Thu nhập của hộ

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của hệ thống an sinh xã hội tới vấn đề nghèo đói của hộ nông dân huyện Văn Chấn - tỉnh Yên Bái.pdf (Trang 91)

4. Kết cấu của đề tài

2.6.4.Thu nhập của hộ

Với tổng thu chủ yếu từ sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản thì nguồn thu nhập cũng phụ thuộc chủ yếu vào lĩnh vực sản xuất này, qua số liệu bảng 2.24 cho thấy thu nhập từ sản xuất nông lâm nghiệp chiếm 57,26%; từ tiền lương tiền công

23,29%; từ trợ giúp giáo dục, trợ giúp y tế 0,89%; từ ngành nghề SXKD 8,03% và thu khác tính vào thu nhập chiếm 10,52%.

Bảng 2.24. Thu nhập bình quân 1 hộ/năm

Đơn vị tính: 1000 đồng Chỉ tiêu Chung Nhóm hộ điều tra Giàu-khá Trung bình Hộ nghèo TỔNG CỘNG 19.712,12 34.607,40 12.790,24 11.738,71 1. Trị giá các khoản trợ giúp, học

bổng thưởng nhận từ giáo dục 36,04 9,60 14,18 84,36 2. Trị giá các khỏan trợ giúp nhận

được từ y tế 140,23 87,56 140,47 192,67

3. Thu từ tiền công, tiền lương của

các thành viên 4.591,62 9.229,56 2.140,51 2.404,80 4. Thu nhập từ trồng trọt 7.188,63 10.043,80 5.297,47 6.224,62 5. Thu nhập từ chăn nuôi 2.372,30 2.667,44 2.968,04 1.481,42 6. Thu nhập từ dịch vụ nông nghiệp 6,37 12,00 7,11 - 7. Thu nhập từ săn bắt thuần dưỡng

chim, thú 9,78 - 29,33 -

8. Thu nhập từ lâm nghiệp 1.407,80 2.302,49 1.219,20 701,71 9. Thu nhập từ thủy sản 302,19 621,76 188,04 96,76 10. Thu nhập từ ngành nghề SXKD,

dịch vụ phi nông , lâm nghiệp, thủy sản….

1.582,98 4.571,22 143,89 33,82 11. Thu khác tính vào thu nhập 2.074,18 5.061,98 642,00 518,56

Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra năm 2008

Thu nhập bình quân 1 khẩu/ một tháng là 444.000 đồng. Trong đó: thành thị 911.000 đồng, nông thôn 394.000 đồng ( thành thị so với nông thôn gấp 2,31 lần). Nếu chia theo 5 nhóm thu nhập (nhóm 1: 172.000 đồng, nhóm 2: 277.000 đồng, nhóm 3: 404.000 đồng, nhóm 4: 509.000 đồng và nhóm 5: là 851.000 đồng), nhóm 5 so với nhóm 1 thu nhập gấp 4,95 lần. Điều đó chứng tỏ chênh lệch giàu, nghèo giữa thành thị, nông thôn, giữa hộ giàu và nghèo vẫn chưa được cải thiện mà có su hướng ngày càng lớn hơn.

10,52%

8,03%

0,9%

23,29%

57,26%

SX nông, lâm nghiệp Tiền công, tiền lƣơng Trợ giúp giáo dục, y tế Sản xuất kinh doanh Thu nhập khác

Hình 2.7. Cơ cấu thu nhập của hộ năm 2008

Tuy sản xuất nông, lâm nghiệp có cơ cấu cao trong tổng thu nhập của hộ, nhưng nếu xét về thu nhập 1 khẩu 1 tháng chia theo ngành sản xuất kinh doanh chính của hộ thì ngành dịch vụ thu nhập bình quân cao nhất 1.298.000 đồng gấp 3,36 lần ngành sản xuất nông, lâm nghiệp 384.000 đồng. Điều này có thể nói lên tuy là ngành sản xuất chính, nhưng sản xuất nông lâm nghiệp mang lại thu nhập rất thấp. Vì vậy, việc chuyển dịch cơ cấu ngành tại khu vực nông thôn là việc làm hết sức cần thiết để góp phần vào việc xóa đói giảm nghèo.

