4. Kết cấu của đề tài
2.4.2. Kinh phí thực hiện
Kinh phí thực hiện chương trình 135 giai đoạn II được ghi cho hợp phần xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu bảo đảm kế hoạch vốn đầy đủ theo dự toán từng công trình đã được phê duyệt. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện do ảnh hưởng thủ tục hành chính và lạm phát, nên việc giải ngân vốn của chương trình không cao đạt khoảng 85%.
Qua số liệu bảng 2.17 cho thấy trong 3 năm (2006 - 2008) kinh phí thực hiện đạt trên 20,9 tỷ đồng. Trong đó năm 2006 là năm đầu tiên thực hiện giai đoạn II của chương trình số vốn thực hiện đạt 4,7 tỷ đồng, chiếm 22,49% tổng số vốn thực hiện trong 3 năm; năm 2007 thực hiện 7,4 tỷ chiếm 35,41% và năm 2008 đạt 8,8 tỷ đồng
chiếm 42,1%. Số vốn được giải ngân tập trung chủ yếu ở các công trình giao thông và thủy lợi chiếm 75,6% tổng số vốn giải ngân trong 3 năm.
Bảng 2.17. Kinh phí thực hiện chƣơng trình 135 giai đoạn 2006 - 2008 huyện Văn Chấn
Đơn vị tính: Triệu đồng
Công trình 2006 2007 2008 Tổng cộng
-Công trình địên 800,0 278,0 - 1.078,0
-Đường giao thông 1.700,0 3.527,0 6.512,0 11.739,0
-Kiên cố kênh mương 1.801,0 - - 1.801,0
-Công trình chợ 400,0 - - 400,0
-Công trình ngầm tràn - 1.174,0 - 1.174,0
-Công trình thủy lợi - 2.428,0 1.729,0 4.157,0
-Quy hoạch xây dựng cơ sở
hạ tầng xã - - 75,0 75,0 -Hỗ trợ xây dựng nhà sinh hoạt cộng đồng thôn - - 150,0 150,0 -Trường học - - - - -Trạm Y tế - - 418,0 418,0 Tổng cộng 4.701,0 7.407,0 8.884,0 20.992,0
Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Yên Bái
2.5. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHƢƠNG TRÌNH XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO GIAI ĐOẠN (2006 - 2008)
Các chương trình mục tiêu về xóa đói giảm nghèo hoặc là tập trung vào những xã được xác định có tỷ lệ nghèo cao hoặc là các xã vùng sâu, vùng xa vùng đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Các chương trình này gồm chương trình quốc gia về xóa đói giảm nghèo, chương trình 135, hai chương trình này tập trung vào xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu. Ngoài ra còn có sự tham gia của Bộ y tế trong việc trợ cấp y tế và Bộ giáo dục và Đào tạo trong miễn giảm học phí, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong chương trình khuyến nông và phát triển nông thôn và Ngân
hàng nhà nước Việt Nam trong các chương trình tín dụng. Trong 3 năm qua huyện Văn Chấn đã triển khai thực hiện tốt các chương trình, dự án này góp phần tích cực trong việc xóa đói giảm nghèo tại địa phương cụ thể như sau
2.5.1. Nhóm các chính sách nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực, tạo thu nhập bền vững, nâng cao năng lực cán bộ giảm nghèo
- Dự án dạy nghề cho người nghèo bắt đầu được triển khai từ năm 2007, từ nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia toàn huyện đã mở được 8 lớp đào tạo nghề cho 205 người nghèo tham gia. Nội dung đào tạo tập trung vào các lĩnh vực nuôi trồng thủy sản và chế biến nông, lâm sản…vv
- Công tác nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả thực hiện các chính sách, dự án giảm nghèo. Bằng nguồn vốn của chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo, huyện đã phối hợp cùng Sở Lao động, thương binh và Xã hội mở các lớp nâng cao năng lực cho hơn 300 cán bộ làm công tác xóa đói giảm nghèo các cấp với kinh phí gần 170 triệu đồng.
