ba bộ phận chính cấu thành hệ thống an sinh xã hội Việt Nam là: Bảo hiểm xã hội, Cứu trợ xã hội và Ưu đãi xã hội.

- Bảo hiểm xã hội là một bộ phận quan trọng nhất, có ý nghĩa rất lớn đối với người lao động trong hệ thống an sinh xã hội ở Việt Nam. Nếu như trước đây, ở nước ta bảo hiểm xã hội bó hẹp về phạm vi đối tượng, tài chính phụ thuộc vào ngân sách Nhà nước, các chế độ bảo hiểm xã hội còn đan xen với nhiều các chính sách chế độ khác như ưu đãi xã hội, kế hoạch hoá dân số... Hiện nay bảo hiểm xã hội Việt Nam đã được cải cách và ngày càng phát huy vai trò của mình đối với đời sống người lao động. Đối tượng bảo hiểm xã hội đã được mở rộng tới mọi người lao

động với hai hình thức tham gia bắt buộc và tự nguyện. Chế độ bảo hiểm xã hội bao gồm các khoản trợ cấp dài hạn, trợ cấp ngắn hạn và bảo hiểm y tế. Quản lý và thực hiện bảo hiểm xã hội được tập trung thống nhất, quĩ bảo hiểm xã hội được hạch toán độc lập và được Nhà nước bảo trợ.

- Cứu trợ xã hội là một công tác trọng tâm trong chính sách xã hội ở nước ta. Cứu trợ xã hội ở Việt Nam được thực hiện chủ yếu theo hai chế độ: cứu trợ thường xuyên và cứu trợ đột xuất. Cứu trợ thường xuyên áp dụng với các đối tượng người già cô đơn, trẻ em mồ côi, người tàn tật nặng... với các hình thức bằng tiền, hiện vật để giúp đỡ các đối tượng này ổn định cuộc sống. Cứu trợ xã hội đột xuất áp dụng với các đối tượng gặp rủi ro, hoạn nạn, thiên tai hạn hán, hoả hoạn... Chế độ cứu trợ này có tính chất tức thời giúp đỡ con người vượt qua hoạn nạn, khó khăn.

- Ưu đãi xã hội là một bộ phận đặc thù trong hệ thống an sinh xã hội Việt Nam. Đối tượng hưởng ưu đãi xã hội là những người tham gia bảo vệ giải phóng đất nước. Ưu đãi xã hội là sự đãi ngộ về vật chất và tinh thần đối với những người có công với nước với dân, với cách mạng (và thành viên của gia đình) nhằm ghi nhận những công lao đóng góp, hy sinh cao cả của họ. Điều này chẳng những thể hiện trách nhiệm của Nhà nước, cộng đồng và toàn xã hội, mà còn nói lên đạo lý của dân tộc “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ kẻ trồng cây[4].

1.1.4.1. Nguồn tài chính dành cho an sinh xã hội

Đặc biệt, thực hiện nguyên tắc cùng chia sẻ trách nhiệm trong BHXH và BHYT, người lao động và người sử dụng lao động đều có trách nhiệm đóng góp vào quỹ BHXH và quỹ BHYT. Đối với chính sách bồi thường tai nạn lao động, trách nhiệm bồi thường hoàn toàn thuộc về người sử dụng lao động. Đổi mới này rất quan trọng, nhờ đó đã giảm dần gánh nặng về chi ngân sách nhà nước cho các chế độ BHXH và BHYT, đồng thời nâng cao tinh thần tự chịu trách nhiệm và đảm bảo xã hội của từng cá nhân người lao động. Quỹ BHXH và BHYT được tách ra khỏi ngân sách nhà nước. Điều này phân định rõ chức năng quản lý nhà nước đối với chính sách BHXH, BHYT và chức năng thực hiện chính sách, cụ thể là các nghiệp vụ thu chi, bảo đảm chính sách của nhà nước thực hiện có hiệu quả.

Ngân sách nhà nước hiện nay chỉ tập trung vào các chính sách bảo trợ xã hội và ưu đãi đối với người có công. Tỷ trọng đầu tư từ ngân sách nhà nước cho các lãnh vực xã hội chiếm từ 25,2% đến 27,8% tổng chi tiêu của Nhà nước hàng năm. Trong đó, Nhà nước đặc biệt ưu tiên đầu tư giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, ưu đãi người có công, trợ giúp xã hội cho nhóm yếu thế ...và chiếm hơn 14% tổng chi ngân sách nhà nước (gần bằng chi ngân sách cho ngành giáo dục). Trong những năm qua, ngân sách nhà nước chi cho cứu trợ xã hội ở Việt Nam trung bình đạt 100 - 150 tỷ đồng/năm, chưa kể trợ cấp bằng hiện vật, đặc biệt là gạo để cứu đói. Ngoài ra, nguồn huy động từ dân hàng năm cũng chiếm khoảng 30% tổng chi cứu trợ thường xuyên [8].