2.6.5. Ảnh hƣởng của trợ cấp giáo dục, y tế đến thu nhập

Hiện nay, các chính sách trợ cấp giáo dục, trợ cấp y tế tập trung chủ yếu vào các đối tượng chính sách, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn và các hộ nghèo, qua số liệu bảng 2.24 cho thấy trong tổng số trợ cấp giáo dục, trợ cấp y tế (23.797.000 đồng). Nếu chia theo 3 nhóm thu nhập, nhóm giàu - khá chiếm 18,37%; nhóm trung bình chiếm 29,24% và nhóm nghèo chiếm 52,39%.

0 5000 10000 15000 20000 25000

Tổng số Giàu-khá Trung bình Nghèo

Tổng số Trợ cấp y tế Trợ cấp giáo dục

Hình 2.8. Kinh phí nhận đƣợc từ trợ cấp giáo dục, y tế

Qua hình 2.8 cho thấy kinh phí nhận được từ nguồn trợ cấp giáo dục, y tế có xu hướng tăng dần từ nhóm giàu - khá, trung bình và nhóm nghèo được hưởng lợi từ hai nguồn trợ cấp nhiều nhất, xu hướng trên cũng phù hợp với chính sách của Đảng và nhà nước trong việc thực hiện trợ giúp người nghèo.

Nếu xét về cơ cấu của hai nguồn trợ cấp này đối với thu nhập của hộ cho thấy đối với nhóm giàu - khá chiếm 0,28%, nhóm trung bình 1,21% và nhóm nghèo chiếm 2,36% trong tổng thu nhập. Qua đó cho thấy hai nguồn trợ cấp này chiếm 1 tỷ lệ nhỏ trong tổng thu nhập, mức độ ảnh hưởng đến thu nhập của hộ là không đáng kể, nhưng nó có một ý nghĩa rất quan trọng về mặt xã hội tạo điều kiện để các hộ gia đình tiếp cận được với các dịch vụ về giáo dục và y tế.

2.6.6. Ảnh hƣởng của trợ cấp giáo dục đến việc huy động trẻ đến trƣờng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Theo kết quả điều tra khảo sát cho thấy tỷ lệ biết chữ dân số 10 tuổi trở lên là 89,25% (nam là 93,55%, nữ 84,83%). Trong đó thành thị là 100%, nông thôn là

88,05%, kết quả trên đã phản ánh được thực trạng tình hình giáo dục của huyện và khẳng định nỗ lực cố gắng trong công tác giáo dục của các ngành tại địa phương. Tỷ lệ người biết chữ ở nhóm thu nhập cao là 95,6%, nhóm thu nhập thấp là 67,14% (chênh lệch 28,46%); dân tộc Kinh tỷ lệ cao nhất 98,36%, Dao thấp nhất 75%. Qua mức chênh lệch tỷ lệ biết chữ giữa các nhóm thu nhập, các dân tộc đòi hỏi các cấp, các ngành tập trung đầu tư, đẩy mạnh công tác giáo dục tại vùng sâu, xa vùng dân tộc ít người và hộ nghèo của huyện để các đối tượng này có điều kiện tiếp cận các dịch vụ giáo dục, nâng cao trình độ văn hoá.

Số học sinh đi học chủ yếu học ở các trường công lập chiếm đến 99,2%, đây cũng phản ánh đúng thực trạng bởi giáo dục công lập vẫn được bảo trợ của nhà nước do đó chi phí học ở các trường này thấp hơn so với các loại hình khác.