- Với mục đích hỗ trợ người nghèo về kiến thức và kỹ năng xây dựng kế hoạch, bố trí sản xuất hợp lý, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm, đã có gần 20.000 hộ nghèo được hướng dẫn làm ăn và hỗ trợ phát triển sản xuất.
2.5.2. Nhóm dự án đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng các xã nghèo vùng nghèo
- Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng các xã nghèo ngoài vùng 135: Trong 3 năm huyện Văn Chấn đã đầu tư xây dựng gần 100 công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu ở các xã khó khăn ngoài vùng 135, với tổng kinh phí thực hiện từ 3 - 8 tỷ đồng. Các hạng mục công trình gồm trường học, trạm xá, nước sạch, thủy lợi được xây mới và phát huy được hiệu quả, góp phần tạo cho người nghèo tiếp cận tốt hơn với các dịch vụ xã hội.
- Dự án phát triển các xã nghèo (Quỹ cộng đồng): Lồng ghép các hoạt động của Dự án Chia sẻ trong công tác giảm nghèo, mỗi năm huy động nguồn lực đạt 5 tỷ đồng chủ yếu tập trung vào lĩnh vực y tế, giáo dục, xây dựng cơ sở hạ tầng, sản xuất, quản lý tài nguyên ở các xã vùng cao.
- Dự án giảm nghèo WB trong các năm 2006 - 2007 mỗi năm hỗ trợ 2 - 5 tỷ đồng chủ yếu đầu tư cơ sở hạ tầng các xã nghèo trong toàn huyện, ngoài ra còn hỗ trợ khuyến nông, khuyến ngư và hỗ trợ giáo dục cho các xã nghèo.
2.5.3. Nhóm dự án hỗ trợ trực tiếp hộ nghèo phát triển bền vững
- Tín dụng ưu đãi cho hộ nghèo vay vốn phát triển sản xuất kinh doanh thông qua hệ thống Ngân hàng chính sách xã hội đã huy động nguồn vốn đạt 38,397 tỷ, mỗi năm có 1.900 - 2.600 lượt hộ nghèo được xét duyệt cho vay vốn, doanh số cho vay năm 2008 đạt 18 tỷ đồng bình quân mỗi hộ nghèo được vay 6,92 triệu đồng/lượt, nâng tổng số hộ nghèo dư nợ lên 6.163 hộ, tổng dư nợ 58,429 tỷ đồng. Nguồn vốn trên chủ yếu được sử dụng tập trung cho phát triển sản xuất, làm nhà và xây dựng công trình nước sạch sinh hoạt.
- Chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở: toàn huyện đã hỗ trợ được cho 297 hộ nghèo làm mới nhà và sửa chữa nhà theo chương trình 134.
- Chính sách hỗ trợ đất sản xuất cho hộ nghèo dân tộc thiểu số với kinh phí là 310 triệu đồng
-Chính sách hỗ trợ về y tế cho người nghèo: Bảo đảm đúng đối tượng chính sách về việc khám chữa bệnh miễn phí cho người nghèo theo nghị định số 63/2005/NĐ-CP của Chính phủ, với mục đích hỗ trợ người nghèo tiếp cận, bình đẳng trong khám chữa bệnh huyện Văn Chấn đã cấp thẻ Bảo hiểm y tế cho 133.701 lượt đối tượng, tổng kinh phí là 7,621 tỷ đồng. Về công tác khám chữa bệnh cho người nghèo Bộ Y tế đã tạo điều kiện cho người dân được tiếp cận các dịch vụ y tế. Thông qua chính sách hỗ trợ người nghèo về y tế, đã giúp cho người nghèo giảm bớt khó khăn khi gặp phải ốm đau, bệnh tật.
