2. Biện pháp của Chính phủ Mỹ
1.4 Bài học cho các ngân hàng trong hoạt động quản lý tín dụng
Từ khi bắt đầu khủng hoảng, Fed và các cơ quan giám sát khác của Mỹ đã hợp tác với các cơ quan giám sát nước ngoài để tìm ra nguyên nhân khủng hoảng
Các phân tích đã tái khẳng định rằng an toàn vốn, xây dựng kế hoạch thanh khoản hiệu quả và tăng cường quản lý rủi ro là những yếu tố cần thiết nhất để hệ thống ngân hàng hoạt động an toàn và phát triển tốt. Khủng hoảng cho thấy một số tổ chức tín dụng đã có những thiếu sót nghiêm trọng ở một hoặc các mặt nêu trên. Cuộc khủng hoảng cũng đã nhấn mạnh sự cần thiết phải tăng cường tính thận trọng và hiệu lực của các cơ quan giám sát nhằm đảm bảo rằng các tiêu chuẩn đặt ra phải được thực hiện. Ngân hàng trung ương cần thực hiện giám sát chặt chẽ tỷ lệ vốn của các tổ chức tài chính tương ứng với mức độ rủi ro của tài sản và trao đổi đánh giá với các nhà quản lý cấp cao của các tổ chức này. Đồng thời có những quy định chặt chẽ về tỷ lệ đòn bẩy tài chính tại các tổ chức tín dụng, đặc biệt là các NHTM nhằm tránh hiểm hoạ chạy theo lợi nhuận của các đơn vị này dẫn đến những hiểm hoạ khôn lường khi nền kinh tế có biến động.
Khủng hoảng cũng cho thấy tầm quan trọng của việc quản lý thanh khoản hiệu quả. Các tổ chức tín dụng cần theo dõi trạng thái thanh khoản và đưa ra các chiến lược thanh khoản, các diễn biến chính của thị trường và rủi ro thanh khoản. Từ thực tiễn cho thấy để có được khả năng thanh khoản đầy đủ đòi hỏi một tổ chức phải có nhiều hơn những tài sản có tính thanh khoản cao so với những tài sản mà các ngân hàng nắm giữ trong điều kiện bình thường;- tất nhiên khi duy trì tỷ lệ thanh khoản cao cũng đồng nghĩa với việc các đơn vị này phải hy sinh một phần mục tiêu lợi nhuận- và trên thực tế việc thực hiện giải pháp này luôn gặp khó khăn các tổ chức tài chính còn phải dự tính đến trạng thái thanh khoản khi thị trường rơi vào hoàn cảnh khó khăn.
Sau vốn và thanh khoản thì nhân tố chính thứ ba đảm bảo hệ thống gân hàng hoạt động an toàn và lành mạnh là quản lý rủi ro hiệu quả.Ccác ngân hàng cần nâng cao hoạt động quản trị rủi ro của mình.
Để đảm bảo được tính thanh khoản và quản lý rủi ro tốt các tổ chức tín dụng cần tuân thủ các nguyên tắc cho vay chặt chẽ. Xác định rõ việc mục đích các khoản vay, thực hiện theo đúng nguyên tắc cho vay, thẩm định thật kỹ các dự án và làm tốt công tác giảm sát các khoản vay. Thực tế, vì mục tiêu lợi nhuận và không lường trước được những hiểm hoạ của sự tăng trưởng không lành mạnh các ngân hàng ở Mỹ đã cho vay ô ạt và việc cho vay không còn dựa trên những tiêu chuẩn chặt chẽ như trước, hệ quả là các ngân hàng này đang tự đánh cược mình vào khả năng trả nợ của những khách hàng có rủi ro vỡ nợ cao.
Công khai hoạt động
Để giải bài toán khủng hoảng, cả Việt Nam và Hoa Kỳ đều đưa ra một phương pháp giải giống nhau- đó là sử dụng gói kích thích kinh tế, tuy nhiên cách thức thực hiện thì hoàn toàn khác nhau. Vậy, ta cần học những gì từ cách giải bài toán trên của chính phủ Hoa Kỳ?
Vẫn là những điểm yếu của kinh tế Việt Nam cũng như của việc thực thi các chính sách ở Việt Nam. Tại sao chính phủ Mỹ công khai gói kích cầu thông qua việc thiết lập một trang web riêng www.recovery.gov về gói kích cầu? Hay như người láng giềng Trung Quốc thành lập 24 tổ kiểm tra với sự tham gia của nhiều cơ quan, bộ ngành? “Khi khủng hoảng tài chính ập đến, điều quan trọng thứ nhất là lòng tin” (Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo) – vẫn là vấn đề về lòng tin như đã trình bày ở trên. Thực tế đã chứng minh, : bài học về xây dựng và củng cố niềm tin của công chúng càng có giá trị hơn trong thời kỳ khủng hoảng “Kích cầu” lòng tin của nhân dân có thể tạo sức bật mới cho nền kinh tế.
Việc lập một website có lẽ không khó, nhưng vấn đề nằm ở chỗ, làm thế nào để đảm bảo công khai chi tiết từng thông tin, từng đồng được chi tiêu, mới là việc khó gấp bội. Một trong những tiêu chuẩn hàng đầu của quản trị Chính phủ là minh bạch. Vì minh bạch là điều kiện tiên quyết để luật pháp phát huy tác dụng, được thực thi nghiêm chỉnh.
