2.3.3.1. Lợi nhuận - Hiệu quả quy ước giai đoạn 2009- 2013
Hiệu quả quy ước kinh doanh của Công ty được cấu thành từ nguồn chính: + Hiệu quả thu được từ kinh doanh dịch vụ bảo hiểm gốc
+ Khoản lãi đầu tư mà Tổng công ty phân bổ hàng năm dựa trên kết quả hoạt động đầu tư từ nguồn vốn tập trung. Cơ sở để phân bổ cho các công ty thành viên dựa trên tổng số lãi đầu tư toàn Tổng công ty thu được trong năm và được chia cho các công ty thành viên căn cứ vào dòng tiền mà các công ty chuyển về Tổng công ty, quy mô của các nguồn quỹ dự phòng. Như vậy, khoản thu từ hoạt động này, quyền chủ động phần lớn thuộc Tổng công ty.
Do đó, việc phân tích hiệu quả quy ước nên được đánh giá chủ yếu
thông qua hiệu quả của hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo hiểm gốc vì nó
phản ánh đầy đủ nhất những mặt hoạt động của Công ty.
Bảng 2.7. Hiệu quả kinh doanh quy ước 2009 - 2013
ĐVT: Triệu đồng
NĂM
NÔI DUNG 2009 2010 2011 2012 2013
A. CHỈ TIÊU THU I. Hoạt động bảo hiểm
1. Thu phí bảo hiểm gốc 25.526,48 32.304,22 46.318,48 39.280,05 44.216 2. Các khoản giảm trừ 4.361,06 5.336,28 11.766,85 5.960,64 8.072 - Phí chuyển Tổng công ty 4.361,06 5.336,28 11.766,85 5.960,64 8.072 3. Tăng (-) giảm (+) dự phòng phí (691,37) (2.199,85) (2.531,08) (121,12) (1.043)
4. Thu phí giám định 0,45 - - - -
5. Thu giám định hộ xe cơ giới 24,90 28,54 43,60 53,90 50 6. Thu phí đại lý xử lý hàng bồi thường
100%
- - - - -
7. Thu khác về nhượng bán tài sản cố định - - 1,64 33,64 - 8. Các khoản thu khác 12,87 22,14 18,18 15,02 - Tổng (a) 20.512,28 24.818,76 32.083,97 33.300,85 35.151 II. Hoạt động tài chính
55 NĂM
NÔI DUNG 2009 2010 2011 2012 2013
1. Thu lãi tiền gửi không kỳ hạn 18,23 20,50 65,99 1,67 - 2. Thu từ chênh lệch tỷ giá 0,22 0,00 0,04 0,01 - 3. Lãi đầu tư tập trung 874,75 1.086,23 2.128,15 1.601,18 -
Tổng (b) 893,20 1.106,73 2.194,18 1.602,86 B. CHỈ TIÊU CHI
I. Hoạt động bảo hiểm
1. Chi bồi thường bảo hiểm gốc 11.069,06 12.394,87 18.882,64 14.451,79 16.776 2. Các khoản giảm trừ 890,58 467,18 3.389,18 321,14 326 - Bồi thường theo tỷ lệ thuộc trách nhiệm Tcty 890,58 467,18 3.389,18 321,14 326 3. Tăng (+) giảm (-) dự phòng bồi thường 47,36 283,18 410,19 (164,27) 93 4. Trích dự phòng giao động lớn 1.053,57 1.347,98 1.807,42 1.631,79 2.166 5. Chi hoa hồng đại lý bảo hiểm gốc 1.860,05 2.372,32 4.208,89 4.507,36 5.063 6. Chi phí giám định tổn thất 17,99 26,46 74,44 177,40 53 7. Chi đề phòng hạn chế tổn thất 466,23 634,27 576,66 767,23 1.045 8. Chi hoa hồng môi giới bảo hiểm gốc 24,97 40,04 17,50 11,23 - 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 5.689,65 7.283,54 6.737,35 8.271,29 9.275 10. Chi phí thanh lý, nhượng bán TSCĐ - - - 7,35 - Tổng (c) 19.338,29 23.915,48 29.325,91 30.069,73 34.145 II. Hoạt động tài chính
1. Chi phí liên quan đến TGNH không KH (TTP NH)
5,55 10,21 16,05 12,47 -