- Chính sách trợ giúp giáo dục cho người nghèo thực hiện chủ trương của nhà nước về hỗ trợ học sinh nghèo trong giáo dục đã có 19.634 học sinh được hỗ trợ,
tổng kinh phí hỗ trợ là 4,05 tỷ đồng; Chính sách phổ cập giáo dục trung học cơ sở theo Thông tư số 22, đã hỗ trợ năm 2008 cho 2.601 học sinh, mức hỗ trợ bình quân là 120.000 đồng/học sinh, kinh phí hỗ trợ 312,12 triệu đồng.
- Chính sách hỗ trợ người nghèo về nước sinh hoạt thực hiện Quyết định 134/QĐ-TTg, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ nước sinh hoạt cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, từ nguồn vốn trung ương đầu tư đã tiến hành hỗ trợ xây bể và mua téc chứa nước, đào giếng và xây dựng công trình cấp nước tập trung cung cấp nước sạch cho gần 3.000 hộ, tổng kinh phí thực hiện trên 1 tỷ đồng.
- Chính sách trợ giúp pháp lý cho người nghèo trong 2 năm 2007 - 2008 Trung tâm Trợ giúp pháp lý tỉnh đã tổ chức nhiều đợt trợ giúp pháp lý lưu động tại các xã trong huyện cho 497 lượt người nghèo được trợ giúp pháp lý.
- Dự án nhân rộng mô hình xóa đói giảm nghèo trong năm 2006 đã đầu tư 401 triệu đồng để xây dựng mô hình giảm nghèo phát triển đàn bò sinh sản cho 45 hộ nghèo ở các xã Suối Quyền, Sùng Đô, Chấn Thịnh được hưởng lợi. Ngoài ra còn nhiều mô hình trong sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản do các ban, ngành chỉ đạo thực hiện để hướng dẫn người ngèo cách làm ăn và nhân rộng mô hình có hiệu quả.
2.5.4. Kết quả thực hiện mục tiêu giảm nghèo
Nhờ áp dụng và thực hiện đồng bộ cơ chế chính sách, giải pháp như trên, qua 3 năm thực hiện công tác giảm nghèo tại huyện Văn Chấn đã đạt được kết quả cụ thể, qua số liệu bảng 2.18 cho thấy trong 2 năm (2007 - 2008) tổng số hộ nghèo của huyện từ 11.378 (chiếm 24,06% tổng số hộ nghèo toàn tỉnh) đã giảm xuống còn 10.486 hộ, bình quân mỗi năm giảm được 446 hộ, tỷ lệ hộ nghèo từ 37,5% đầu năm 2007 giảm xuống còn 31,8% cuối năm 2008. Đây là tỷ lệ đạt thấp. Riêng năm 2008 toàn huyện đã tăng cả về số hộ nghèo và tỷ lệ hộ nghèo và không đạt kế hoạch giảm nghèo đề ra. Nguyên nhân chủ yếu việc tái nghèo là do
- Đầu năm 2008 trên địa bàn huyện bị ảnh hưởng của đợt rét đậm, rét hại kéo dài đã ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp 1.396 ha lúa và nhiều gia súc,
gia cầm đã bị chết rét, gây thiệt hại nghiêm trọng cho sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là đồng bào vùng sâu, vùng xa vùng đặc biệt khó khăn, làm cho số hộ nghèo phát sinh tăng 535 hộ so với năm 2007.
- Năm 2008 cũng là năm do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế và lạm phát tăng cao, người dân đã gặp rất nhiều khó khăn trong việc mua sắm các nhu yếu phẩm thiết yếu phục vụ đời sống hàng ngày cũng như đầu tư cho phát triển sản xuất.