Công khai thông tin làm gia tăng mạnh mẽ niềm tin vào Chính phủ. Niềm tin của nhân dân là yếu tố then chốt tạo ra sự ổn định chính trị. Đặc biệt trong bối cảnh suy thoái kinh tế, bóng mây khủng hoảng lan rộng, bao trùm toàn cầu; việc củng cố niềm tin của nhân dân càng có ý nghĩa thiết thực hơn, không chỉ góp phần tăng cường sự ủng hộc của nhân dân vào những nỗ lực và biện pháp đúng đắn của Chính phủ, mà hơn nữa, cũng là biện pháp tâm lý, trấn an niềm tin và đồng thuận của nhân dân vượt qua những thời điểm khó khăn của khủng hoảng.
Xây dựng các gói kích thích kinh tế phù hợp với điều kiện của quốc gia
Như đã nêu ở trên, để khắc phục cuộc khủng hoảng tài chính, Chính phủ Mỹ đã đưa ra các gói kích thích kinh tế trị giá hàng trăm tỷ USD. Trong thời gian ngắn, đây được coi là biện pháp phù hợp kịp thời giải quyết hậu quả khủng hoảng. Theo Paul Krugman, nhà kinh tế đoạt giải Nobel 2008: “Gói kích thích kinh tế không
thích kinh tế của Mỹ tỏ ra ít hiệu quả một khi tỷ lệ thất nghiệp giảm rất chậm, tăng trưởng GDP không mấy khả quan. Từ thực tế đó cho thấy, việc thực hiện chính sách kích cầu kinh tế của Chính phủ các nước, trong đó có Việt Nam, là hành động nằm trong xu thế chung của thế giới, tuân theo quy luật khách quan. Vấn đề ở đây là chúng ta cần xác định rõ ràng mục tiêu, hoàn cảnh kinh tế cũng như khả năng của mình nhằm xây dựng những gói kích thích kinh tế hiệu quả, tránh gặp phải những tác động phụ như trong chính sách kích thích kinh thế của Mỹ.
Hiện tại, Chính phủ Việt Nam đã đang thực hiện hai gói kích cầu : gói kích thích kinh tế thứ nhất hỗ trợ lãi suất 4% đối với các tổ chức, cá nhân thực hiện vay vốn ngân hàng trong thời hạn tối đa là 8 tháng. Gói thứ hai cung cấp bù lãi suất 4% cho doanh nghiệp, song hướng vào các nguồn vốn trung và dài hạn trong khoảng thời gian 24 tháng.
Thứ nhất, cả hai gói kích thích kinh tế của Việt Nam đều hướng tới mục tiêu hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước và các doanh nghiệp nhằm về xuất khẩu,. Trong khi đó, chính sách kích cầu của Mỹ nhằm vào kích thích tiêu dùng nội địa, giảm các dòng thuế. Sự khác biệt về mục tiêu ổn định và tăng trưởng kinh tế giữa Việt Nam và Mỹ đã dẫn đến việc xây dựng các mục tiêu khác nhau của chính sách kích cầu. Thực tế cho thấy, mô hình tăng trưởng của Việt Nam bị ảnh hưởng nhiều bởi tổng cầu nước ngoài do phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu, do đó bản thân Việt Nam không lựa chọn tăng tổng cầu nội địa mà chọn duy trì nhân tố được Chính phủ đánh giá là quan trọng của nền kinh tế là các doanh nghiệp sản xuất trong nước (mà phần không nhỏ là các DNNN) và doanh nghiệp nhắm về xuất khẩu. Trái lại, các gói kích thích kinh tế Mỹ nhắm vào duy trì tái tạo việc làm - thị trường bị tác động nặng nề trong khủng hoảng và làm ảnh hưởng đến tổng cầu xã hội, cố gắng kích cầu cá nhân. Các khoản hỗ trợ thuế trực tiếp cho doanh nghiệp vì thế chiếm tỷ trọng rất khiêm tốn trong gói kích thích kinh tế này.
Thứ hai, mô hình kích cầu Mỹ diễn ra sau một gói cứu trợ hệ thống ngân hàng, trong đó gói cứu trợ ngành ngân hàng của Mỹ lên đến 700 tỉ đô la. Sau đó, quốc gia này mới tiến hành gói kích cầu kinh tế. Trong khi đó, mô hình của Việt Nam là không có gói hỗ trợ ngân hàng. Nguyên nhân là vì khủng hoảng tài chính không tác động trực tiếp đến hệ thống ngân hàng ở Việt Nam, ngân hàng không bị thua lỗ do các khoản nợ thứ cấp và các khoản đầu tư tài chính.
Như vậy, Việt Nam đã rút ra được nhiều bài học từ chính sách kích thích kinh tế của Mỹ. Tùy vào hoàn cảnh cụ thể của quốc gia mÌnh, Chính phủ Việt Nam đã có những bước đi đúng trong việc thực hiện những gói kích cầu phù hợp dựa trên những thành công Mỹ đã đạt được. Từ đó, góp phần duy trì một thị trường việc làm ổn định thông qua hỗ trợ trực tiếp cho doanh nghiệp, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô. Tuy nhiên, để chính sách kích cầu của Việt Nam đạt hiệu quả cao nhất, Chính phủ cần tác động từ nhiều mặt và đưa ra những biện pháp linh hoạt hơn trong từng điều kiện kinh tế.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO