Vai trò của dịch vụ bảo hiểm trong nền kinh tế và đời sống xã hộ

Một phần của tài liệu Phát triển các dịch vụ bảo hiểm tại công ty bảo việt phú thọ (Trang 30 - 34)

Bảo hiểm là một ngành kinh tế hết sức nhạy cảm, có thể coi bảo hiểm chính là lá chắn của nền kinh tế quốc dân, chính vì vậy bảo hiểm có một vai trò đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế

1.1.6.1. Bảo hiểm góp phần ổn định tài chính cho người tham gia trước tổn thất do rủi ro gây ra.

Rủi ro dù bắt nguồn từ thiên tai hay tai nạn bất ngờ đều gây thiệt hại về kinh tế, ảnh hưởng đến thu nhập, đời sống, sản xuất kinh doanh của các cá nhân, doanh nghiệp tham gia bảo hiểm, chưa kể có lúc gây thiệt hại về người. Tổn thất đó sẽ được bảo hiểm bồi thường về mặt tài chính để người tham gia nhanh chóng khắc phục hậu quả, ổn định đời sống và sản xuất kinh doanh. Từ đó, người bị thiệt hại có thể khôi phục và phát triển sản xuất kinh doanh và các hoạt động khác một cách bình thường, tác động này phù hợp với mục tiêu kinh tế nên thu hút được số đông người tham gia.

1.1.6.2. Bảo hiểm góp phần đề phòng và hạn chế tổn thất, giúp cho cuộc sống con người an toàn hơn, xã hội trật tự hơn, giảm bớt nỗi lo cho mỗi cá nhân và doanh nghiệp.

Khi đã tham gia bảo hiểm, cơ quan hoặc công ty bảo hiểm sẽ cùng với người tham gia thực hiện các biện pháp để đề phòng và hạn chế tổn thất, rủi ro đã xảy ra. Cơ quan, công ty bảo hiểm đóng góp tài chính một cách tích cực để thực hiện các biện pháp hạn chế rủi ro như tuyên truyền, hướng dẫn các biện pháp phòng chống tai nnaj, mua sắm thêm các dụng cụ phòng chát chữa cháy, cùng các ngành giao thông làm các biển báo, các đường lánh nạn....

1.1.6.3. Bảo hiểm góp phần tăng tích lũy và tiết kiệm chi cho Ngân sách Nhà nước.

Với quỹ bảo hiểm do các thành viên tham gia đóng góp, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ trợ cấp hoặc bồi thường tổn thất thuộc phạm vi bảo hiểm cho người tham gia để họ khôi phục đời sống, sản xuất kinh doanh. Như vậy, Ngân sách Nhà nước không phải chi ra để trợ cấp cho ác thành viên, các doanh nghiệp khi các đối tượng này gặp rủi ro, giúp giảm gánh nặng cho Ngân sách nhà nước, tất nhiên là trừ những

23

trường hợp tổn thất mang tính thảm hỏa, có tính xã hội rộng lớn. Mặt khác, dịch vụ bảo hiểm nhất là bảo hiểm thương mại có nghĩa vụ đóng góp vào ngân sách nhà nước thông qua việc thực hiện đóng góp các loại thuế có liên quan, như vậy là dịch vụ bảo hiểm tăng thu cho ngân sách.

1.1.6.4. Bảo hiểm còn là phương thức huy động vốn để đầu tư phát triển kinh tế - xã hội.

Dưới hình thức phí bảo hiểm, ngành bảo hiểm đã huy động mốt số lượng vốn khá lớn từ các đối tượng tham gia. Số vốn đó ngoài chi trả bồi thường thiệt hại còn là nguồn vốn đầu tư vào hoạt động kinh tế sinh lời, phát triển kinh tế - xã hội, làm tăng vòng chu chuyền nguồn vốn, làm cho hệ thống tài chính sôi động hơn...

