Nhóm giải pháp liên quan đến việc hoàn thiện môi trường kinh doanh

Một phần của tài liệu Phát triển các dịch vụ bảo hiểm tại công ty bảo việt phú thọ (Trang 73 - 83)

TY BẢO VIỆT PHÚ THỌ

3.1. Nhiệm vụ, phương hướng, mục tiêu phát triển dịch vụ bảo hiểm

Phát triển kinh doanh nói chung và phát triển dịch vụ bảo hiểm nói riêng là một yếu tố tổng hợp. Nó là kết quả của một chuỗi các hoạt động trong quá trình kinh doanh của công ty, liên quan đến các yếu tố đầu vào và đầu ra. Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp chịu tác động của của rất nhiều yếu tố khác nhau. Nếu căn cứ vào nguồn gốc phát sinh, các nhân tố này được chia thành các nhân tố bên trong và các nhân tố bên ngoài.

Nhóm nhân tố bên trong được hình thành trong suốt quá trình kinh doanh của doanh nghiệp từ khâu khai thác (bán hàng) đến khâu giám định tổn thất, trả tiền bảo hiểm và các dịch vụ sau bán hàng khác…….

Nhóm nhân tố bên ngoài đó là môi trường kinh doanh bao gồm các yếu tố như, tình hình cạnh tranh, hệ thống luật pháp về hoạt động kinh doanh bảo hiểm của cơ quan quản lý nhà nước có liên quan . . .

Vì vậy, qua nghiên cứu, phân tích hoạt động kinh doanh tại Công ty Bảo Việt Phú Thọ giai đoạn 2009-2013, với đặc thù là một đơn vị hạch toán phụ thuộc, tác giả luận văn đưa ra một số giải pháp sau để phát triển dịch vụ bảo hiểm của công ty trong thời gian tới theo hai nhóm giải pháp chính sau đây:

3.2. Giải pháp phát triển kinh doanh dịch vụ bảo hiểm tại Công ty Bảo Việt Phú Thọ Bảo Việt Phú Thọ

3.2.1. Nhóm giải pháp liên quan đến việc hoàn thiện môi trường kinh doanh bảo hiểm hiểm

3.2.1.1. Hoàn thiện các văn bản pháp lý có liên quan

Trong kinh doanh bảo hiểm thương mại, Nhà nước quy định một số loại hình bảo hiểm bắt buộc, hoặc khuyến khích tham gia bảo hiểm ở một số lĩnh vực, một số chủ thể nhất định. Chẳng hạn:

66

- Bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới theo Nghị định số 103/2008/NĐ-CP, ngày 16 tháng 9 năm 2008 của Chính phủ;

- Nghị định số 130/2006/NĐ - CP ngày 08/11/2006 quy định bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc đối với một số ngành nghề, hoạt động kinh doanh nhất định, được hướng dẫn bằng Thông tư số 28/2007/QĐ-BTC ngày 24/04/2007 của Bộ Tài Chính (Thông tư số 28/2007/QĐ-BTC ngày 24/04/2007 được thay thế bằng Thông tư số 220/2010/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 01/03/2011);

- Luật xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003 yêu cầu một số chủ thể có liên quan phải mua bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm nghề nghiệp (trách nhiệm nghề nghiệp của kiến trúc sư, kỹ sư tư vấn...);

- Nghị định số 99/2007/NĐ-CP, ngày 13 tháng 06 năm 2007 của Chính phủ liên quan đến việc quản lý chi phí đầu tư xây dựng có nguồn vốn từ Ngân sách nhà nước (thay thế bằng Nghị định số 112/2009/NĐ-CP ngày 10/02/2009);

Những văn bản pháp lý được trích dẫn ở trên về mặt lý thuyết, sẽ tạo thuận lợi cho kinh doanh của các doanh nghiệp bảo hiểm .

