Điều kiện kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn thành phố Cao Bằng - Tỉnh Cao Bằng giai đoạn từ năm 2010 - 2013. (Trang 38 - 44)

4.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế

Với mục tiêu xây dựng thành phố Cao Bằng cơ bản đạt chỉ tiêu đô thị

loại III, thời gian qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc Thành phố Cao Bằng đã có nhiều cố gắng vươn lên, phát huy những thuận lợi, khắc phục khó khăn, tranh thủ sự hỗ trợ của Trung ương, nên tình hình kinh tế - xã hội của địa phương đã có nhiều chuyển biến tích cực, cơ cấu kinh tế đã chuyển dịch theo hướng tăng tỉ trọng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ - thương mại, giảm tỷ trọng nông nghiệp

Với sự nỗ lực của Đảng bộ và nhân dân trong thành phố, trong những năm gần đây nền kinh tế của thành phố có bước phát triển khá, các chủ trương chính sách phát triển kinh tế - xã hội được thực hiện có hiệu quả, đã phát huy

được tác dụng rõ rệt.

Trong những năm qua, nền kinh tế thành phố có sự chuyển biến rõ rệt, tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm giai đoạn 2010 – 2013 đạt 12.5%/năm, riêng năm 2013 tốc độ ước đạt 15% trong đó tăng trưởng mạnh nhất là khu vực dịch vụ tăng 33,15%, công nghiệp - xây dựng tăng 14,47%, khu vực kinh tế nông nghiệp có xu hướng giảm dần tỷ trọng trong cung cấp lương thực thực phẩm cho thành phố. Sản lượng lương thực bình quân đạt 4500 tấn/năm. Giá trị sản xuất đạt 43 triệu đồng/ha.

4.1.2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch đúng hướng, giảm dần tỷ trọng sản xuất nông, lâm, thủy sản tăng dần tỷ trọng công nghiệp xây dựng và du lịch dịch vụ. Trong sản suất nông nghiệp có sự chuyển dịch theo hướng giảm tỷ

trọng ngành trồng trọt, tăng dần tỷ trọng của các ngành lầm nghiệp, thủy sản và chăn nuôi

Năm 2013 giá trị sản xuất nông lâm thủy sản đạt 87.535 triệu đồng, chiếm 5.31% tổng giá trị sản xuất các ngành thành phố. Ngành sản xuất nông nghiệp và dịch vụ không có bước chuyển biến rõ rệt. Các ngành kinh tế của Thành phố Cao Bằng đang có sự chuyển biến tích cực, trong 3 năm từ 2010

đến 2013 tỷ trọng ngành nông nghiệp đã giảm từ 5,31% năm 2010 xuống còn 5.07% năm 2013, đồng thời tỷ trọng ngành dịch vụ tăng từ 86,49% năm 2010

32

lên 83,78% năm 2013, trong giai đoạn này ngành công nghiệp vẫn tăng tăng từ 8,20% năm 2010 tăng lên 11,15% năm 2013. [12]

Bảng 4.2. Cơ cấu kinh tế thành phố Cao Bằng giai đoạn 2010 – 2013 Đơn vị tính: %

TT Ngành Phân theo năm

2010 2011 2012 2013

1 Nông nghiệp 5,31 5,23 5,17 5,07

2 Công nghiệp 8,20 9,87 11,03 11,15

3 Dịch vụ 86,49 84,90 83,80 83,78

Tổng 100 100 100 100

(Nguồn: Niên giám thống kê năm 2010, 2013 TP Cao Bằng)

4.1.2.3. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập

* Dân số

- Dân số toàn đô thị: Đến nay dân số toàn thành phố là: 84.421 người (kể cả dân số quy đổi, trong đó dân số thường trú là: 67.411 người), mật độ dân số 784 người/km2.

- Dân số nội thị: Thành phố Cao Bằng có 08 phường và 03 xã, dân số

nội thị tại 08 phường là 73.517 người (trong đó dân số thường trú là 56.507 người), chiếm 87% dân số toàn thành phố.

- Về thành phần dân tộc ở thành phố có 3 dân tộc chính là người Tày chiếm 47,53%, người Kinh chiếm 31,78%, người Nùng chiếm 19,97% dân số

chung; ngoài ra còn khoảng

Công tác dân số, gia đình và trẻ em được triển khai tương đối đồng bộ

và đạt được kết quả tích cực. Thực hiện có hiệu quả công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản - kế hoạch hóa gia đình, trẻ em được toàn xã hội quan tâm chăm sóc, giáo dục và bảo vệ.

* Lao động, việc làm và thu nhập

Theo số liệu của phòng Lao động – thương binh, xã hội Thành phố, đến hết năm 2013, tổng số lao động trong độ tuổi trên địa bàn là 73.193 người, trong đó lao động phi nông nghiệp là 58.510 người chiếm 79,94%.

