MỘT SỐ THÁCH THỨC TRONG HOẠT ĐỘNG THỰC THI PHÁP LUẬT VỀ THƯƠNG MẠ

Một phần của tài liệu Báo cáo thương mại điện tử năm 2009 (Trang 66 - 69)

VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

1. Nhiều văn bản pháp luật chưa thực sự đi vào cuộc sống

Từ khi Quốc hội thông qua Luật Giao dịch điện tử năm 2005 và Luật Công nghệ thông tin năm 2006, trong các năm 2006-2008 Chính phủ và các Bộ, ngành đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực TMĐT nhằm đưa các quy định tại các Luật này đi vào cuộc sống. Có thể nói đến hết năm 2008, khung pháp lý về thương mại điện tử về cơ bản đã được hình thành.

Tuy nhiên, do TMĐT là một lĩnh vực mới và có sự phát triển vô cùng nhanh chóng nên việc chi tiết hóa các quy định về giao dịch điện tử đối với các hoạt động liên quan đến TMĐT còn chậm, hạn chế sự phát triển của lĩnh vực này, như vấn đề chữ ký số, hóa đơn điện tử, giải quyết tranh chấp, v.v...

Bên cạnh đó, vì nhiều lý do khác nhau việc thực thi các văn bản quy phạm pháp luật đã ban hành còn nhiều bất cập, sự tuân thủ của các doanh nghiệp đối với các quy định của Nhà nước còn thấp, ví dụ như các quy định về chống thư rác, cung cấp thông tin và giao kết hợp đồng trên website TMĐT, v.v...

2. Công tác tuyên truyền, phổ biến còn nhiều bất cập

Trong thời gian vừa qua, các cơ quan quản lý nhà nước và các cơ quan thông tin đại chúng đã có nhiều nỗ lực trong công tác tuyên truyền, phổ biến về TMĐT và đạt được nhiều kết quả tích cực. Nhận thức của doanh nghiệp và nhân dân về TMĐT đã được nâng cao rõ rệt, thể hiện qua việc ứng dụng TMĐT tại các doanh nghiệp ngày càng tăng, hoạt động mua bán trực tuyến đã dần trở nên phổ biến tại các thành phố lớn, v.v...

Tuy nhiên, các hoạt động tuyên truyền, phổ biến về TMĐT điện tử trong thời gian vừa qua chủ yếu tập trung vào cổ vũ, động viên cho việc ứng dụng TMĐT, chưa chú trọng đến vấn đề giáo dục pháp luật. Hoạt động giáo dục pháp luật về TMĐT được tổ chức chưa nhiều. Một văn bản quy phạm pháp luật sau khi ban hành thường chỉ được cơ quan chủ trì soạn thảo tổ chức giới thiệu khoảng một đến hai lần cho một số ít đối tượng nên tính phổ cập của các văn bản này vẫn còn thấp. Hiện nay chưa có cơ chế phối hợp hiệu quả trong hoạt động giáo dục pháp luật giữa các cơ quan liên quan như cơ quan quản lý nhà nước và cơ quan thông tin đại chúng, các tổ chức đào tạo, v.v...

3. Ý thức thi hành của người dân chưa cao

Một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến việc thực thi pháp luật về TMĐT còn chưa đạt hiệu quả cao là do người dân và doanh nghiệp chưa quan tâm nhiều đến các quy định liên quan, dẫn đến ý thức kém trong việc thi hành pháp luật.

Trong thời qua, các cơ quan quản lý nhà nước đã triển khai nhiều biện pháp để đưa các văn bản quy phạm pháp luật đến với người dân và doanh nghiệp như tổ chức hội thảo, hội nghị để hướng dẫn trực tiếp, tuyên truyền phổ biến qua đài phát thanh, đài truyền hình, báo chí, cung cấp nội dung văn bản và thông tin liên quan lên các trang thông tin điện tử về quản lý chuyên ngành, v.v... Tuy nhiên, hiệu quả của các hoạt động này còn nhiều hạn chế. Chẳng hạn, đối với nhiều quy định, mặc dù đã được tổ chức tuyên truyền, giáo dục khá tốt về nội dung, đồng thời việc tuân thủ sẽ tạo thuận lợi hơn cho đối tượng (như Thông tư hướng dẫn Nghị định Thương mại điện tử về cung cấp thông tin và giao kết hợp đồng trên website TMĐT của Bộ Công Thương, Thông tư hướng dẫn Nghị định về chống thư rác của Bộ Thông tin và Truyền thông, v.v...), nhưng việc thi hành vẫn còn thấp.

4. Cơ chế giám sát, chế tài chưa đủ mạnh

Do hoạt động TMĐT được thực hiện trên môi trường điện tử nên việc giám sát việc thực thi các văn quản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực này là một thách thức lớn đối với các cơ quan quản lý nhà nước. Nguồn lực giám sát còn hạn chế, tần suất các hoạt động thanh tra, kiểm tra chuyên ngành thấp, hiệu quả chưa cao, chưa có cơ chế giám sát trực tuyến các hoạt động trên môi trường điện tử.

Bên cạnh đó, nhiều quy định về mức xử phạt đối với các hành vi vi phạm trong lĩnh vực TMĐT còn thấp, chưa đủ mạnh để răn đe, tạo ra sự tuân thủ tốt trong xã hội.

5. Thiếu cơ chế giải quyết tranh chấp

Xây dựng cơ chế giải quyết tranh chấp trong TMĐT là một trong những mục tiêu ưu tiên của các cơ quan quản lý nhà nước trong thời gian tới. Thực tế cho thấy phần lớn người tiêu dùng Việt Nam còn e ngại khi tham gia giao dịch TMĐT. Việc hình thành cơ chế giải quyết tranh chấp sẽ giúp người tiêu dùng tin tưởng đối với việc mua sắm trực tuyến, thanh toán điện tử... góp phần thúc đẩy TMĐT phát triển.

CHƯƠNG II

CUNG CẤP TRỰC TUYẾN DỊCH VỤ CÔNG

Một phần của tài liệu Báo cáo thương mại điện tử năm 2009 (Trang 66 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(199 trang)