2. Chí phí chênh lệch tỷ giá 6,45 6,59 13,34 0,01 - Tổng (d) 12,00 16,80 29,39 12,47 - C. HIỆU QUẢ KINH DOANH QUY -
ƯỚC Trong đó:
2.055,19 1.993,21 4.922,84 5.551,66 2.406
- Kinh doanh BH gốc (a-c) 1.173,99 903,28 2.758,06 3.961,27 1.006
- Lãi đầu tư tập trung, tiền gửi KKH, khác(b-d)
881,20 1.089,93 2.164,79 1.590,39 1.400
56
Qua số liệu của Bảng 2.7, so sánh với tốc độ tăng trưởng doanh thu sau khi đã loại bỏ ảnh hưởng của nhân tố biến động giá nguyên liệu nhập khẩu (năm 2008), trong khi doanh số ngày càng tăng lên thì ngược lại hiệu quả kinh doanh bảo hiểm gốc lại có xu hướng không ổn định. Liệu đây có phải là một điều không bình thường? Thật ra, hiệu quả kinh doanh của Bảo Việt Phú Thọ trong kỳ nghiên cứu cũng là hình ảnh thu nhỏ của hoạt động kinh doanh trên thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam và tất yếu cũng sẽ đi theo xu thế chung của thế giới đó là:
- Chi phí kinh doanh ngày một tăng cao (nhất là chi phí khai thác hay chi phí bán hàng);
- Lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm gốc ngày một giảm dần;
- Lợi nhuận chính của các công ty bảo hiểm đến từ hoạt động đầu tư. Các số liệu trình bày trong bảng 2.7 được diễn giải chi tiết như sau:
Hiệu quả quy ước = Doanh thu giữ lại - Tăng, giảm dự phòng phí - Tăng, giảm dự phòng bồi thường - Dự phòng dao động lớn - Bồi thường thuộc trách nhiệm công ty - Chi phí quản lý và chi phí khác.
Trong đó:
+ Bồi thường, trích lập dự phòng phí, dự phòng bồi thường, dự phòng dao động lớn, hoa hồng bảo hiểm, chi quản lý, được tính theo tỷ lệ hoặc định mức trên cơ sở phí giữ lại.
+ Khoản chi quản lý vượt định mức, các công ty chịu 100%.
Phân tích hiệu quả quy ước kinh doanh bảo hiểm theo nhóm nghiệp vụ ta nhận thấy, các nghiệp vụ bảo hiểm đối ngoại, dù có tỷ trọng doanh thu thấp, nhưng tỷ trọng đóng góp vào hiệu quả quy ước cả năm lại rất cao. Chẳng hạn, năm 2013, hiệu quả quy ước của nhóm nghiệp vụ này mang lại còn lớn hơn cả tổng hiệu quả quy ước toàn công ty.
Nhóm nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới, đã xuất hiện những dấu hiệu đáng lo ngại với việc đã có năm hiệu quả quy ước của nhóm này mang dấu
57
Bảng 2.8. Hiệu quả quy ước kinh doanh bảo hiểm theo nhóm dịch vụ
ĐVT: Triệu đồng Năm Nhóm dịch vụ 2009 2010 2011 2012 2013 Hàng, kỹ thuật 505,59 1.013,47 643,41 2.211,45 1.060,38 Xe cơ giới 383,41 -696,13 546,61 1.043,08 -449,50 Con người 284,98 585,94 1.568,04 706,74 395,13
(Nguồn: Báo cáo kinh doanh Công ty Bảo Việt Phú Thọ từ năm 2009 đến năm 2013)
Đi vào xem xét chi tiết hiệu quả quy ước kinh doanh bảo hiểm của một số nghiệp vụ chính trong kỳ nghiên cứu, có hai nghiệp vụ không có hiệu quả kinh doanh trong nhiều năm liên tục đó là nghiệp vụ bảo hiểm kết hợp con người và bảo hiểm thân xe ôtô; nghiệp vụ bảo hiểm tai nạn con người cũng ở trong tình trạng tương tự nhưng mức độ còn chưa gay gắt.