1.1.4.2. Thành công và hạn chế của chính sách an sinh xã hội Việt Nam

a. Thành công của chính sách an sinh xã hội

Trong những năm 1990, tỷ lệ nghèo ở Việt Nam giảm một cách đáng kể số người sống dưới ngưỡng nghèo đói (theo chuẩn quốc tế) giảm từ 58% năm 1993 xuống còn 20% năm 2004, hoàn thành sớm kế hoạch toàn cầu "giảm một nửa tỷ lệ nghèo vào năm 2015" mà Liên hợp quốc đề ra. Đây là thành công đầy ấn tượng, một phần là nhờ các chương trình ASXH được thực hiện trong thời kỳ này.

Hệ thống chính sách ngày càng được hoàn thiện và đi vào cuộc sống. Nhờ đó, khoảng 6 triệu người (chiếm 14% lực lượng lao động) tham gia BHXH bắt buộc hoặc hưởng chính sách xã hội (bao gồm người có công); khoảng 22,1% đối tượng yếu thế đặc biệt khó khăn (người tàn tật nặng, người già cô đơn không nơi nương tựa, trẻ mồ côi...) được hưởng trợ cấp thường xuyên. Đời sống của những người yếu thế và dễ bị tổn thương được cải thiện rõ rệt và hòa nhập tốt hơn vào công đồng.

+ Thành công của chính sách BHXH: Số người lao động tham gia BHXH, BHYT ngày càng tăng, từ 2,9 triệu người năm 1995 lên 8,5 triệu người năm 2005. Việc mở rộng đối tượng tham gia bảo BHXH trong thời gian qua chủ yếu thuộc khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, kể cả trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Tương tự số người mua thẻ BHYT cũng tăng nhanh, từ 8,9 triệu người năm 1996 lên 23,6 triệu người năm 2005. Với số lao động tham gia ngày càng tăng nên thu

vào quỹ BHXH cũng tăng lên nhanh chóng. Riêng năm 2005 thu đạt trên 17,6 nghìn tỷ đồng, tăng gấp 20,5 lần so với năm 1995 góp phần giảm gánh nặng chi ngân sách cho 2 chế độ này. Từ 1995 - 2005, BHXH Việt Nam đã thực hiện chi lương hưu và các chế độ trợ cấp cho hàng triệu đối tượng hưởng BHXH, BHYT với tổng số tiền trên 101 nghìn tỷ đồng.

+ Thành công của chính sách bảo trợ xã hội và ưu đãi người có công: Thực hiện xã hội hóa cứu trợ xã hội trong những năm qua đã đạt kết quả to lớn. Bên cạnh ngân sách nhà nước, huy động đóng góp ủng hộ của nhân dân và các tổ chức xã hội, cho công tác cứu trợ. Đặc biệt cho đồng bào bị thiên tai là rất lớn, chiếm khoảng 30 - 40% tổng cứu trợ thiên tai.

Mạng lưới các cơ sở bảo trợ xã hội được mở rộng. Hiện cả nước có hàng trăm cơ sở phục vụ đối tượng xã hội, trong đó có các cơ sở bảo trợ xã hội, nuôi dưỡng người già cô đơn, trẻ mồ côi, người tàn tật...Tính chung cả giai đoạn 1996 - 2005, đã có hàng trăm nghìn người hưởng chế độ trợ cấp xã hội (cứu trợ thường xuyên). Hầu hết các địa phương đều đẩy mạnh vận động các tổ chức, cá nhân đỡ đầu, nuôi dưỡng cho hàng chục ngàn trẻ em mồ côi không nơi nương tựa. Các quỹ bảo trợ xã hội có vai trò quan trọng trong công tác bảo đảm xã hội cho những nhóm dễ bị tổn thương. Nâng cao khả năng và hiệu quả của hệ thống bảo đảm xã hội có tính chất quyết định cho phép người dân Việt Nam tham gia phát triển các kỹ năng của mình và phát triển đất nước, giảm nghèo nhanh hơn và bảo đảm phân phối của cải đất nước công bằng hơn khi nền kinh tế tăng trưởng nhanh hơn.