1.1.6.5. Bảo hiểm còn góp phần thúc đẩy phát triển quan hệ kinh tế giữa các nước thông qua hoạt động tái bảo hiểm.

Thị trường bảo hiểm nội đại và thị trường bảo hiểm quốc tế có mối quan hệ qua lại, thúc đẩy nhau phát triển thông qua hình thức phân tán rủi ro và chấp nhận rủi ro – hình thức tái bảo hiểm giữa các công ty của các nước. Như vậy bảo hiểm vừa góp phần phát triển quan hệ kinh tế giữa các nước, vừa góp phần ổn định thu chi ngoại tệ cho ngân sách.

1.1.6.6. Bảo hiểm thu hút một số lượng lao động nhất định của xã hội, góp phần giảm bớt tình trạng thất nghiệp trong nền kinh tế, đồng thời dịch vụ bảo hiểm cũng góp phần giải quyết và ổn định đời sống cho một bộ phận người lao động trong ngành bảo hiểm.

*/ Đặc điểm của dịch vụ bảo hiểm

Cũng giống với các loại hình dịch vụ khác, dịch vụ bảo hiểm cũng có các đặc trưng chung như sau:

- Người cung cấp và nhu cầu về dịch vụ bảo hiểm:

Người cung cấp dịch vụ bảo hiểm: Chính là các doanh nghiệp bảo hiểm kinh doanh dịch vụ bảo hiểm để phục vụ khách hàng của mình. Các doanh nghiệp tham gia kinh doanh dịch vụ bảo hiểm có thể tăng hoặc giảm tùy theo nhu cầu của thị trường và tùy theo khả năng cạnh tranh. Các doanh nghiệp luôn nâng cao chất lượng

24

dịch vụ thông qua việc nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, chính là sản phẩm bảo hiểm. Ngày càng có nhiều sản phẩm bảo hiểm được phát triển và hoàn thiện phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế xã hội trong quá trình hội nhập và toàn cầu hóa. Sản phẩm bảo hiểm luôn được cải tiến, hoàn thiện và đổi mới nhằm đáp ứng nhu cầu phong phú của thị trường.

Cầu về dịch vụ bảo hiểm: là nhu cầu của dân cư, của các tổ chức xã hội, của các đươn vị sản xuất, kinh doanh...xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu về dịch vụ bảo hiểm ngày càng tăng. Nếu theo thang bậc nhu cầu của Maslow thì nhu cầu về bảo hiểm không thuộc nhu cầu thiết yếu, do vậy dịch vụ bảo hiểm được quan tâm nhiều hơn khi người dân đã có tích lũy. Điều này cũng có nghĩa là khi nền kinh tế xã hội phát triển thì các tổ chức kinh tế xã hội cũng phát triển theo, đời sống vật chất tinh thần của dân cư cũng được cải thiện...do đó nhu cầu đa dạng về dịch vụ bảo hiểm tăng lên.

- Giá cả của dịch vụ bảo hiểm:

Giá cả của dịch vụ bảo hiểm, hay còn gọi là giá cả của sản phẩm bảo hiểm chính là phí bảo hiểm. Phí bảo hiểm là một khoản tiền mà người mua bảo hiểm phải trả cho người cung cấp dịch vụ bảo hiểm để được bồi thường khi có tổn thất xảy ra đối với đối tượng bảo hiểm do rủi ro được bảo hiểm là nguyên nhân trực tiếp gây ra. Phí bảo hiểm được xác định trên cơ sở thỏa thuận giữa người sử dụng và người cung cấp dịch vụ bảo hiểm về một dịch vụ bảo hiểm nào đó và cũng có thể xem đó là giá chấp nhận của thị trường về dịch vụ (hay sản phẩm) bảo hiểm. Phí bảo hiểm được tính toán trên cơ sở giá trị bảo hiểm (hay số tiền bảo hiểm) với tỷ lệ phí bảo hiểm. Nếu giá trị bảo hiểm (hay số tiền bảo hiểm) càng lớn, tỷ lệ phí bảo hiểm càng cao thì phí bảo hiểm càng lớn và ngược lại.

