ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP

Một phần của tài liệu Báo cáo thương mại điện tử năm 2009 (Trang 178 - 179)

1. Đẩy mạnh hơn nữa ứng dụng TMĐT nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cạnh tranh

Thực tiễn phát triển trong những năm vừa qua cho thấy kết quả của việc ứng dụng TMĐT đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp là rất rõ ràng. Nhiều doanh nghiệp cũng đã mạnh dạn đầu tư ứng dụng các phần mềm quản lý chuyên dụng, bố trí cán bộ chuyên trách về TMĐT, sử dụng dịch vụ công do các cơ quan quản lý nhà nước cung cấp… để nâng cao

hiệu quả kinh doanh. Tuy nhiên, tỷ lệ các doanh nghiệp ứng dụng sâu TMĐT vẫn còn ở mức khiêm tốn.

Trong thời gian tới, các doanh nghiệp cần đẩy mạnh đầu tư ứng dụng TMĐT để tối ưu hóa quy trình sản xuất, kinh doanh, đặc biệt là cần đầu tư cho các phần mềm chuyên dụng như quản lý tài nguyên doanh nghiệp, quản trị chuỗi cung ứng, quản lý khách hàng, v.v…

Tham gia sàn giao dịch TMĐT là một hình thức xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường có hiệu quả với chi phí rất thấp. Tuy nhiên, vì nhiều lý do khác nhau, việc tham gia sàn TMĐT của các doanh nghiệp có xu hướng chững lại trong hai năm 2008-2009. Nhằm tận dụng ưu điểm của phương thức này trong việc tìm kiếm khách hàng, mở rộng thị trường, doanh nghiệp cần tích cực hơn nữa trong việc tham gia vào các sàn giao dịch TMĐT có uy tín trong nước cũng như trên thế giới.

Để ứng dụng TMĐT có kết quả tốt, các doanh nghiệp cần chú trọng tới chiến lược kinh doanh của mình để xây dựng chiến lược ứng dụng TMĐT phù hợp. Đồng thời, chiến lược ứng dụng TMĐT của doanh nghiệp cũng phải phù hợp với trình độ phát triển về hạ tầng công nghệ thông tin và TMĐT tại địa phương.

2. Nâng cao nhận thức về TMĐT và ý thức tuân thủ pháp luật

Trong thời gian vừa qua, các cơ quan quản lý nhà nước đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật về TMĐT. Đến nay, hệ thống pháp luật liên quan tới TMĐT đã tương đối hoàn thiện. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng đã nhận thức được tầm quan trọng và tổ chức ứng dụng TMĐT ở nhiều mức độ khác nhau.

Tuy nhiên, sự quan tâm của doanh nghiệp đối với các quy định pháp luật về TMĐT còn ở mức độ thấp. Trong thời gian tới các doanh nghiệp cần tích cực tìm hiểu, nghiên cứu các văn bản liên quan đến TMĐT như Luật Giao dịch điện tử, Luật Công nghệ thông tin, các nghị định quy định chi tiết thi hai Luật này và hệ thống văn bản hướng dẫn liên quan đến chứng từ điện tử, giao kết và thực hiện hợp đồng trên website TMĐT, thư rác, tên miền, xử phạt hành chính, v.v... Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp nên tìm hiểu, phát hiện những khó khăn, bất cập trong việc thực hiện các quy định pháp luật về TMĐT, chủ động đề xuất bổ sung, sửa đổi. Doanh nghiệp có thể trực tiếp, hoặc thông qua các tổ chức xã hội nghề nghiệp như Hiệp hội Thương mại điện tử, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, để phản ánh, đóng góp ý kiến của mình đến các cơ quan quản lý nhà nước.

Một phần của tài liệu Báo cáo thương mại điện tử năm 2009 (Trang 178 - 179)