Mặc dù vậy, trong số các quy định về bảo hiểm bắt buộc hoặc hướng dẫn nói trên, chỉ có Nghị định 103/2008/NĐ-CP về bảo hiểm bắt buộc của chủ xe cơ giới là tương đối đầy đủ và hoàn chỉnh bao gồm cả thông tư hướng dẫn, chế tài xử lý vi phạm…

Thông qua nghiên cứu thực tiễn hoạt động kinh doanh tại Bảo Việt Phú Thọ giai đoạn 2009-2013, tác giả luận văn đề xuất cần hoàn thiện một số nội dung sau:

- Số liệu thống kê về bồi thường chi tiết của các nghiệp vụ cho ta thấy tỷ lệ bồi thường của nghiệp vụ bảo hiểm TNDS chủ xe môtô trong kỳ nghiên cứu là tương đối thấp, tỷ lệ bồi thường trên dưới 20%. Qua theo dõi thống kê số vụ bồi thường, trung bình hàng năm, số khiếu nại đòi bồi thường chỉ trên dưới 100 vụ. Nếu đứng trên góc độ kinh doanh, đây là một nghiệp vụ kinh doanh có hiệu quả cao. Các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm cũng đã nhận ra điều này. Diễn biến trên thị trường bảo hiểm trong những năm qua đã chỉ ra

67

rằng, đang có một cuộc chạy đua âm thầm giữa các doanh nghiệp bảo hiểm trong việc khai thác nghiệp vụ bảo hiểm xe mô tô.

Tuy nhiên, nếu đứng trên góc độ ý nghĩa xã hội của bảo hiểm bắt buộc, cần phải xem lại mức độ “nguy hiểm” thực sự của “nguồn nguy hiểm cao độ này” đối với trật tự và an sinh xã hội. Trong các vụ tai nạn giao thông, người điều khiển xe môtô, thường là nạn nhân nhiều hơn là “thủ phạm”. Đã và đang có một sự lãng phí nguồn lực xã hội rất lớn, nhất là của các công ty bảo hiểm trong việc khai thác loại hình bảo hiểm này.

- Điểm g, mục 1, điều 58 Luật xây dựng số 16/2003/QH11, quy định bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm của kiến trúc sư và kỹ sư tư vấn, thiết kế, nhưng không có cơ chế xử lý, kiểm soát rõ ràng cả về phía chủ đầu tư và các nhà thầu. Do đó, họ thường trốn tránh nghĩa vụ bảo hiểm. Thực tế này có nguyên nhân cả từ nhận thức của các chủ thể có liên quan (chủ đầu tư, nhà thầu tư vấn, giám sát, các công ty bảo hiểm). Rõ ràng đây là một thiệt thòi rất lớn cho bản thân các nhà thầu, các công ty bảo hiểm, các đối tượng khác có liên quan khi không may xảy ra sự kiện bảo hiểm. Vấn đề là ở chỗ, cũng chưa có chế tài nào cho những hành vi này.

- Nghị định 130/2006/NĐ-CP quy định về bảo hiểm cháy nổ bắt buộc được hướng dẫn thực hiện bằng Thông tư số 28/2007/QĐ-BTC ngày 24/04/2007 của Bộ Tài Chính (Thông tư này được thay thế bằng Thông tư số 220/2010/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 01/03/2011). Điểm 2, điều 2 của Thông tư này quy định rõ:

Trường hợp cơ quan, tổ chức và cá nhân có cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ quy định tại Phụ lục 1 Nghị định số 35/2003/NĐ-CP tham gia các loại hình bảo hiểm tài sản khác (trong đó có bảo hiểm cho các rủi ro cháy, nổ bắt buộc) phải đảm bảo tuân thủ mức phí bảo hiểm bắt buộc đối với rủi ro cháy, nổ theo Biểu phí quy định tại Phụ lục 3 của Thông tư này.

