Tình hình đăng ký cấp giấy chứng nhận trên địa bàn tỉnh Cao Bằng

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn thành phố Cao Bằng - Tỉnh Cao Bằng giai đoạn từ năm 2010 - 2013. (Trang 25)

Công tác quản lý nhà nước về đất đai của tỉnh Cao Bằng trong những nămqua đã đạt những kết quả nhất định, thúc đẩy kinh tế phát triển nhất là trong lĩnh vực sản xuất nông lâm nghiệp, góp phần giữ vững và ổn định chính trị xã hội trên địa bàn tỉnh.

Theo tổng thống kê, kiểm kê đất đai năm 2013, tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh Cao Bằng là 672.462,18 ha, trong đó:

- Đất nông nghịêp: 598.545,58 ha chiếm 89,01% diện tích tự nhiên. - Đất lâm nghiệp: 514.168,92 ha chiếm 76,46 % diện tích tự nhiên. - Đất phi nông nghiệp: 23.669,12 ha chiếm 3,52 % diện tích tự nhiên. - Đất chuyên dùng: 12.319,54 ha chiếm 1,83 % diện tích tự nhiên. - Đất ở: 4.764,62 ha chiếm 0,71 % diện tích tự nhiên.

19

- Đất chưa sử dụng: 50.247,48 ha chiếm 7,47 % diện tích tự nhiên.

Trong những năm đổi mới, công tác quản lý sử dụng đất đai trên địa bàn tỉnh Cao Bằng đã có nhiều chuyển biến tiến bộ, tạo điều kiện cho các chủ sử

dụng đất yên tâm đầu tư vào đất mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đồng thời bước đầu đã hình thành thị trường chuyển nhượng quyền sử dụng đất, phát huy khả năng tiềm tàng của đất.

Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là một trong những vấn đề được quan tâm hàng

đầu trong công tác quản lý đất đai ở tỉnh Cao Bằng.

Với kết quả cấp GCNQSDĐ của tỉnh (từ năm 2010 đến năm 2013) như sau:

- Uỷ ban nhân dân tỉnh đã tập trung chỉ đạo việc cấp GCN trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật đất đai và được thực hiện chủ yếu vào các nội dung chủ yếu như sau:

+ Cấp GCNQSD đất khu vực đô thị, đất ở khu vực nông thôn.

+ Cấp đổi GCNQSD đất nông nghiệp, đất ở khu vực nông thôn tại những nơi được đo đạc, lập bản đồđịa chính chính quy theo hệ tọa độ VN – 2000.

+ Cấp GCNQSD đất lâm nghiệp, đất đồi núi chưa sử dụng.

- Tổng số hộ được cấp: 72.586 hộ với tổng sô 167.937 bộ

GCNQSDĐ, trong đó:

+ Cấp GCNQSD đất khu dân cư nông thôn (địa bàn thực hiện huyện Bảo Lâm và Bảo Lạc), tổng số hộđược cấp GCN là 4785 hộ với 8.930 bộ GCN.

+ Cấp đổi GCNQSD đất khu vực nông thôn (địa bàn thực hiện huyện Trà Lĩnh, Trùng Khánh, Quảng Uyên, Hạ Lang), tổng số hộ được cấp GCN là 12.460 hộ với 61.368 bộ GCN.

+ Cấp GCN khu vực đô thị (thực hiện tại thành phố Cao Bằng, thị

trấn Nước Hai, huyện Hòa An), tổng số hộ được cấp GCN là 6.691 hộ với tổng số 9.541 bộ GCN.

+ Cấp GCN đất lâm nghiệp, đất đồi núi chưa sử dụng, tổng số hộđược cấp GCN là 48.649 hộ với tổng số 88.098 bộ GCN (trong đó cấp mới được 34.978 hộ với tổng số 64.891 bộ GCN, cấp đổi GCN được 13.671 hộ với tổng số 23.207 bộ GCN). Ngoài những kết quả cấp GCN đạt được trên đây, tình

20

hình công tác cấp GCN của tỉnh vẫn còn đang gặp phải rất nhiều khó khăn và vướng mắc cần phải giải quyết. Trước hết công tác tuyên truyền, phổ biến luật

đất đai, các chính sách về đất đai, triển khai chưa đầy đủ và sâu rộng đến từng người dân cũng như các cơ quan đơn vị sử dụng đất, nhận thức của người dân về chính sách, pháp Luật đất đai còn hạn chế. Tiềm năng đất đai chưa được phát huy hết, đất đai chưa được chuyển dịch hợp lý, hiệu quả sử dụng đất còn thấp, tình trạng lấn chiếm, sử dụng sai mục đích xảy ra trên tất cả các loại đất, tiến độ cấp GCN ởđô thị tiến hành chậm.[7]

21

PHẦN III

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

- Đối tượng nghiên cứu: Công tác kê khai, đăng ký, cấp GCN cho hộ gia

đình, cá nhân.