Qua số liệu bảng 2.25 cho thấy chi cho giáo dục, đào tạo 1 người đi học 1 năm là 607.000 đồng, mức chi phí này tương đối thấp. Tuy nhiên, qua khảo sát chủ yếu số người đi học là giáo dục phổ thông, còn giáo dục chuyên nghiệp chiếm tỷ trọng rất ít và là mức chi đã bỏ qua phần được miễn, giảm theo qui định. Chi phí thành thị cao hơn nông thôn 1,6 lần, chi phí này cũng cao dần theo nhóm thu nhập, nhóm nghèo chi 421.000 đồng, nhóm giàu - khá chi 1.918.000 đồng (chênh lệch giữa 2 nhóm 4,56 lần). Các khoản chi phí cao tập trung vào đóng góp cho trường, lớp, sách giáo khoa và đồ dùng học tập. Vì vậy, để giáo giáo dục, đào tạo vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn và hộ nghèo được tiếp cận tốt hơn với các dịch vụ giáo dục đòi hỏi phải có những chính sách ngoài miễn giảm học phí phải tập trung vào các nội dung trên đồng thời mở rộng đối tượng hưởng lợi từ các chính sách này. Tỷ lệ học sinh Trung học cơ sở được miễn giảm học phí là 55,32%, chủ yếu là miễn giảm hộ nghèo và vùng sâu, vùng xa vùng đặc biệt khó khăn, các chính sách về miễn giảm học phí và trợ cấp giáo dục đã có tác động rất cụ thể đến các hộ gia đình trong việc cho con em mình đi học.

Bảng 2.25. Chi cho giáo dục, đào tạo bình quân 1 ngƣời đi học trong 12 tháng qua

Đơn vị tính: 1000 đồng

Chung

Chia theo các khoản chi

Học phí cho trƣờng, Đóng góp lớp Quần áo, đồng phục Sách giáo khoa Dụng cụ học tập thêm Học Chi giáo dục khác CHUNG 607 54 153 2 85 106 25 52 Thành thị - Nông thôn Thành thị 891 188 231 - 140 144 117 72 Nông thôn 556 31 139 3 75 99 8 48 Nhóm thu nhập chung Nhóm nghèo 421 20 161 - 81 139 6 - Nhóm trung bình 555 50 191 10 110 137 18 39 Nhóm giàu - khá 1.918 181 373 - 216 233 89 229 Loại hình trƣờng Công lập 588 55 155 2 85 107 25 28 Bán công - - - - Dân lập, tư thục - - - - Khác 3.000 - - - 3.000 84

Cụ thể tỷ lệ huy động trẻ đến trường đúng độ tuổi theo cấp học như sau Tiểu học đạt 82,93%, Trung học cơ sở 84,78% và Trung học phổ thông 32,65%. Trong đó thành thị đi học đúng độ tuổi ở 100% các cấp học, ngược lại vùng nông thôn tỷ học đi học đúng độ tuổi chỉ đạt Tiểu học 82,05%, Trung học cơ sở 84,78% và Trung học phổ thông 26,67%. Qua số liệu trên cho thấy các bậc học có nhiều chính sách ưu đãi và trợ cấp thì tỷ lệ học sinh đi học cao hơn còn cấp học ưu đãi thấp đi học ít hơn, do vậy cơ hội để người nghèo và ở vùng sâu, vùng xa, đặc biệt khó khăn tiếp cận đối với các dịch vụ giáo dục ở bậc cao hơn còn rất thấp cần phải có chính sách tốt hơn để tạo điều kiện cho khu vực này tiếp cận được với các cấp học cao hơn để nâng cao trình độ dân trí góp phần vào công tác xóa đói giảm nghèo.

2.6.7. Ảnh hƣởng của trợ cấp y tế đến chăm sóc sức khỏe của ngƣời dân

Trong những năm qua các chương trình y tế nhất là các chương trình liên quan đến công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu được ưu tiên đầu tư cho vùng cao, vùng sâu, vùng xa. Tuy nhiên, các xã vùng cao, vùng sâu, vùng xa việc tiếp cận với các dịch vụ y tế còn gặp nhiều khó khăn. Theo kết quả điều tra, trước thời điểm điều tra 12 tháng có 31,2% tỷ lệ người đi khám chữa bệnh, tỷ lệ này cao hơn năm 2006 là 1,7%. Trong đó thành thị là 56,25%, nông thôn là 28,54% (cao hơn năm 2006 là 6,3%). Như vậy, năm 2008 việc chăm sóc sức khoẻ ở khu vực nông thôn đã được các cơ sở y tế và người dân quan tâm hơn. Tỷ lệ này cũng cao tăng dần theo nhóm thu nhập (nhóm 1: 20,83% trong khi nhóm 5: 40,00%), chứng tỏ với trình độ cao hơn và thu nhập cao hơn thì việc chăm sóc sức khoẻ cũng được quan tâm nhiều hơn (do nhận thức và do điều kiện kinh tế).