Như vậy, các chủ thể thuộc sự điều chỉnh của Nghị định 130/2006/NĐ- CP khi giao kết Hợp đồng bảo hiểm tài sản theo các mẫu Đơn bảo hiểm khác

68

mà có bảo hiểm cho các rủi ro cháy nổ bắt buộc thì phải tuân thủ mức phí của rủi ro này theo đúng như hướng dẫn tại Phụ lục 3, kèm theo Thông tư này.

Đối chiếu với các sản phẩm tương tự do các công ty bảo hiểm hiện đang cung cấp trên thị trường, mặc dù các điều khoản bảo hiểm được mở rộng thêm rất nhiều, nhưng do cạnh tranh, phí bảo hiểm được hạ xuống mức rất thấp, thấp hơn cả Biểu phí bảo hiểm bắt buộc.

Ví dụ:

- Với đối tượng bảo hiểm kho xăng dầu - một đối tượng rất nhạy cảm với rủi ro cháy, nổ, phí bảo hiểm cho hai rủi ro cháy và nổ theo Thông tư 220/2010/TT-BTC là 0,3% (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng 10%)

Nhưng thực tế, các công ty bảo hiểm trên thị trường đang cung cấp các Đơn bảo hiểm với phạm vi rộng hơn rất nhiều với mức phí bảo hiểm chỉ là 0,22% (đã bao gồm 10% thuế giá trị gia tăng).

Có nhiều lý do để tin rằng, “số phận” của Thông tư này rồi cũng sẽ giống như Quyết định số 33/2004/QĐ-BTC, ngày 12 tháng 4 năm 2004 của Bộ tài chính, ban hành Quy tắc và biểu phí bảo hiểm xây dựng lắp đặt để hướng dẫn về công tác bảo hiểm công trình cho Nghị định số 52/1999/NĐ-CP (thay thế bằng Nghị định 99/2007/NĐ-CP; Nghị định số 112/2009/NĐ/CP) của Chính phủ về quản lý đầu tư xây dựng các công trình sử dụng vốn nhà nước. Sau một thời gian triển khai, Quy tắc và biều phí này chỉ có ý nghĩa nhiều về mặt lập dự toán cho các đơn vị có liên quan và quyết định này đã chấm dứt hiệu lực vào ngày 14/07/2008 bằng Quyết định số 53/2008/QĐ- BTC.

Theo quan điểm của tác giả, trong ban hành các văn bản quy phạm pháp luật dạng này, một khi đã không có cơ chế giám sát, kiểm tra, chế tài đủ mạnh, thì các nội dung chi tiết như phạm vi bảo hiểm, tỷ lệ phí, mẫu giấy chứng nhận bảo hiểm chỉ nên mang tính hướng dẫn hoặc tham khảo cho các đối tượng có liên quan, nghĩa là nên ban hành ở chế độ “mở”. Cần nhất là việc kiểm tra, giám sát và có chế tài xử phạt. Sở dĩ nên làm theo cách này là bởi, do giá trị bảo hiểm của các đơn bảo hiểm này thường rất lớn và có liên quan mật

69

thiết đến thị trường tái bảo hiểm quốc tế, do đó trong đàm phán hợp đồng bảo hiểm, các doanh nghiệp bảo hiểm vừa phải tuân thủ theo pháp luật Việt Nam, vừa phải đảm bảo yêu cầu của Nhà nhận tái. Một khi các nhà nhận tái bảo hiểm còn chấp nhận được tỷ lệ phí bảo hiểm thấp hơn rất nhiều so với các biểu phí hướng dẫn của nhà nước, thì các nhà bảo hiểm trong nước không “dại gì” mà không vi phạm các quy phạm pháp luật kiểu như trên.

- Nghị định 85/2009/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2009 hướng dẫn Luật đấu thầu và lựa chọn nhà thầu theo Luật xây dựng có quy định rõ gói thầu bảo hiểm là gói thầu mua sắm hàng hóa. Các hình thức lựa chọn nhà thầu bảo hiểm bao gồm: Chỉ định thầu; chào hàng cạnh tranh; đấu thầu hạn chế; đấu thầu rộng rãi. Căn cứ chính để lựa chọn một hình thức cụ thể chủ yếu dựa vào “giá gói thầu”. Do đó, chỉ có không nhiều gói thầu bảo hiểm đủ lớn để đem ra đấu thầu hay chào hàng cạnh tranh.

