Đòn bẩy tài chính quá cao

Một phần của tài liệu Khủng hoảng tài chính Mỹ và bài học cho Việt Nam.doc (Trang 39 - 43)

2. Nguyên nhân gián tiếp

2.3Đòn bẩy tài chính quá cao

Từ khi cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ nổ ra đến nay có rất nhiều bài báo cũng như các bài phân tích của các chuyên gia đề cập đến một phần tác động của “đòn bẩy tài chính” như một nguyên nhân gây ra khủng hoảng. Họ cho rằng đòn bẩy tài chính quá cao là một trong những nguyên nhân chính khiến những đại gia như Bear Stearns, Lehman Brothers, Merrill Lynch, Fannie Mae và Freddie Mac “ra đi”. Cụ thể, từ năm 2004, Ủy ban Chứng khoán Mỹ (SEC) đã bãi bỏ quy định về tỷ lệ đòn bẩy tài chính không được phép vượt quá 15x đối với 5 "đại gia" phố Wall (Goldman Sachs, Merrill Lynch, Lehman Brothers, Bear Stearns và Morgan Stanley). Tính đến đầu năm 2008, cả 5 ngân hàng này đều có tỷ lệ đòn bẩy tài chính rất cao, xấp xỉ hoặc hơn 30x. Chính vì vậy, không ngạc nhiên khi 2 "đại gia" BĐS Freddie Mac và Fannie Mae với đòn bẩy tài chính hơn 60x là những nạn nhân đầu tiên của cuộc khủng hoảng.

Biểu đồ 20: Tỷ lệ đòn bẩy tài chính

Nguồn: Tổng hợp

Vậy, đòn bẩy tài chính là gì? Tại sao việc lạm dụng quá mức công cụ này lại gây ra tác động tiêu cực lên nền kinh tế Mỹ như vậy?

Đòn bẩy tài chính là việc doanh nghiệp sử dụng các nguồn tài trợ từ các khoản vay thay cho vốn chủ sở hữu. Đòn bẩy tài chính được tính bằng công thức:

Tổng tài sản/ vốn chủ sở hữu. Thông thường thì các doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy tài chính khi mà nhu cầu về vốn đầu tư của doanh nghiệp khá cao, trong khi vốn chủ sở hữu không đủ để tài trợ.

Riêng đối với các NHTM, đòn bẩy tài chính đo lường mức độ rủi ro của ngân hàng trong việc đáp ứng sự giảm giá của tài sản hoặc đáp ứng các khoản nợ. Tỷ lệ đòn bẩy tài chính đối với các NHTM thường bị khống chế ở mức độ nhất định, nhưng đối với các ngân hàng đầu tư thì tỷ lệ này cao hơn rất nhiều. Khác với các NHTM, các ngân hàng đầu tư không do Ngân hàng trung ương mà do SEC kiểm soát. Nhờ sự nới lỏng của luật lệ, các ngân hàng đầu tư đã kinh doanh theo lối “đòn bẩy tài chính” (sử dụng các khoản vay để kiếm lợi nhuận cao hơn so với việc chỉ sử dụng vốn chủ sở hữu). Thông thường, tỷ lệ này thường được khống chế ở mức 12x đối với các NHTM và 20x đối với các ngân hàng đầu tư. Từ năm 1975, các ngân hàng đầu tư được quy định tỷ lệ này không vượt quá 15x. Tuy nhiên việc bãi bỏ quy định về hạn chế tài chính của Chính phủ Mỹ từ năm 2004, cho phép các tổ chức phi ngân hàng hoạt động với tỷ lệ vay vốn lớn đã tác động đến SEC, và SEC đã bãi bỏ quy định này đối với 5 đại gia lớn ở Phố Wall.

Trên thực tế, trong thời gian các ngân hàng đầu tư hoạt động sinh lợi cao, đòn bẩy tài chính đã được coi là nhân tố kích hoạt nền kinh tế. Tuy nhiên khi đòn bẩy tài chính bị lạm dụng, dần dần vượt khỏi tầm kiểm soát thì đòn bẩy tài chính tăng cao lại trở thành “liều thuốc độc” giết chết các ngân hàng này. Không chỉ dừng lại ở các ngân hàng, theo quan điểm của IMF, chính sách thuế của Mỹ đã gián tiếp khuyến khích việc sử dụng đòn bẩy tài chính của khu vực doanh nghiệp cũng như dân cư. Cụ thể, luật thuế doanh nghiệp của Mỹ đã cho phép khấu trừ chi phí lãi vay khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp. Trong khi đó,việc huy động vốn dưới hình thức phát hành cổ phiếu lại không hề nhận được một sự ưu đãi nào về thuế. Điều này vô hình chung đã gián tiếp khuyến khích các doanh nghiệp cũng như các tổ chức tài chính sử dụng vốn vay trong hoạt động sản xuất kinh doanh hơn là tăng vốn chủ sở hữu.

tầng lớp dân cư có thu nhập thấp. Chính sách này đã góp phần khuyến khích người dân Mỹ tăng các khoản vay mua nhà của mình.

