Một vài ứng dụng của laze

Một phần của tài liệu giáo án vật lí 12 cơ bản hkii (Trang 33 - 34)

+ Trong y học, lợi dụng khả năng có thể tập trung năng lượng của chùm tia laze vào một vùng rất nhỏ, người ta đã dùng tia laze như một dao mổ trong các phẫu thuật tinh vi như mắt, mạch máu, … Ngoài ra, người ta cũng sử dụng tác dụng nhiệt của tia laze để chữa một số bệnh như các bệnh ngoài da…

+ Trong thông tin liên lạc, do có tính hướng và tần số rất cao có ưu thế đặc biệt trong vô tuyến. Do có tính kết hợp và cường độ cao nên các tia laze được sử dụng rất tốt trong việc truyền tin bằng cáp quang.

+ Trong công nghiệp, vì tia laze có cường độ lớn và tính định hướng cao nên nó được dùng trong các công việc như cắt, khoan, tôi, … chính xác trên nhiều vật liệu.

+ Trong trắc địa, laze được dùng trong các công việc như đo khoảng cách, tam giác đạc, ngắm đường thẳng, …

+ Laze còn được dùng trong các đầu đọc đĩa CD, trong các bút chỉ bảng, bản đồ, trong các thí nghiệm quang học ở trường phổ thông.

Hoạt động 4 (5 phút: Củng cố, giao nhiệm vụ về nhà.

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

Cho học sinh tóm tắt những kiến thức đã học trong bài. Yêu cầu học sinh về nhà giải các bài tập trang 173 SGK và bài tập 34.11 SBT.

Tóm tắt lại những kiến thức đã học trong bài. Ghi các bài tập về nhà.

Chương VII. HẠT NHÂN NGUYÊN TỬ

Tiết 58 . TÍNH CHẤT VÀ CẤU TẠO HẠT NHÂN I. MỤC TIÊU

- Nêu được cấu tạo của các hạt nhân.

- Nêu được các đặc trưng cơ bản của prôtôn và nơtron. - Giải thích được kí hiệu của hạt nhân.

- Định nghĩa được khái niệm đồng vị.

II. CHUẨN BỊ

Giáo viên: Bảng kê khối lượng của các hạt nhân. Học sinh: Ôn lại về cấu tạo nguyên tử.

III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC

Hoạt động 1 (5 phút): Kiểm tra bài cũ: Laze là gì? Nêu một vài ứng dụng của laze. Hoạt động 2 (20 phút): Tìm hiểu về cấu tạo hạt nhân.

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung cơ bản

Yêu cầu học sinh nêu cấu tạo nguyên tử.

Yêu cầu học sinh thực hiện C1. Giới thiệu cấu tạo hạt nhân. Yêu cầu học sinh chọn một nguyên tố trong bảng hệ thống tuần hoàn và nêu cấu tạo hạt nhân của nguyên tố đó.

Giới thiệu kí hiệu hạt nhân. Yêu cầu học sinh tìm một số ví dụ.

Giới thiệu khái niệm đồng vị. Yêu cầu học sinh đọc sgk và nêu các đồng vị của hiđrô và của cacbon.

Nêu cấu tạo nguyên tử. Thực hiện C1.

Ghi nhận cấu tạo hạt nhân. Chọn một nguyên tố trong bảng hệ thống tuần hoàn và nêu cấu tạo hạt nhân của nguyên tố đó.

Ghi nhận kí hiệu hạt nhân. Tìm một số ví dụ (dựa vào bảng trang 177).

Ghi nhận khái niệm.

Nêu các đồng vị của hiđrô và của cacbon.

Một phần của tài liệu giáo án vật lí 12 cơ bản hkii (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(48 trang)
w