33

Tính riêng tại khu vực nội thị: tổng số lao động là 63.738 người trong đó lao động phi nông nghiệp là 56.122 người, tỷ lệ lao động phi nông nghiệp nội thịđạt 88,05%, lao động nông nghiệp là 7.616 người chiếm 11,95%.

Thời gian qua, công tác xã hội hóa giáo dục được thực hiện tốt, huy động

được nhiều nguồn lực trong xã hội tham gia đầu tư cho sự nghiệp giáo dục –

đào đạo của thành phố. Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo đạt 48% lực lượng lao

động; hàng năm giải quyết việc làm cho 800 - 1000 lao động.

Trong giai đoạn 2010 - 1013, công tác xóa đói, giảm nghèo được triển khai mạnh mẽ và hiệu quả. Chương trình đào tạo nghề, giải quyết việc làm

được thực hiện khá tốt, thu hút được nhiều người lao động tham gia; tỷ lệ lao

động đã qua đào tạo nghề trên địa bàn thành phố ngày càng tăng. Đến nay thành phố đã hoàn thành xóa nhà tranh tre, dột nát. Số hộ nghèo của thành phố giảm từ 899 hộ năm 2010 (chiếm 7,15% tổng số hộ dân) xuống còn 290 hộ năm 2011 (bằng 1,74%); năm 2012 giảm còn dưới 1,25 tổng số hộ dân, đời sống dân cưđược cải thiện rõ rệt, số hộ khá, hộ giàu ngày càng tăng nhanh.

Năm 2013 Thành phố đã xây dựng kế hoạch giảm nghèo và giao chỉu tiêu giảm nghèo cho các phường xã. Bằng nhiều biện pháp tư vấn, hỗ trợ, cho vay vốn giải quyết việc làm 2,93 tỷ đồng, tạo việc làm tại chỗ cho 450 lao

động, thưucj hiện giảm nghèo được 341/140 hộ, vượt 201 hộ so với chỉ tiêu

đề ra. Đến hết năm 2013 thành phố còn 538 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 2,69% (do tính cả 3 xã mới sáp nhập nên số hộ nghèo và tỷ lệ hộ nghèo năm 2013 tằng lên so với năm 2012).

Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, đời sống nhân dân trong những năm qua được cải thiện, GDP bình quân đầu người năm 2007 là 665 USD, mức tăng bình quân thu nhập giai đoạn 2005 – 2010 là 10,60%. Năm 2013 thu nhập bình quân đầu người đạt trên 1.000 USD.[8]

4.1.2.4. Thực trạng phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội

34

Hình 4.2. Quang cnh khu vc thành ph Cao Bng

a. Giao thông

- Quốc lộ 3, đoạn đi qua thành phố dài 12,9 km, nền đường rộng 8-9 m. - Quốc lộ 4, đoạn đường đi qua thành phố dài 6,7 km nền đường rộng 7- 8 m.

- Tỉnh lộ 203, đoạn đi qua thành phố dài 2km, nền đường rông 5-6 m. Ngoài ra thành phố còn có đường tránh Quốc lộ 3, 4 đang thi công và nhiều tuyến giao thông trong đô thị ở các phường xã.

Tổng diện tích giao thông của thành phố là 198,36 ha chiếm 3,54% diện tích tự nhiên. Nhìn chung các tuyến giao thông phân bố khá đồng đều trong địa bàn thành phố, các tuyến đường thường xuyên được tu bổ, nâng cấp, giao thông tương đối thuận lợi.100% các xã phường có đường ô tô đi đến, song ở 3 phường Hòa Chung, Ngọc Xuân và Duyệt Trung, giao thông giữa các tổ dân phố còn khó khăn, nhất là vào mùa mưa.

35

Toàn thành phố có 7 trạm bơm, 2 hồ chứa nước và 24 phai đập lớn, nhỏ, chiều dài hệ thống kênh, mương 50 km, đã kiên cố hóa được 24 km. Tổng diện tích chiếm đất hệ thống công trình thủy lợi toàn thành phố là 11,41 ha. Khả năng đáp ứng yêu cầu yêu cầu tưới tiêu chủđộng của các công trình thủy lợi toàn thành phố là 75 – 80% diện tích đất canh tác.

c. Hệ thống điện bưu chính viễn thông

Hệ thống bưu chính viễn thông trên địa bàn thành phốđược trang bị hiện

đại, công nghệ cao và chất lượng tương đối đồng bộ, nối mạng hoàn chỉnh

đến tất cả các đơn vị hành chính trong tỉnh Cao Bằng. Hiện tại 100% xã, phường được phủ sóng phát thanh, truyền hình, 90% số hộ gia đình có phương tiện nghe nhìn.