Như vậy, có thể thấy rằng chính sách ưu đãi thuế đã khuyến khích các cá nhân và tổ chức nâng đòn bẩy tài chính, vay vốn để đầu tư, trong đó một số lượng lớn vốn vay đã đổ vào đầu tư những lĩnh vực có rủi ro cao như chứng khoán, bất động sản…

Việc nổ bong bóng bất động sản đã làm gia tăng tình trạng mất khả năng thanh toán các khoản nợ. Các MBS theo đó bị mất giá trị, và khiến các định chế tài chính thiếu vốn vì mức đòn bẩy tài chính lúc này bị đẩy lên quá cao. Các định chế tài chính trước sức ép đó buộc phải giảm tỷ lệ đòn bẩy tài chính, điều này lại càng đẩy các con nợ vào tình trạng căng thẳng. Bên cạnh đó, các định chế tài chính này lại tìm cách hạ tỷ lệ đòn bẩy tài chính một phần thông qua việc bán tháo các MBS, và hệ quả lại làm cho giá của các MBS giảm sâu hơn nữa. Khi đó tỷ lệ đòn bẩy tài chính thêm xấu đi, tăng thêm áp lực phải cải thiện tỷ lệ này. Đây chính là vòng luẩn quẩn của bài toán giảm tỷ lệ đòn bẩy tài chính.

Sự ra đi của các “đại gia” Bear Stearns, Freddie Mac và Fannie Mae, Lehman Brothers và Merrill Lynch, … được coi như là ngòi nổ của cuộc khủng hoảng, dẫn đến sự khủng hoảng niềm tin của thị trường, dẫn đến sự hạ thấp tín nhiệm và sự ra đi của AIG, dẫn đến làn sóng rút tiền, gây ra khủng hoảng thanh khoản cho các ngân hàng thương mại, đặc biệt là các ngân hàng liên quan đến cho vay BĐS như Wamu và Wachovia.

2.4 Khủng hoảng niềm tin

Có thể nói rằng khủng hoảng tài chính hiện nay một phần xuất phát từ sự sụp đổ thảm khốc của niềm tin. Các ngân hàng đánh đố lẫn nhau về mức độ cho vay cũng như tài sản. Những giao dịch phức tạp được tạo ra để loại bỏ rủi ro và che giấu những trượt giá giá trị tài sản thực của ngân hàng. Đây được ví như là một “trò chơi" mà khi người ta bắt đầu cảm nhận thấy mùi của sự thua lỗ và nhìn vào hệ thống tài chính thì khi đó thua lỗ xuất hiện, cả thị trường xuống dốc và tất cả mọi người đều bị thua lỗ.Sự sụp đổ của Lehman là biểu tượng đánh dấu mức độ tin cậy đã xuống mức thấp.

Khủng hoảng độ tin cậy cũng dần vượt ra khỏi lĩnh vực ngân hàng. Đặt trong bối cảnh toàn cầu, tại hội nghị G8 tại Hokkaido, Mỹ đã phải đưa ra lời bảo

đảm rằng mọi thứ cuối cùng đã quay trở lại đúng với quỹ đạo của nó, điều này cho thấy sự mất tin tưởng toàn cầu đối với các chuyên gia của chính phủ Mỹ.

Như vậy, khủng hoảng niềm tin đã khiến cho cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ trở nên ngày càng thảm khốc, và sự mất niềm tin ấy có lẽ sẽ còn dai dẳng – một hiệu ứng đổ vỡ lâu dài và trầm trọng mà Mỹ sẽ phải mất rất nhiều thời gian để có thể vực dậy được.

CHƯƠNG III

BIỆN PHÁP ĐỐI PHÓ VỚI KHỦNG HOẢNG CỦA HOA KỲ

Biện pháp của Fed

Một phần của tài liệu Khủng hoảng tài chính Mỹ và bài học cho Việt Nam.doc (Trang 39 - 43)