Một vấn đề đặt ra ở đây đó là Bảo Việt Phú Thọ nói riêng cũng như các công ty kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ nói chung đang phải đứng trước bài toán giữa tăng trưởng doanh thu đồng thời với việc đảm bảo hiệu quả kinh doanh trong bối cảnh thị trường bảo hiểm hiện nay.
Năm 2012 là năm có hiệu quả quy ước kinh doanh bảo hiểm rất cao. Lý do là việc được hoàn nhập các khoản dự phòng do kỹ thuật tính toán, vì doanh thu năm 2012 giảm so với năm 2011 .
58
Bảng 2.9. Hiệu quả quy ước kinh doanh bảo hiểm một số nghiệp vụ chủ yếu giai đoạn 2009-2013
ĐVT: Triệu đồng STT NĂM NGHIỆP VỤ 2009 2010 2011 2012 2013 1 BH hàng hóa nhập khẩu 256,64 198,54 -577,70 758,93 97,41 2 BH hàng hóa xuất khẩu 100,86 74,01 71,13 100,24 97,18 3 BH hàng hóa VC nội địa 9,74 -45,31 -88,21 202,44 139,74 4 BH mọi RR xây dựng, lắp đặt 180,90 407,52 878,87 767,60 462,37 5 BH hỏa hoạn và RR đặc biệt -42,56 378,71 359,32 382,25 263,67 6 BH thân xe ô tô -1.061,17 -1.365,65 -1.138,15 -192,65 -1.384,21 7 BH TNDS chủ xe ô tô 93,47 -32,53 265,36 -74,61 -230,22 8 BH thân tàu sông 171,43 -11,25 650,64 688,19 260,34 9 BH trách nhiệm tàu sông 209,61 -16,70 24,95 169,58 158,55 10 BH TNDS chủ xe mô tô 970,07 730,00 743,81 452,58 746,03 11 BH kết hợp con người -380,50 -363,10 -396,75 -1.052,43 -1.624,94 12 BH tai nạn con người -76,94 -84,23 -60,84 -64,15 - 13 BH toàn diện học sinh 348,92 708,75 1.618,88 1.317,27 1.508,51 14 BH sinh mạng cá nhân 216,14 203,97 217,72 208,38 - 15 BH tai nạn lái phụ xe 81,36 62,30 79,22 190,50 122,40 Cộng 1.078,00 845,03 2.648,25 3.854,11 616,85
(Nguồn: Báo cáo kinh doanh Công ty Bảo Việt Phú Thọ từ năm 2009 đến năm 2013)
2.3.3.2. Phân tích hiệu quả phát triển dịch vụ bảo hiểm giai đoạn 2009-2013
Như ở phần lý luận đã trình bày, dựa trên các số liệu thống kê đã thu thập được ta sẽ có một hệ thống các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh tại Công ty Bảo Việt Phú Thọ giai đoạn 2009 - 2013. Hiệu quả này được xây dựng trên cơ sở so sánh chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để thu được những kết quả cụ thể trong một khoảng thời gian nhất định. Kết quả này có thể là các chỉ tiêu
59
định lượng như doanh thu, lợi nhuận trong kỳ, việc rút ngắn thời gian giám định, bồi thường ... hay các chỉ tiêu định tính như cải tiến chất lượng giám định tổn thất, giải quyết bồi thường. Thật vậy, trong cùng một đối tượng có thể so sánh được, kết quả về doanh thu hay lợi nhuận chưa nói lên được nhiều điều. Vấn đề là ở chỗ, chi phí bỏ ra như: chi phí bán hàng, chi phí nguồn nhân lực ... để đạt được kết quả ấy như thế nào?