Bảng 2.18. Tổng số và tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới (Quyết định170/QĐ-TTg) trong 3 năm 2006 - 2008
STT Đơn vị 31/12/2006 31/12/2007 31/12/2008 Tổng số hộ nghèo Tỷ lệ % Tổng số hộ nghèo Tỷ lệ % Tổng số hộ nghèo Tỷ lệ % 1 Thành phố Yên Bái 1.077 5,5 848 4,12 1.522 6,1 2 Thị xã Nghĩa Lộ 1.640 27,0 1.366 20,85 1.498 22,3 3 Huyện Văn Yên 6.707 28,5 5.932 23,26 6.524 24,8 4 Huyện Trấn Yên 5.072 21,5 4.530 18,34 4.314 20,6 5 Huyện Lục Yên 8.526 41,0 6.381 29,07 7.056 31,5 6 Huyện Yên Bình 5.846 27,0 4.077 17,51 5.052 20,9 7 Huyện Văn Chấn 11.378 37,5 9.951 31,27 10.486 31,8 8 Huyện Trạm Tấu 2.384 65,0 2.363 57,61 2.624 61,3 9 Huyện Mù Cang Chải 4.668 69,0 4.595 63,20 5.148 66,8
Toàn tỉnh 47.297 30,7 40.043 24,16 44.252 25,9
5,5 27,0 28,5 21,5 41,0 27,0 37,5 65,0 69,0 30,7 4,1 20,9 23,3 18,3 29,1 17,5 31,3 57,6 63,2 24,2 6,1 22,3 24,8 20,6 31,5 20,9 31,8 61,3 66,8 25,9 TP Yên Bái Txã Nghĩa lộ Văn Yên Trấn Yên Lục Yên Yên Bình Văn Chấn Trạm Tấu Mù Cang Chải Toàn tỉnh Năm 2008 Năm 2007 Năm 2006 Hình 2.5. Biến đổi tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh và các huyện, thị
giai đoạn 2006 - 2008 (%)
2.6. ẢNH HƢỞNG CỦA AN SINH XÃ HỘI TỚI THU NHẬP CỦA HỘ NÔNG DÂN
2.6.1. Tình hình cơ bản của nhóm hộ điều tra nghiên cứu
Để nghiên cứu thực trạng ảnh hưởng của hệ thống an sinh xã hội đến nghèo đói của hộ nông dân. Cụ thể ảnh hưởng của trợ cấp giáo dục, trợ cấp y tế và chương trình 135 theo giới hạn đề tài nghiên cứu, chúng tôi đã tiến hành điều tra khảo sát 135 hộ tại 9 địa bàn điều tra bao gồm xã Phù Nham, Sơn Thịnh, Đồng Khê, Cát Thịnh, Bình Thuận, Thị trấn nông trường Trần Phú, Nậm Mười, Tú Lệ và Sùng Đô. Qua số liệu bảng 2.19 cho ta thấy
Bảng 2.19. Một số thông tin cơ bản về hộ điều tra Chỉ tiêu Tổng số hộ Cơcấu (%) Nhóm hộ điều tra Giàu- khá Trung bình Hộ nghèo TỔNG CỘNG 135 100,0 45 45 45 1. Tuổi chủ hộ Dưới 40 54 40,0 22 19 13 Từ 41 - 50 44 32,6 16 13 15 Từ 51 trở lên 37 27,4 12 8 17 2. Giới tính chủ hộ Nam 111 82,2 40 41 18 Nữ 24 17,8 5 4 27 3. Trình độ học vấn Không bằng cấp 44 32,6 3 17 24 Tốt nghiệp tiểu học 34 25,2 11 10 13 Tốt nghiệp THCS 31 23,0 13 11 7 Tốt nghiệp THPT 10 7,4 6 3 1
Công nhân kỹ thuật 8 5,9 5 3 -
Trung học chuyên nghiệp 5 3,7 4 1 -
Cao đẳng, đại học 3 2,2 3 - - 4. Số nhân khẩu Dươí 4 người 26 19,3 10 11 5 Từ 4 - 6 người 84 62,2 29 28 27 Trên 6 người 25 18,5 6 6 13 5. Ngành SXKD chính của hộ Nông nghiệp 112 83,0 28 39 45 Lâm nghiệp - - - - - Thủy sản - - - - -