b. Hạn chế của chính sách an sinh xã hội Việt Nam

* Bảo hiểm xã hội

+ Chương trình BHXH: Hoạt động BHXH còn nặng tính bao cấp Nhà nước, tập trung chủ yếu vào khu vực Nhà nước và doanh nghiệp Nhà nước. Chế độ còn thiếu hấp dẫn đối với người tham gia, đặc biệt đối với người tham gia tự nguyện. Công tác phối hợp, tuyên truyền, giám sát, tổ chức thực hiện chính sách xã hội giữa các ngành có liên quan còn thiếu, hoạt động của quỹ BHXH chưa rõ ràng. Tình trạng thất thu còn phổ biến, số doanh nghiệp nợ đóng BHXH xã hội tồn tại nhiều

năm với số lượng không nhỏ, trình độ cán bộ thực hiện nghiệp vụ chi trả BHXH còn thiếu và yếu dẫn đến khiếu nại, thắc mắc về các chế độ BHXH còn phổ biến. + Bảo hiểm và bồi tường tai nạn lao động: Hoạt động còn nặng nề bao cấp nhà nước, còn mang tính bình quân, chủ yếu tập trung trong khu vực nhà nước, doanh nghiệp nhà nước còn thiếu hấp dẫn nên khó mở rộng đối tượng tham gia. Thiếu sự phối hợp giữa các ngành trong thực hiện chính sách bảo hiểm và bồi thường lao động, nhiều doanh nghiệp tham gia bảo hiểm nên việc giải quyết chế độ và mức bồi thường tai nạn không thống nhất với cùng một loại hậu quả do tai nạn xảy ra.

+ Bảo hiểm Y tế: Vẫn còn nặng nề về bao cấp nhà nước, đối tượng tham gia chủ yếu là những người hưởng lương và tài trợ của ngân sách nhà nước, vẫn chưa có một cơ chế thích hợp giữa 3 bên, người đóng BHYT, cơ quan BHYT và cơ sở khám chữa bệnh, người có thẻ BHYT chưa được hưởng các dịch vụ y tế chất lượng tốt tương xứng với tiền mình đóng góp, thậm chí còn phải chi thêm một cách bất công, do đó mất lòng tin đối với cơ sở khám chữa bệnh BHYT. Đối với quỹ BHYT do đối tượng chủ yếu là người hưởng lương tham gia, do tiền lương tối thiểu thấp dẫn đến mức đóng góp thấp do đó không đủ bù chi khám chữa bệnh, ảnh hưởng bảo toàn quỹ BHYT.

+ Chính sách bảo hiểm thất nghiệp: Nhà nước đã có những chính sách trợ giúp với công nhân viên của doanh nghiệp nhà nước nghỉ việc theo chế độ. Tuy nhiên quỹ dự phòng trợ cấp mất việc ít có tính khả thi. Quỹ hỗ trợ sắp xếp và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, với mục đích đào tạo, đào tạo lại để giải quyết việc làm mới cho cho số lao động dôi dư trong quá trình chuyển đổi sở hữu và sắp xếp doanh nghiệp và trợ cấp cho số lao động tự chấm dứt hợp đồng, bị mất việc làm khi sắp xếp lại doanh nghiệp. Lâu nay, ở Việt Nam trợ cấp thất nghiệp vẫn được coi là nằm trong khuân khổ các chính sách việc làm hơn là trong các chính sách ASXH. Thực hiện Luật BHXH được Quốc hội thông qua vào cuối tháng 6/2006 và được cụ thể hóa bằng Nghị định 127 ngày 12/12/2008 thì từ 01/01/2009, người lao động và

các doanh nghiệp sẽ bắt đầu phải đóng bảo hiểm thất nghiệp và ít nhất tới 01/01/2010, người lao động bị thất nghiệp sẽ được nhận tiền trợ cấp thất nghiệp. + Cơ chế chi trả hiện nay chưa tạo điều kiện cho các nhóm người nghèo tham gia BHXH: Mặc dù Việt Nam ngày càng quan tâm đến việc duy trì các nguồn lực của khu vực xã hội trong quá trình điều chỉnh và ổn định, nhưng lại đưa vào cơ chế trả phí sử dụng các dịch vụ BHXH mà không quan tâm thích đáng đến khả năng chịu đựng của người nghèo. Khi thu nhập của người dân quá thấp, chi phí mua dịch vụ bảo hiểm trở nên quá xa xỉ với họ. Hàng nghìn người không thể tiếp cận các dịch vụ bảo hiểm cần thiết là do sự nghèo đói túng quẫn. Đặc biệt những người sống ở vùng sâu, vùng xa, trình độ dân trí thấp, tỷ lệ thất nghiệp và thất học cao thông thường họ không hiểu được lợi ích của BHXH và ASXH.