B. Thực trạng phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng xã hội

a. Công tác giáo dục và đào tạo

Về giáo dục thành phố Cao bằng có tất cả 35 trường học bao gồm : 7 trường mầm non, 10 trường tiểu học, 9 trường Trung học cơ sở, 2 trường Trung học Phổ thông, 1 trường Trung học Phổ thông chuyên, 1 trường Phổ

thông dân tộc nội trú, 1 trường Cao đẳng sư phạm, 1 trường Trung cấp Y, 2 Trung tâm Giáo dục thường xuyên, 1 trường Trung học nghề, 1 Trung tâm kỹ

thuật tổng hợp.

- Thành phố được công nhận phổ cập giáo dục trung học cơ sở từ tháng 10/2001, công nhận phổ cập tiểu học đúng độ tuổi tháng 8/2005. Tỷ lệ huy

động các cháu trong độ tuổi đến nhà trẻ đạt 44%, đến mẫu giáo 5 tuổi đạt 100%, đến trường tiểu học đạt 99,8% (trong đó trẻ 6 tuổi đến lớp 1 đạt 100%),

đến trường trung học cơ sở đạt 99% và tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học cơ

sở vào học bậc trung học các loại hình đạt 98%. Chất lượng và hiệu quả giáo dục toàn diện các bậc học đạt tỷ lệ cao, có tính bền vững. Tỷ lệ huy động các bậc học từ mẫu giáo đến Trung học cơ sở đều đạt 100%. Duy trì sỹ số các cấp học đạt từ 98% trở lên.

b. Công tác y tế chăm sóc sức khoẻ cộng đồng

Về y tế, trên địa bàn thành phố có các cơ sở y tế quan trọng. Hệ thống các cơ sở khám chữa bệnh bao gồm: Bệnh viện đa khoa tỉnh Cao Bằng, Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh Cao Bằng, Bệnh viện đa khoa thành phố Cao Bằng,

36

Trung tâm phòng chống bệnh xã hội, Trung tâm phòng chống dịch tỉnh Cao Bằng.

- Công tác khám chữa bệnh được quan tâm chú trọng, đã thực hiện khám bảo hiểm y tế tại các trạm y tế xã, phường, tạo điều kiện thuận lợi cho người bệnh, chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh ngày càng tăng, do đó số lượt người

đến khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế xã, phường ngày một tăng.

- Công tác vệ sinh an toàn thực phẩm cũng đã được quan tâm, đã tổ chức các buổi tập huấn kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm. Tiến hành nhiều đợt kiểm tra liên ngành về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm trong các dịp lễ, tết và trong tháng hành động vì chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm.

c. Văn hóa, thể dục thể thao

Trong những năm qua, các phong trào hoạt động văn hóa - thông tin - thể dục thể thao luôn được chú trọng phát triển, cơ bản đáp ứng kịp thời nhiệm vụ chính trị của thành phố và nhu cầu hưởng thụ về văn hóa.

- Về văn hóa: Các hoạt động văn hóa, văn nghệ ở thành phố luôn được các cấp, các ngành quan tâm, đông đảo quần chúng tham gia tích cực, đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng cao, các cơ sở đã chú ý khai thác các hạt nhân văn nghệ dân gian để khơi dậy, phát huy các giá trị nghệ thuật dân tộc, những bản sắc văn hóa độc đáo của địa phương

- Về công tác thể dục thể thao: Trong những năm qua, thành phố đã tranh thủ sự hỗ trợ giúp đỡ của Sở Thể dục Thể thao cũng như Trung tâm Thể

dục Thể thao trong việc tổ chức, quản lý các cơ sở xây dựng phong trào thể

dục thể thao. Thành phố đã thường xuyên tổ chức giải thể thao cấp thành thu hút đông đảo lực lượng vận động viên tham gia,duy trì và đẩy mạnh phong trào thể dục thể thao quần chúng sâu rộng trên địa bàn, ước tính hiện tại có khoảng 50 - 60% số dân của thành phố thường xuyên luyện tập thể dục thể thao.

d. Công tác an ninh quốc phòng

Tình hình an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn thành phố

tương đối ổn định. Các ngành các cấp đã phối hợp chặt chẽ trong công tác giữ

gìn an ninh, chính trị; cơ quan công an, quân sự làm tốt công tác tham mưu cho cấp ủy chính quyền địa phương kịp thời phát hiện, đề xuất các biện pháp xử lý, giữ vững an ninh chính trị trật tự an toàn xã hội. Thực hiện tốt phong

37

trào quần chúng nhân dân tham gia bảo vệ an ninh Tổ quốc, phát huy hiệu quả

các cụm an ninh liên hoàn, tổ liên gia tự quản cùng lực lượng công an đấu tranh phòng chống tội phạm.

Công tác an ninh biên giới cũng được quan tâm, chú trọng, đã phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp xuất, nhập cảnh trái phép.[12]

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn thành phố Cao Bằng - Tỉnh Cao Bằng giai đoạn từ năm 2010 - 2013. (Trang 38 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)