Bảng 2.19. Một số thông tin cơ bản về hộ điều tra (tiếp theo) Chỉ tiêu Tổng số hộ Cơcấu (%) Nhóm hộ điều tra Giàu- khá Trung bình Hộ nghèo Công nghiệp 16 11,8 11 5 - Xây dựng - - - - - Thương nghiệp 4 3,0 3 1 - Dịch vụ 3 2,2 3 - - Khác - - - - -
6. Giá trị đồ dùng lâu bền của hộ
<10 triệu 91 67,4 23 23 45
Từ 10 - 30 triệu 39 28,9 17 22 -
Từ 31 - 40 triệu 3 2,2 3 - -
Từ 41 - 50 triệu - - - - -
Trên 50 triệu 2 1,5 2 - -
7. Giá trị tài sản tài sản cố định của hộ <10 triệu 109 80,7 29 35 45 Từ 10 - 30 triệu 19 14,1 10 9 - Từ 31 - 40 triệu 2 1,5 1 1 - Từ 41 - 50 triệu 2 1,5 2 - - Trên 50 triệu 3 2,2 3 - -
Nguồn: Số liệu điều tra năm 2008
2.6.1.1. Nguồn nhân lực của hộ
Tuổi của chủ hộ dưới 40 tuổi chiếm 40%, từ 41 - 50 tuổi chiếm 32,6% và từ 51 tuổi trở lên chiếm 27,4% tổng số hộ điều tra nghiên cứu. Qua số liệu tổng hợp cho thấy tuổi của chủ hộ tập trung chủ yếu ở từ 50 tuổi trở xuống chiếm đến 72,59% đây là độ tuổi mà đa số các chủ hộ đã ổn định về cơ sở vật chất có vốn tích lũy trong cuộc sống và làm ăn. Bên cạnh đó vai trò của người nam giới đã được khẳng định là trụ cột trong gia đình có đến 111 chủ hộ là nam giới chiếm 82,22% tổng số hộ.
Trình độ học vấn của chủ hộ tương đối thấp có 43 hộ không có bằng cấp chiếm 31,8%; tốt nghiệp từ trung học cơ sở, tiểu học chiếm 48,2%, trình độ từ công nhân kỹ thuật trở lên chỉ chiếm 20,1%. Trình độ văn hóa và chuyên môn kỹ thuật thấp sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc tổ chức sản xuất, quản lý kinh tế và chi tiêu trong gia đình, chủ hộ có trình độ cao hơn thì nhận thức tốt hơn trong việc tiếp cận với khoa học kỹ thuật áp vào sản xuất mang lại hiệu quả cao hơn. Như vậy trình độ văn hóa sẽ ảnh hưởng đến việc tổ chức, quản lý sản suất tạo ra thu nhập cho gia đình.
Qui mô nhân khẩu các hộ có qui mô nhân khẩu từ 4 - 6 người chiếm 62,2% (84 hộ), hộ có qui mô dưới 4 người chiếm 19,3% tập trung chủ yếu ở nhóm hộ giàu và trung bình, nhóm hộ nghèo chỉ có 5/26 hộ bằng 19,2%. Nếu xét về bình quân nhân khẩu 1 hộ chia theo 5 nhóm thu nhập (nhóm 1: rất nghèo; nhóm 2: nghèo; nhóm 3: trung bình; nhóm 4: khá; nhóm 5: giàu) thì nhóm 1 bình quân nhân khẩu 8 người, nhóm 2: 4,68, nhóm 3: 4,21, nhóm 4: 5,26, nhóm 5: 3,57. Như vậy, qui mô nhân khẩu của các hộ ảnh hưởng rất lớn đến lao động, thu nhập và vấn đề đói nghèo của hộ, hộ nghèo thường có số nhân khẩu đông hơn.
2.6.1.2. Ngành nghề sản xuất kinh doanh chính của hộ
0 5 10 15 20 25 30 35 40 45
Hộ giàu-khá Hộ trung bình Hộ nghèo
Nông nghiệp Công nghiệp Thƣơng mại Dịch vụ