Trong khuôn khổ luận văn này, xuất phát từ thực tiễn của thị trường bảo hiểm và hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo hiểm của Bảo Việt Phú Thọ trong thời gian qua với giả định là các chi phí kinh doanh (chi phí bán hàng) mà công ty phải chi ra trong kỳ nghiên cứu là hợp lý và được thị trường chấp nhận; chi phí khai thác cho một đồng doanh thu là tương đối ngang nhau của các nghiệp vụ bảo hiểm khác nhau, tác giả sẽ giới hạn việc phân tích hiệu quả kinh doanh theo hai chỉ tiêu chính:
+ Chi phí khai thác bình quân
+ Hiệu quả quy ước trên một đồng doanh thu
Để có được doanh thu, công ty phải bỏ ra chi phí khai thác hay chi phí bán hàng. Đối với hoạt động kinh doanh bảo hiểm, chi phí bán hàng chính là hoa hồng bảo hiểm và chi phí quản lý doanh nghiệp. Trong điều kiện cạnh tranh hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp đều sử dụng hết định mức hoa hồng bảo hiểm. Do đó, nếu lấy hoa hồng làm chi phí để phân tích hiệu quả bán hàng thì không còn ý nghĩa nữa. Theo quan điểm của tác giả, trong hoàn cảnh đó, chi phí quản lý doanh nghiệp phản ảnh rõ nét, trung thực và đầy đủ nhất chi phí bán hàng. Nhưng do việc tập hợp chi phí quản lý doanh nghiệp không được hạch toán chi tiết cho từng nghiệp vụ nên khi tính toán phải phân bổ chi phí này cho nghiệp vụ/nhóm nghiệp vụ dựa trên tỷ trọng doanh thu. Vì lẽ đó, nếu sử dụng chi phí quản lý doanh nghiệp, để phân tích hiệu quả kinh doanh cho một nghiệp vụ hoặc một nhóm các nghiệp vụ thì cũng không còn chính xác nữa. Do đó, việc đánh giá chỉ số chi phí/lợi nhuận (hiệu quả quy ước) nên
được thay bằng chỉ tiêu hiệu quả quy ước trên 1 đồng doanh thu bằng cách
lấy hiệu quả đạt được cả năm của một nhóm nghiệp vụ/một nghiệp vụ chia cho doanh thu tương ứng để phản ánh sự biến động về hiệu quả qua thời gian cũng
60
như so sánh hiệu quả giữa các nghiệp vụ, nhóm nghiệp vụ với nhau. (Xem
bảng 2.10)
Bảng 2.10. Chi phí bán hàng bình quân giai đoạn 2009-2013
STT Năm Doanh thu (triệu đồng) Hiệu quả KDBH gốc (triệu đồng) Tổng chi phí bán hàng (triệu đồng) Chi phí bán hàng/1 đồng doanh thu Hiệu quả/ 1 đồng doanh thu (1) (2) (3) (4)=(3)/(1) (5)=(2)/(1) 1 2009 21.165,42 1.173,99 5.689,65 0,27 0,06 2 2010 26.967,94 903,28 7.283,54 0,27 0,03 3 2011 34.551,63 2.758,06 6.737,35 0,19 0,08 4 2012 33.319,41 3.961,27 8.271,29 0,25 0,12 5 2013 36.144,00 1.006 9.275,00 0,26 0,03
*Ghi chú: Doanh thu trong bảng này là doanh thu giữ lại. (Nguồn: Báo
cáo tài chính Công ty Bảo Việt Phú Thọ từ năm 2009 đến năm 2013
- Qua số liệu của bảng số 2.10, trong kỳ nghiên cứu, nhìn chung, chi phí bán hàng tính cho một đồng doanh thu tương đối ổn định. Để có được một đồng doanh thu Công ty phải chi ra từ 0,25 đồng đến 0,27 đồng, hay chi phí bán hàng bình quân dao động trong khoảng từ 25%-27%. Cá biệt chỉ có năm 2011, chi phí bán hàng giảm xuống còn 19%. Doanh thu của công ty trong giai 2009-2013 có tốc độ tăng trưởng bình quân 12%, các khách hàng lớn cơ bản được giữ vững.
Với mức chi phí bán hàng nói trên, để đánh giá được hiệu quả khai thác, ta phải xét đến mục tiêu kinh doanh của Công ty. Trong giai đoạn 2009- 2013, mục tiêu cơ bản của Bảo Việt nói chung và Bảo Việt Phú Thọ nói riêng là “Tăng trưởng, hiệu quả” thể hiện qua việc giao kế hoạch kinh doanh hàng năm, năm sau cao hơn năm trước trung bình 15% và giao đơn giá tiền lương theo hai tiêu thức lương theo doanh thu và lương theo hiệu quả quy ước.