Phí bảo hiểm cũng luôn thay đổi, nó phụ thuộc vào rủi ro nhiều hay ít, mức độ nguy hiểm cao hay thấp, trình độ quản lý rủi ro, mức độ thiệt hại khi xảy ra rủi ro, điều kiện bảo hiểm cũng như nhận thức của con người...Ngoài ra phí bảo hiểm còn phụ thuộc vào các quy luật thị trường như quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh...trên thị trường dịch vụ bảo hiểm.

25

- Cạnh tranh và liên kết giữa các nhà cung cấp dịch vụ bảo hiểm:

Cũng giống như các loại hình dịch vụ khác, trên thị trường cung cấp dịch vụ bảo hiểm luôn có sự cạnh tranh gay gắt và cả sự liên kết giữa các nhà cung cấp dịch vụ bảo hiểm.

Ngoài ra, dịch vụ bảo hiểm còn có các đặc trưng riêng như:

- Dịch vụ bảo hiểm có tiềm năng phát triển lớn, đối tượng khách hàng rộng, đối tượng bảo hiểm rất đa dạng bao gồm tài sản, con người và trách nhiệm dân sự.

- Dịch vụ bảo hiểm phát triển phụ thuộc vào sự phát triển của điều kiện kinh tế xã hội. Khi xã hội phát triển thì nhu cầu an toàn trong sản xuất, kinh doanh cũng như đời sống sinh hoạt của người dân càng được đặt ra cao hơn đã tạo điều kiện thúc đẩy dịch vụ bảo hiểm phát triển.

- Dịch vụ bảo hiểm cung cấp sản phẩm đặc biệt liên quan đến rủi ro, nguy hiểm. Bảo hiểm ra đời là do sự tồn tại khách quan của rủi ro. Rủi ro là những đe dọa nguy hiểm, bất ngờ mà con người không thể lường trước được là nguyên nhân gây ra tổn thất, thiệt hại cho đối tượng bảo hiểm. Bảo hiểm là một ngành kinh doanh đặc biệt trong xã hội.

- Dịch vụ bảo hiểm là dịch vụ tài chính, chịu sự kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ của nhà nước. Nhà nước có thể can thiệp vào hoạt động của các doanh nghiệp bảo hiểm. Nhà nước không những xét duyệt biểu phí, xác định giới hạn trách nhiệm bồi thường mà còn quyết định sản phẩm được phép kinh doanh hoặc hình thức triển khai bắt buộc hay tự nguyện. Chỉ có dịch vụ bảo hiểm mới có hình thức bắt buộc người tiêu dùng phải sử dụng một số sản phẩm bảo hiểm.

- Dịch vụ bảo hiểm hoạt động theo quy luật số đông bù số ít, đây là quy luật đặc thù của ngành bảo hiểm. Bảo hiểm chính là sự phân tán rủi ro, chia nhỏ tổn thất của một hay một số người cho nhiều người cùng gánh chịu. Tức là lấy số đông để bù vào rủi ro của một số ít. Một người tự mình thì không thể gánh nổi khi sự cố bảo hiểm xảy ra nhưng nhiều người san sẻ thì sẽ vượt qua được. Từ quy luật này cho thấy trên một lĩnh vực bảo hiểm nếu thu hút được nhiều khách hàng tham gia thì phí bảo hiểm thu được từ khách hàng càng lớn, tác dụng bồi thường khi có sự cố xảy ra

26

càng cao. Quy luật “số đông bù số ít” luôn được các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm tận dụng triệt để. Quy luật này không phát huy tác dụng thì hoạt động của dịch vụ bảo hiểm không thể tồn tại, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ bị phá sản.

Một phần của tài liệu Phát triển các dịch vụ bảo hiểm tại công ty bảo việt phú thọ (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)