Tỷ lệ người có điều trị nội trú là 8,6% trong tổng số người có khám bệnh. Trong đó tỷ lệ người có BHYT hoặc sổ khám chữa bệnh miễn phí chiếm 7,4%; Tỷ lệ người có điều trị ngoại trú là 25,40%. Trong đó tỷ lệ người có BHYT hoặc sổ khám chữa bệnh miễn phí chiếm 20,60% và tập trung sử dụng dịch vụ y tế chủ yếu ở các cơ sở y tế thuộc nhà nước qua số liệu bảng 2.26.

Bảng 2.26. Tỷ lệ lƣợt ngƣời khám chữa bệnh trong 12 tháng qua tại các cơ sở y tế Đơn vị tính: % Tổng Bệnh viện nhà nƣớc Trạm y tế xã, phƣờng Phòng khám đa khoa khu vực Y tế tƣ nhân Lang y Cơ sở y tế khác I - Nội trú 100,00 52,00 24,00 24,00 - - - Tr.đó: - Thành thị 100,00 20,00 40,00 40,00 - - - - Nông thôn 100,00 55,56 22,22 22,22 - - - II – Ngoại trú 100,00 24,44 49,84 4,50 8,36 12,86 - Tr.đó: - Thành thị 100,00 54,26 19,15 5,32 21,28 - - - Nông thôn 100,00 11,52 63,18 4,15 2,76 18,43 -

Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra năm 2008

Chi tiêu y tế bình quân 1 người có khám chữa bệnh trong năm là 319.000 đồng so với năm 2006 tăng 112,6%. Trong đó: điều trị nội trú 724.000 đồng, so với năm 2006 tăng 151,00%; điều trị ngoại trú là 182.000 đồng tăng 57,6% so với năm 2006. Như vậy, chi tiêu y tế có chiều hướng tăng lên, đặc biệt là điều trị nội trú điều này có nghĩa là ngoài việc giá dịch vụ tăng lên thì người dân do điều kiện kinh tế có khá hơn nên đã lựa chọn những dịch vụ y tế có chất lượng hơn để sử dụng.

Chi tiêu y tế bình quân một người trong năm có khám chữa bệnh khu vực thành thị: 349.000 đồng, gấp1,12 lần khu vực nông thôn: 313.000 đồng. Một phần do khu vực thành thị tiếp cận các dịch vụ y tế thuận lợi hơn, mặt khác điều kiện kinh tế khá hơn. Ngược lại ở nông thôn có nhiều hộ nghèo không đủ khả năng đi khám, chữa bệnh hoặc có những hộ được cấp bảo hiểm y tế và có vùng được miễn giảm khám, chữa bệnh nên người dân tuy có đi khám, chữa bệnh nhưng chi phí

không đáng kể. Chi tiêu y tế của nhóm 5 (390.000 đồng) gấp 3,25 lần nhóm 1 (120.000 đồng).

Các hộ thu nhập thấp ở khu vực nông thôn chi phí chữa bệnh chiếm tỷ trọng (9,0%) trong tổng chi tiêu lớn hơn ở khu vực thành thị (5,04%) và ngược lại các hộ có thu nhập cao chi phí chữa bệnh chiếm tỷ trọng trong tổng chi tiêu thấp hơn ở thành thị. Là do các hộ nghèo ở khu vực nông thôn đời sống còn nhiều khó khăn, đầu tư cho chăm sóc sức khoẻ ban đầu và phòng tránh bệnh còn thấp. . . chính vì vậy họ hay mắc bệnh và thường bệnh quá nặng mới đi chữa nên chi phí cho khám chữa bệnh lúc đó khá cao và chiếm phần lớn trong tổng chi tiêu của hộ.