- Phạm vi nghiên cứu:

+ Phạm vi không gian: đề tài được thực hiện trên phạm vi thành phố Cao Bằng – tỉnh Cao Bằng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Phạm vi thời gian: tìm hiểu công tác kê khai, đăng ký, cấp GCN cho hộ gia đình, cá nhân trong giai đoạn từ năm 2010 đến 2013.

3.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

- Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tại thành phố Cao Bằng – tỉnh Cao Bằng;

- Đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất đai tại thành phố Cao Bằng – tỉnh Cao Bằng;

- Đánh giá công tác đăng kí, cấp GCNQSDĐ trên địa bàn thành phố Cao Bằng.

- Thuận lợi, khó khăn, giải pháp nâng cao hiệu quả công tác cấp GCNQSDĐ trên địa bàn thành phố Cao Bằng.

3.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3.1. Phương pháp điu tra, thu thp s liu

Thu thập số liệu tại các phòng ban thuộc UBND thành phố Cao Bằng, qua mạng internet và sách báo, v.v....

3.3.2. Phương pháp thng kê và x lý s liu thng kê

Sử dụng để hệ thống hóa các tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, số liệu thống kê kiểm kê đất đai, các tài liệu về tình hình sử dụng đất.

3.3.3. Phương pháp so sánh

Được sử dụng để so sánh giữa những quy định của Luật và thực tế

22

3.3.4. Phương pháp phân tích, tng hp

Thu thập số liệu phục vụ cho nội dung nghiên cứu, phân tích tổng hợp

đưa ra kết quảđạt được và những vướng mắc tồn tại, từđó tìm ra nguyên nhân và cách khắc phục.

3.3.5. Phương pháp chuyên gia

Tham khảo các ý kiến đểđi đến giải pháp đẩy mạnh tiến độ đăng ký đất

23

PHẦN 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI TẠI THÀNH PHỐ CAO BẰNG

4.1.1. Điu kin t nhiên

4.1.1.1. Vị trí địa lý

Hình 4.1. V trí địa lý ca thành ph Cao Bng

Thành phố Cao Bằng là trung tâm hành chính, kinh tế, chính trị, văn hóa của tỉnh Cao Bằng, cách thủ đô Hà Nội 286km theo Quốc lộ 3, cách thành phố Lạng Sơn 120km theo Quốc lộ 4A, cách cửa khẩu Quốc gia Tà Lùng khoản 70km theo Quốc lộ 3, ở cao độ trung bình + 187 m, ranh giới theo địa giới hành chính có giới hạn như sau:

- Phía Bắc giáp các xã Ngũ Lão và Bế Triều huyện Hòa An;

- Phía Đông giáp các xã Quang Trung và Hồng Nam huyện Hòa An; - Phía Nam giáp xã Kim Đồng huyện Thạch An và xã Lê Chung huyện Hòa An;

- Phía Tây giáp xã Hoàng Tung và Bạch Đằng huyện Hòa An. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Từ năm 1954 đến nay, thành phố Cao Bằng luôn luôn có sự thay đổi, mở

rộng về địa giới hành chính: Năm 2002 sau khi sáp nhập thêm xã Đề Thám của huyện Hòa An vào thì thị xã Cao Bằng có 8 đơn vị hành chính ( gồm 4 phường và 4 xã), với tổng diện tích tự nhiên khoảng 5.608 ha, dân số 55.660

24

người. Đến ngày 01/11/2010 thị xã được mở rộng theo NQ số 42/NQ-CP của Chính phủ với 11 đơn vị hành chính, khu vực nội thị gồm 6 phường là Hợp Giang, Sông hiến, Tân Giang, Sông Bằng, Ngọc Xuân, Đề Thám và khu vực ngoại thị gồm 5 xã là Duyệt Trung, Hòa Chung, Chu Trinh, Hưng Đạo, Vĩnh Quang với tổng diện tích tự nhiên là 10.762,81 ha và dân số 67.411 người. Theo Quyết định số 926/QĐ-BXD ngày 18/10/2010 của Bộ Xây dựng Thị xã Cao Bằng được công nhận là đô thị loại III. Ngày 25 tháng 9 năm 2012 Chính phủ ban hành Nghị quyết số 60/NQ-CP về việc thành lập thành phố Cao Bằng thuộc tỉnh Cao Bằng trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số và các đơn vị hành chính trực thuộc của thị xã Cao Bằng. Thành phố Cao Bằng có 10.762,81 ha diện tích tự nhiên và 84.421 nhân khẩu, 11 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 08 phường: Hợp Giang, Sông Bằng, Tân Giang, Sông Hiến, Đề

Thám, Ngọc Xuân, Duyệt Trung, Hoà Chung và 03 xã: Chu Trinh, Hưng Đạo, Vĩnh Quang.