* Bảo trợ xã hội

Các chương trình bảo trợ xã hội không đáp ứng được nhu cầu của bảo trợ hay mức độ phù hợp của công tác bảo trợ. Hơn 1 triệu người cần bảo trợ nhưng thực tế, dưới 20% trong số họ nhận được một sự giúp đỡ nào đó của Chính phủ. Chỉ có 2% số người nhận được sự bảo trợ được chăm sóc trong các cơ sở chuyên môn hóa, chưa đầy 40% số người tàn tật nặng, hơn 50% só người già cô đơn được hưởng bảo trợ xã hội.

Sự phối hợp giữa các cơ quan liên quan như ngành Lao động, Thương binh và Xã hội, Bộ tài chính, Hội trữ thập đỏ và Mặt trận tổ quốc...chưa chặt chẽ, ảnh hưởng đến khả năng huy động, quản lý và phân bổ nguồn tài chính cho cứu trợ, dẫn đến hiệu quả cứu trợ chưa cao.

Chưa có sự lồng ghép giữa chính sách cứu trợ với các chính sách kinh tế và xã hội khác để tạo nên sức mạnh chống thiên tai và giúp các đối tượng yếu thế hòa nhập với cộng đồng Ví dụ qui hoạch dân cư vùng có nguy cơ bị lũ lụt, chính sách bảo vệ môi trường, công tác phòng chống thiên tai còn kém...nên khi gặp thiên tai rất bị động, gây thiệt hại lớn về người và của. [8]

1.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.2.1. Các câu hỏi đặt ra

Để giải quyết được mục tiêu và đáp ứng được nội dung nghiên cứu của đề tài cần trả lời câu hỏi: Hệ thống an sinh xã hội huyện Văn Chấn hiện nay? Thực trạng hoạt động của hệ thống an sinh xã hội? ảnh hưởng của trợ cấp y tế, giáo dục và chương trình 135 tới vấn đề thu nhập và nghèo đói của hộ nông dân huyện Văn Chấn? Để giải quyết được vấn đề tăng thu nhập, giảm nghèo đói của hộ nông dân huyện Văn Chấn hệ thống an sinh xã hội cần giải quyết những vấn đề gì?

1.2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

1.2.2.1. Phương pháp luận

Phương pháp luận được sử dụng trong nghiên cứu đề tài là phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin.

1.2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin

a. Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp

Từ các thông tin công bố chính thức của các cơ quan nhà nước. Các nghiên cứu của cá nhân, tổ chức về phát triển kinh tế, hệ thống an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo....Những thông tin về tình hình cơ bản của huyện, hoạt động của hệ thống an sinh xã hội do các cơ quan chức năng của huyện, tỉnh cung cấp và các nguồn tài liệu khác như: Sách báo, tạp chí....vv.

b. Phương pháp thu thập tài liệu sơ cấp

+ Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Văn Chấn nằm ở sườn phía Đông Bắc của dãy Hoàng Liên Sơn. Địa hình phức tạp, có nhiều núi cao và suối lớn chia cắt. Tuy địa hình khá phức tạp nhưng Văn chấn có thể chia thành 3 vùng lớn có đặc điểm về khí hậu, tập quán sinh sống, sản xuất cũng như đời sống dân cư: Vùng trong (vùng mường lò) bao gồm 11 xã, thị trấn, là vùng tương đối bằng phẳng có tập quán canh tác tiến bộ hơn các vùng khác, đây là vùng lúa trọng điểm của huyện và của tỉnh với diện tích lúa ruộng tập trung 3.874 ha.

Vùng ngoài bao gồm 9 xã, thị trấn là vùng có mật độ dân cư thấp hơn vùng trong, đại bộ phận là người Tày, Kinh có tập quán canh tác lúa nước và vườn đồi, vườn rừng, đời sống dân cư khá hơn so với các vùng khác.

Vùng cao thượng huyện bao gồm 11 xã, là vùng có độ cao trung bình từ 600 m trở lên. Vùng này dân cư thưa thớt đại bộ phận là đồng bào dân tộc thiểu số: Mông, Dao, Khơ Mú… tập quán canh tác lạc hậu, đời sống còn nhiều khó khăn, trình độ

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của hệ thống an sinh xã hội tới vấn đề nghèo đói của hộ nông dân huyện Văn Chấn - tỉnh Yên Bái.pdf (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)