Tuy vậy, gói thầu bảo hiểm có sự khác biệt rất lớn về mặt giá trị giữa giá mua (phí bảo hiểm) và số tiền bảo hiểm. Vì vậy để bảo hiểm thực sự có ý nghĩa trong việc bảo toàn và phát triển nguồn vốn nhà nước, hạn chế sự can thiệp của các nhóm lợi ích, cạnh tranh không lành mạnh, cần thực hiện triệt để hình thức chào hàng cạnh tranh và đầu thầu gói hàng hóa này.

3.2.1.2. Nâng cao vai trò của các cơ quan quản lý trong kiểm soát cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm

Cạnh tranh là yếu tố không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh nói chung và kinh doanh bảo hiểm nói riêng. Trong kinh doanh bảo hiểm, các biện pháp cạnh tranh lành mạnh rất cần được khuyến khích và phát huy vì nó mang lại lợi ích cho cả khách hàng, các doanh nghiệp bảo hiểm, các cơ quan quản lý…

Thực trạng cạnh tranh hiện nay trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ xét về mặt chủ thể, chủ yếu vẫn diễn ra giữa các công ty bảo hiểm trong nước. Biện pháp cạnh tranh được sử dụng nhiều nhất vẫn chủ yếu là các hình thức cạnh tranh không lành mạnh như là giảm phí bảo hiểm, tăng chi phí khai thác, lôi kéo đại lý…

70

*/ Các dạng cạnh tranh chủ yếu trong kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ:

- Cạnh tranh bằng hạ phí bảo hiểm.

Đây là cách làm thông dụng nhất và đem lại kết quả lôi kéo được nhiều khách hàng nhất, tăng doanh thu phí bảo hiểm nhanh nhất. Nó phản ảnh văn hoá tiêu dùng của khách hàng điều quan tâm trước tiên là phải lựa chọn giá hạ nhất.

- Cạnh tranh bằng mở rộng điều khoản, điều kiện bảo hiểm.

Mở rộng điều khoản, điều kiện bảo hiểm nhưng vẫn giữ nguyên phí bảo hiểm coi như điều khoản, điều kiện này là sự đặc ân khuyến mại cho khách hàng để chứng tỏ sản phẩm bảo hiểm có tính cạnh tranh hơn doanh nghiệp bảo hiểm khác.

Mở rộng điều khoản đi liền với mở rộng phạm vi bảo hiểm đi liền với mở rộng rủi ro bảo hiểm, mở rộng trách nhiệm, nghĩa vụ giải quyết bồi thường của doanh nghiệp bảo hiểm. Các dạng cạnh tranh bao gồm:

- Bỏ bớt loại trừ bảo hiểm làm tăng thêm phạm vi bảo hiểm

- Đưa rủi ro mở rộng (có thể được bảo hiểm nếu đóng thêm phí) nhưng không thu thêm phí bảo hiểm.

- Đưa thêm những rủi ro thuộc phạm vi bảo hiểm của sản phẩm bảo hiểm khác hoặc những sự kiện thuộc hành vi cố ý gây thiệt hại, những hành vi có thể lường trước được tất yếu sẽ xảy ra cũng như hậu quả của nó vào phạm vi bảo hiểm được giải quyết bồi thường. Ví dụ như bảo hiểm thuỷ kích là sự hư hại máy động cơ xe ô tô khi đang nổ máy cố tình chạy vào vùng ngập nước hoặc đang bị ngập nước cố tình nổ máy.

