Chính quyền Bush và Đạo luật kích thích kinh tế (ESA)

Một phần của tài liệu Khủng hoảng tài chính Mỹ và bài học cho Việt Nam.doc (Trang 46 - 48)

2. Biện pháp của Chính phủ Mỹ

2.1 Chính quyền Bush và Đạo luật kích thích kinh tế (ESA)

a/ Quá trình phê duyệt

Ngày 13 tháng 2 năm 2008, Tổng thống George W. Bush đã ký Economic Stimulus Act of 2008 theo đó chính phủ sẽ áp dụng một chương trình kích cầu tổng hợp trị giá 168 tỷ dollar chủ yếu dưới hình thức hoàn thuế thu nhập cá nhân.

Trước tình hình khủng hoảng tài chính nghiêm trọng, chính quyền Bush đã trình quốc hội thông qua gói tài chính 700 tỷ đô la. Ban đầu Hạ viện Hoa Kỳ do Đảng Dân chủ Hoa Kỳ chiếm đa số bác bỏ vì cho rằng không thể phí tiền để cứu không được quá nhiều tổ chức tài chính gặp khó khăn.

Song sau khi kế hoạch sử dụng 700 tỷ dollar được điều chỉnh sang hướng chi cho cả các chương trình phục vụ đông đảo người dân nhằm kích thích tiêu dùng (như trợ giúp cho người thất nghiệp, hỗ trợ dinh dưỡng cho người nghèo và người thu nhập thấp, phát triển cơ sở hạ tầng), qua đó vực dậy nền kinh tế

29/9/2008: Hạ viện bất ngờ không thông qua kế hoạch giải cứu thị trường tài chính

Mỹ với 205/228. Phản ứng ngay lập tức với quyết định trên, chỉ số công nghiệp Dow Jones tụt giảm 778 điểm - mức giảm trong một ngày mạnh nhất từ trước tới nay.

1/10/2008: Thượng viện Mỹ thông qua bản kế hoạch giải cứu 700 tỷ USD (tỷ lệ

74-25) với một số điểm đã được thay đổi, bao gồm: gia hạn đạo luật cắt giảm thuế thu nhập cho doanh nghiệp và cá nhân (tính sẽ làm ngân sách thất thu 149 tỷ USD); tăng hạn mức bảo hiểm tiền gửi tại Cơ quan Bảo hiểm tiền gửi Liên bang từ 100.000 USD lên 250.000 USD.

3/10/2008: Sau 3 giờ thảo luận và thuyết phục nhau, Hạ viện Mỹ đã bỏ phiếu lần

b/ Nội dung cơ bản của gói kích thích kinh tế

Đứng trước tình hình hết sức khó khăn của phố Wall, Bộ Tài Chính và Cục dự trữ liên bang Mỹ đã công bố kế hoạch giải cứu thị trường với tổng giá trị là 700 tỷ USD chủ yếu để mua lại các khoảng nợ xấu của các định chế tài chính

Sáu điểm chính của kế hoạch 700 tỷ USD của Mỹ

a) Sẽ ngay lập tức cho phép Bộ trưởng Bộ Tài chính Henry Paulson sử dụng số tiền 250 tỷ USD để mua lại các khoản nợ xấu trong các tổ chức tài chính. Số tiền còn lại sẽ được chi dần theo từng giai đoạn. Kế hoạch này sẽ hết hạn vào ngày 31/12/2009, trừ khi Quốc hội Mỹ cho phép gia hạn chương trình thêm 1 năm nữa. b) Đạo luật này sẽ thành lập hai ban giám sát. Ủy ban thứ nhất có tên Ủy ban Giám sát Ổn định Tài chính sẽ bao gồm Chủ tịch FED, Chủ tịch Ủy ban Giao dịch và Chứng khoán (SEC), Giám đốc Cơ quan Tài chính Địa ốc Liên bang, Bộ trưởng Bộ Nhà đất và Phát triển đô thị, Bộ trưởng Bộ Tài chính. Ủy ban này sẽ phải thường xuyên báo cáo định kỳ lên Quốc hội về quá trình thực hiện kế hoạch.

Ủy ban thứ hai là một ủy ban của Quốc hội nhằm theo dõi tình hình thị trường tài chính, hệ thống pháp lý, và hoạt động của Bộ Tài chính trong việc sử dụng quyền lực của mình trong kế hoạch này. Ủy ban này bao gồm 5 chuyên gia bên ngoài do Quốc hội chỉ định.

c) Bộ Tài chính sẽ thành lập một chương trình bảo hiểm dành cho các tài sản xấu của các doanh nghiệp với mức phí do các doanh nghiệp trả dựa trên mức độ rủi ro của tài sản. Tiền bảo hiểm trả cho các doanh nghiệp sau khi đã trừ đi số tiền bảo phí sẽ nằm trong số tiền 700 tỷ USD của kế hoạch.

d) Chính phủ Mỹ được yêu cầu phải gây tác động đối với các tổ chức cho vay để họ giảm thiểu số vụ tịch biên nhà. Tuy nhiên, một điểm đáng chú ý mà Chính phủ Mỹ không thể đạt được thỏa thuận với Quốc hội là điều chỉnh các điều khoản vay vốn để giúp những người sở hữu nhà đã nộp đơn xin phá sản có thể giữ lại được ngôi nhà của họ.

e) Trong kế hoạch này, người nộp thuế sẽ được coi như những người nắm giữ cổ phần trong các doanh nghiệp có tài sản xấu được mua lại. Nếu Chính phủ Mỹ thua lỗ vì trả giá quá cao cho các khoản nợ xấu, đạo luật yêu cầu Tổng thống phải đề

xuất một kế hoạch thu hồi vốn trong trường hợp kế hoạch này thua lỗ trong vòng 5 năm kể từ ngày có hiệu lực.

f) Đạo luật cũng như áp dụng hạn chế đối với lương thưởng của lãnh đạo các doanh nghiệp tham gia chương trình, đặc biệt là gói bồi thường “chiếc dù vàng” dành cho các lãnh đạo doanh nghiệp rời khỏi các công ty được giải cứu.

Một phần của tài liệu Khủng hoảng tài chính Mỹ và bài học cho Việt Nam.doc (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w