I. THÔNG TIN CHUNG
3. Phân bố doanh nghiệp tham gia cuộc điều tra
Số liệu khảo sát được tiến hành phân tích theo ba phân tổ chung: - Quy mô doanh nghiệp (theo số lao động).
- Lĩnh vực kinh doanh. - Khu vực địa lý.
Các phân tổ chung đối với tất cả các số liệu sẽ giúp chỉ ra mối liên hệ và sự khác biệt giữa trình độ ứng dụng TMĐT tại các doanh nghiệp theo quy mô, địa bàn hoạt động và lĩnh vực kinh doanh.
3.1. Quy mô doanh nghiệp
Tương tự như các năm trước, quy mô doanh nghiệp tham gia cuộc khảo sát được phân theo số lượng lao động trong doanh nghiệp. Năm 2009, 47% doanh nghiệp tham gia cuộc khảo sát là các doanh nghiệp quy mô nhỏ có ít hơn 50 lao động. Các doanh nghiệp quy mô vừa có từ 51 tới 300 lao động chiếm tỷ lệ 38%. Còn lại là các doanh nghiệp quy mô lớn có trên 300 lao động chiếm tỷ lệ 15%. So với năm 2007 và 2008, tỷ lệ các doanh nghiệp lớn của cỡ mẫu năm nay tương đối cao hơn và tỷ lệ doanh nghiệp thuộc các quy mô khác nhau cũng đồng đều hơn.
Hình IV.2: Quy mô của các doanh nghiệp được điều tra
Để đơn giản hóa việc phân tích, Báo cáo sẽ gộp quy mô doanh nghiệp thành hai phân tổ chính là nhóm các doanh nghiệp nhỏ và vừa (có tới 300 lao động) và doanh nghiệp lớn (có nhiều hơn 300 lao động). Phân tổ theo hai nhóm lớn như trên, 85% doanh nghiệp tham gia cuộc khảo sát là các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) còn lại 15% là doanh nghiệp lớn. Tỷ lệ doanh nghiệp nhỏ và vừa so với doanh nghiệp lớn tương đối đồng đều do đó đảm bảo tính so sánh giữa các năm.
Hình IV.3: Quy mô doanh nghiệp tham gia cuộc điều tra qua các năm
Mặc dù vậy, so với tổng số doanh nghiệp Việt Nam thì tỷ lệ doanh nghiệp lớn của mẫu khảo sát năm nay cao hơn.31 Điều này sẽ làm cho kết quả tổng hợp của một số tiêu chí cao hơn so với thực tế, do các doanh nghiệp lớn thường có điều kiện và trình độ ứng dụng TMĐT cao hơn các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Do đó, trong quá trình thống kê, các chỉ tiêu sẽ được phân tích theo từng nhóm quy mô doanh nghiệp nhằm hạn chế sai số do sự chênh lệch này gây ra.
31 Theo Niên giám thống kê 2008 của Tổng cục Thống kê, năm 2007 Việt Nam có 155.771 doanh nghiệp. Trong số đó, tỷ lệ SME (có ít hơn 300 lao động) chiếm 97,4%. Còn lại là các doanh nghiệp lớn chiếm tỷ lệ 2,6%.
25 % 20 % 15 % 10 % 5 % 0 % Tỷ lệ doanh nghiệp
Quy mô doanh nghiệp (số lao động)
1 - 20 21 - 25 51 - 100 101 - 300 301 - 500 501 - 1000 >1000 100% 90% 80% 70% 60% 50% Tỷ lệ doanh nghiệp Doanh nghiệp lớn 2006 2007 2008 2009 SME
3.2. Lĩnh vực kinh doanh
Về lĩnh vực kinh doanh, các doanh nghiệp tham gia cuộc khảo sát có lĩnh vực kinh doanh khá đa dạng. Nhiều doanh nghiệp hoạt động cùng lúc trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Chiếm tỷ lệ cao nhất là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bán buôn bán lẻ với 21%. Tiếp theo là các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực xây dựng và nông lâm nghiệp với tỷ lệ tương ứng là 17% và 14%. Như vậy ba vị trí đứng đầu đều là các lĩnh vực sử dụng nhiều lao động phổ thông và có trình độ tin học hóa chưa cao. Trong khi đó, doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực có trình độ tin học hóa cao như CNTT, tài chính chỉ chiếm tỷ lệ tương ứng 7% và 4%.
Hình IV.4: Lĩnh vực hoạt động của các doanh nghiệp được điều tra
* Tổng tỷ lệ doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực lớn hơn 100% do một doanh nghiệp có thể hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
Ngoài ra, có 34% doanh nghiệp hoạt động trong một số lĩnh vực kinh doanh khác như dệt may, bao bì, thiết kế và tư vấn, v.v…
3.3. Địa bàn hoạt động
Về địa bàn hoạt động, 16% doanh nghiệp tham gia khảo sát hoạt động trên địa bàn Hà Nội. 31% doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh còn lại 53% doanh nghiệp đến từ các địa phương khác trên cả nước.
Giáo dục Nghệ thuật Khai khoáng Tài chính Chuyên môn Lưu trú Vận tải Công nghệ thông tin Nông, lâm Xây dựng Bán buôn bán lẻ
Hình IV.5: Địa bàn hoạt động của các doanh nghiệp được điều tra
Doanh nghiệp tham gia khảo sát phân bổ theo tỷ lệ như trên thống nhất so với tình hình phân bổ doanh nghiệp chung trên cả nước.32 Mặc dù vậy, tỷ lệ doanh nghiệp tham gia khảo sát hoạt động tại các địa phương khác tăng cao so với các năm trước. Theo kinh nghiệm thống kê các năm vừa qua, trình độ ứng dụng TMĐT tại các địa phương khác vẫn thấp hơn tại hai thành phố lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Do đó, tỷ lệ doanh nghiệp được khảo sát hoạt động tại các địa phương khác tăng sẽ phản ánh khách quan hơn tình hình triển khai TMĐT trên phạm vi cả nước.
Mặc dù vậy, tỷ lệ phân bổ quy mô doanh nghiệp giữa các địa bàn hoạt động khác nhau khá đồng đều. Điều này sẽ giúp kết quả phân tích có khả năng so sánh và tính ổn định cao giữa các địa phương.
Bảng IV.2: Phân bổ địa bàn hoạt động theo quy mô của các doanh nghiệp được điều tra
Hà Nội TP. Hồ Chí Minh Địa phương khác
SME 83% 86% 84%
Doanh nghiệp lớn 17% 14% 16%
Quy mô, địa bàn hoạt động và lĩnh vực kinh doanh là các phân tổ chính có ảnh hưởng xuyên suốt tới tất cả các tiêu chí về ứng dụng TMĐT của doanh nghiệp. Ngoài ra, một số tiêu chí sẽ được phân tích dựa trên phân tổ cụ thể ảnh hưởng tới các tiêu chí đó.