Đối chiếu với tốc độ tăng trưởng doanh thu bình quân thực tế của công ty trong kỳ nghiên cứu, tốc độ tăng trưởng doanh thu trong kỳ thấp hơn mục tiêu đã đặt ra.
61
- So sánh tốc độ tăng chi phí bán hàng bình quân với tốc độ tăng trưởng doanh thu bình quân, cả hai chỉ số này có tốc độ tăng trưởng tương đương nhau (12%). Như vậy, chi phí bán hàng không thể giảm được trong kỳ nghiên cứu.
- Kết quả ở Bảng số 2.10 cũng cho thấy, doanh thu trong kỳ nghiên cứu tăng, chi phí khai thác bình quân không có biến động lớn, nhưng hiệu quả kinh doanh quy ước lại không tăng tương ứng. Phải có một nhân tố có tác động ngược chiều đến hiệu quả quy ước liên quan đến một số nghiệp vụ bảo hiểm có tỷ trọng doanh thu lớn nhưng đồng thời cũng có tỷ lệ chi bồi thường bảo hiểm cao, không có hiệu quả kinh doanh hoặc hiệu quả kinh doanh âm. “Thủ phạm” của hiện tượng này chính là nghiệp vụ bảo hiểm thân xe ôtô và bảo hiểm kết hợp con người như đã thể hiện rõ trong Bảng số 2.9
Cũng qua số liệu tính toán của Bảng này, một đồng doanh thu bình quân chỉ tạo chưa đến 0,1 đồng hiệu quả. Chỉ có năm 2012 là vượt qua ngưỡng 0,1 đồng, nhưng kết quả này không phải đến từ việc nâng cao hiệu quả kinh doanh mà có nguyên nhân chính từ yếu tố kỹ thuật tính toán, cụ thể là yếu tố hoàn nhập dự phòng như đã phân tích ở trên.
- Nhìn nhận mối quan hệ giữa doanh thu và hiệu quả quy ước theo nhóm nghiệp vụ (Bảng số 2.11), nhóm nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới có hiệu quả kinh doanh thấp nhất, năm 2013 hiệu quả quy ước còn bị âm. Đứng trên góc độ hiệu quả quy ước, nếu các điều kiện khác không được cải thiện, nhất là chi phí bồi thường bảo hiểm không kiểm soát được và vẫn giữ tỷ lệ chi cao như hiện nay thì doanh thu của nhóm này tăng trưởng, hiệu quả quy ước càng giảm xuống.
Bảng 2.11. Hiệu quả quy ước kinh doanh bảo hiểm trên 1 đồng doanh thu theo nhóm dịch vụ giai đoạn 2009 -2013
Năm
Nhóm dịch vụ 2009 2010 2011 2012 2013
Hàng, kỹ thuật 0.25 0.37 0.11 0.94 0.33
Xe cơ giới 0.04 -0.06 0.04 0.06 -0.03
Con người 0.03 0.05 0.12 0.05 0.03
62
Hiệu quả cao nhất là nhóm dịch vụ bảo hiểm hàng và kỹ thuật vì các nghiệp vụ thuộc nhóm này có tỷ lệ chi bồi thường thấp, thậm chí là không có bồi thường.
- Phân tích hiệu quả kinh doanh theo một số nghiệp vụ bảo hiểm chính, bức tranh về hiệu quả kinh doanh hiện lên rõ nét tại Bảng số 2.12. Đáng chú ý là các nghiệp vụ bảo hiểm thân xe ôtô, bảo hiểm kết hợp con người, bảo hiểm tai nạn con người luôn có hiệu quả kinh doanh âm. Qua đó một lần nữa làm nổi bật lên đóng góp của các nghiệp vụ bảo hiểm hàng và kỹ thuật vào hiệu quả kinh doanh chung của công ty.
Bảng 2.12. Hiệu quả quy ước kinh doanh bảo hiểm tính trên 1 đồng doanh thu của một số nghiệp vụ giai đoạn 2009 - 2013
STT Năm
Nghiệp vụ 2009 2010 2011 2012 2013
1 BH hàng hóa nhập khẩu 0,73 0,25 -0,22 3,28 0,78
2 BH hàng hóa xuất khẩu 0,57 0,68 0,54 0,42 0,67
3 BH hàng hóa VC nội địa 0,07 -0,15 -0,14 0,74 0,40