Như vậy, qua số liệu chi cho khám chữa bệnh của các hộ ở khu vực nông thôn, dân tộc thiểu số và hộ có thu nhập thấp cho thấy tuy ở khu vực này đã được hưởng những chính sách về y tế nhưng khi bị bệnh nặng, hiểm nghèo các nhóm dân cư này sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc chữa bệnh hay nói cách khác chi phí cho chữa bệnh thật sự là gánh nặng đối với họ, đòi hỏi phải có những chính sách trợ giúp tốt hơn nữa để giảm bớt gánh nặng cho người dân khi gặp phải những rỏi ro về sức khỏe.

2.6.8. Ảnh hƣởng của chƣơng trình 135 đến phát triển kinh tế - xã hội

Chương trình phát triển kinh - tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc miền núi, biên giới, vùng sâu, vùng xa (gọi tắt là chương trình 135). Huyện Văn Chấn được thực hiện từ năm 2000. Giai đoạn 1 của trương trình có 11 xã tham gia, giai đoạn 2 huyện Văn Chấn có 15 xã tham gia, với những hợp phần của chương trình thực hiện đã góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội của địa phương ổn định đời sống nhân dân đặc biệt là các xã có triển khai chương trình cụ thể.

* Về phát triển kinh tế: Năm 2000 tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 9,8%, cơ cấu kinh tế nhóm Nông, lâm nghiệp - thủy sản 53%, Công nghiệp - xây dựng 26%, Dịch vụ 20,5%, thu nhập bình quân đầu người đạt 2,6 triệu đồng/năm. Đến năm 2008 tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 13%, nhóm Nông, lâm nghiệp - thủy sản còn

40,97%; Công nghiệp - xây dựng tăng lên 35,32% và nhóm dịch vụ tăng lên 23,7%, thu nhập bình quân đầu người đạt 6,7 triệu đồng/năm, gấp 2,6 lần so với năm 2000

- Sản xuất nông nghiệp: Giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2000 theo giá hiện hành đạt 184,1 tỷ, năm 2008 đạt 523,8 tỷ tăng 184% so với năm 2000. Sản lượng lương thực có hạt tăng từ 40.149 tấn năm 2000, lên 50.001,1 năm 2008, sản lượng chè búp tươi tăng từ 19.000 tấn lên 34.143 tấn, đàn gia súc, gia cầm đều tăng đàn trâu từ 16.566 con lên 19.979 con, đàn bò 3.106 lên 6.257 con...

- Lâm nghiệp, thủy sản: Giá trị sản xuất lâm nghiệp tăng từ 33,9 tỷ đồng năm 2000 lên 48,7 tỷ năm 2008, tăng 43,6%; giá trị sản xuất thủy sản từ 1,8 tỷ lên 14,3 tỷ đồng.

- Công nghiệp - Xây dựng: Số cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn năm 2000 là 632 cơ sở năm 2008 là 1.910 cơ sở tăng gấp 3 lần so với năm 2000, giá trị sản xuất tăng từ 81,7 tỷ lên 204,8 tỷ đồng. Vốn đầu tư xây dựng trên địa bàn tăng từ 60 tỷ năm 2000 lên 310 tỷ năm 2008. 100% số xã dùng điện trong đó có 29/31 xã sử dụng điện lưới quốc gia, 100% xã có đường ô tô đến trung tâm xã. Trong đó: năm 2000 đường đến trung tâm xã bằng đường nhựa có 10 xã, đường đá có 9 xã và đường cấp phối có 12 xã đến năm 2008 số xã có đường nhựa đến trung tâm là 22 xã, đường đá là 2 xã và đường cấp phối còn 7 xã.

- Dịch vụ: Năm 2000 có 433 cơ sở kinh doanh thương mại, dịch vụ khách sạn trên địa bàn, năm 2008 đã có 1.607 cơ sở tham gia kinh doanh trong lĩnh vực này, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng từ 44,5 tỷ đồng năm 2000 lên

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của hệ thống an sinh xã hội tới vấn đề nghèo đói của hộ nông dân huyện Văn Chấn - tỉnh Yên Bái.pdf (Trang 91)