- Mở rộng điều kiện bảo hiểm nhưng không thu thêm phí bảo hiểm trong đó có hạ thấp mức khấu trừ hoặc không tính mức khấu trừ, không thu phí tàu già, bồi thường chi phí thuê xe trong những ngày xe bị tai nạn phải sửa chữa nhưng không thu thêm phí bảo hiểm….

- Cạnh tranh ngầm bằng đưa ra những cam kết những lợi ích cho người có quyền quyết định tham gia bảo hiểm.

71

Mục đích của việc này là để được cung cấp sản phẩm bảo hiểm hoặc để chiếm tỷ lệ cao hơn trong hợp đồng đồng bảo hiểm. Cách làm thường là những tiệc chiêu đãi, quà tặng cho những người nắm quyền quyết định tham gia bảo hiểm.

- Cạnh tranh ngầm bằng cách dựa vào người có chức có quyền áp đặt việc phải tham gia bảo hiểm tại doanh nghiệp bảo hiểm của mình.

Thể hiện ở sự quan tâm chăm sóc, chiêu đãi, tặng quà hơn mức bình thường để cấp trên đưa ra sự chỉ đạo áp đặt bằng văn bản, bằng lời nói gần như ép buộc cấp dưới phải lựa chọn doanh nghiệp bảo hiểm đó để tham gia bảo hiểm.

- Cạnh tranh bằng khuyến mại bất hợp pháp.

Thể hiện rõ nhất là phí bảo hiểm trách nhiệm dân sự của xe mô tô và người ngồi trên xe trị giá 70.000đ đến 90.000đ nhưng khuyến mại 1 mũ bảo hiểm chiếm hơn 50% số phí bảo hiểm thu được.

- Cạnh tranh bằng ký hợp đồng bảo hiểm hoặc cấp Giấy chứng nhận bảo hiểm dài hạn.

Làm như vậy để hạ phí bảo hiểm với mỗi năm giảm 20%. Thậm chí phí bảo hiểm vẫn thu theo nhiều kỳ không phải đóng 1 lần khi tham gia bảo hiểm. Kinh doanh bảo hiểm chỉ cho phép hạ phí khi khách hàng đóng phí 1 lần cho nhiều năm bảo hiểm.

- Cạnh tranh bằng tăng hoa hồng và tiền hỗ trợ cho đại lý bảo hiểm để lôi kéo đại lý khai thác bảo hiểm.

Nhiều khi tiền hỗ trợ đại lý gần bằng hoặc tương đương với hoa hồng đại lý. Chi phí hỗ trợ đại lý không bị khống chế trong Thông tư 111 hướng dẫn thi hành Luật thuế VAT, thuế thu nhập doanh nghiệp trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm tạo ra khe hở để cạnh tranh không lành mạnh.

- Cạnh tranh bằng đưa thêm những dịch vụ gia tăng hỗ trợ khách hàng

Cạnh tranh bất hợp pháp với các hành vi như khuyến mại trong bảo hiểm bắt buộc, lôi kéo đại lý… nhưng cạnh tranh không lành mạnh mới quyết liệt và tinh vi nhất. Thật vậy, trên thị trường, hiếm có doanh nghiệp nào tuân

72

thủ đúng định mức chi phí bán hàng đã quy định (hoa hồng bảo hiểm); hiện tượng liên kết ngầm trong đấu thầu bảo hiểm có nguồn vốn nhà nước (liên kết giữa các doanh nghiệp bảo hiểm và nhà thầu); hạ phí bảo hiểm . . .

Cạnh tranh bất hợp pháp và cạnh tranh không lành mạnh đã làm méo mó thị trường bảo hiểm Việt Nam. Trong điều kiện thị trường bảo hiểm luôn có tốc độ tăng trưởng rất cao liên tục qua nhiều năm, chi bồi thường bảo hiểm bình quân toàn thị trường dưới mức 50%, nhưng lợi nhuận từ kinh doanh bảo

Một phần của tài liệu Phát triển các dịch vụ bảo hiểm tại công ty bảo việt phú thọ (Trang 73 - 83)