Với vị trí địa lý như trên thành phố Cao Bằng có nhiều lợi thế trong việc mở rộng quan hệ hợp tác với các tỉnh trong cả nước và Trung Quốc, là điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa.

Bảng 4.1. Diện tích các phường, xã của thành phố Cao Bằng

STT Tên phường, xã Diện tích (ha)

1 Hợp Giang 92,07 2 Sông Bằng 781,60 3 Tân Giang 453,13 4 Sông Hiến 949,63 5 Đề Thám 1.102,51 6 Ngọc Xuân 684,99 7 Duyệt Trung 998,60 8 Hòa Chung 543,37 9 Hưng Đạo 1.013,93 10 Vĩnh Quang 1.478,96 11 Chu Trinh 2.664,02 Tổng 10.762,91

25

4.1.1.2. Địa hình địa mạo

Thành phố Cao Bằng là thành phố miền núi, địa hình dạng lòng máng thuộc vùng hợp lưu của Sông Bằng và sông Hiến và dọc theo 2 sông nói trên.

Phần nội thị nằm trên bán đảo hình mu rùa, tạo nên bởi sông Bằng và sông Hiến, dốc về phía sông Hiến với độ dốc từ 10% - 30%.

- Độ cao trung bình so với mặt biển là: +187 m; - Độ cao lớn nhất so với mặt biển: +250 m; - Độ cao thấp nhất so với mặt biển: +180,50 m;

Phần lãnh thổ còn lại của thành phố có địa hình tương đối phức tạp, chia cắt mạnh với ba dạng địa hình chính:

- Vùng đồng bằng: nằm dọc theo sông Bằng và sông Hiến và các thung lũng ven các khe núi đổ về hai sông.

- Vùng đồi núi thấp: bao quanh thành phố bởi 3 phía Tây, Nam, Đông. - Vùng đồi núi cao: tập trung ở phía Đông có địa hình đồi núi chia cắt mạnh, độ dốc lớn.

4.1.1.3. Khí hậu thời tiết

Do nằm sát chí tuyến Bắc trong vành đai nhiệt đới Bắc bán cầu nên khí hậu thành phố mang nét đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa với 2 mùa rõ rệt: mùa mưa nóng ẩm mưa nhiều (từ tháng 5 đến tháng 10), mùa khô lạnh và hanh ( từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau ). Tuy nhiên do sự chi phối của địa hình và do ảnh hưởng độ cao, nên mang tính chất đặc thù của dạng khí hậu lục địa miền núi cao, mùa hè mát mẻ, mùa đông lạnh hơn so với các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ.

- Về chế độ nhiệt: Nhiệt độ trung bình năm là 21,6oC. Trong đó cao tuyệt

đối là 40,5oC (tháng 6), thấp tuyệt đối 3,2oC (tháng 12). Số giờ nắng trung bình trong năm đạt 1.568,90 giờ. Tổng tích ôn trong năm đạt khá: 7000 - 7500oC. Biên độ dao động nhiệt độ ngày và đêm là 8,4oC.

- Về chế độ độ ẩm: Độẩm tương đối trung bình là 81%. Độ ẩm cao nhất là 86%. Độẩm thấp nhất là 36%.

- Về chế độ mưa: Lượng mưa trung bình năm là 1.020,3 mm, cao nhất vào tháng 5:120,90 mm, thấp nhất vào tháng 12:70,40 mm. Vào mùa khô

26

lượng bốc hơi thường lớn hơn lượng mưa gây ra khô hạn cục bộ ảnh hưởng

đáng kểđến sinh hoạt và sản xuất của người dân.

Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10 thường tập trung với cường độ

lớn (chiếm tới 70% lượng mưa cả năm), cùng với địa hình tương đối dốc, chia cắt mạnh gây ra xói mòn, sạt lởđất đai nghiêm trọng.

- Về lượng bốc hơi: Lượng bốc hơi trung bình năm là 1.020,3 mm. Trong các tháng mùa khô (từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau), lượng bốc hơi thường lớn hơn lượng mưa; chỉ sốẩm ướt trong các tháng này thường dưới 0,5 nên gây ra tình trạng khô hạn nghiêm trọng.

- Về hướng gió chủ đạo: Đông Nam và Nam là hai hướng chủ đạo, tốc (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

độ gió mạnh nhất trong các cơn lốc lên tới 40 m/s.

4.1.1.4. Chếđộ thủy văn

Chế độ thủy văn các sông, suối ở thành phố Cao Bằng phụ thuộc vào chế độ mưa và khả năng điều tiết của lưu vực. Chủ yếu là hệ thống lưu vực hai con sông chảy qua là sông Bằng, Sông Hiến. Chế độ thủy văn của thành phố

có thể chia thành hai mùa rõ rệt:

- Mùa lũ: Bắt đầu vào tháng 6 và kết thúc vào tháng 10 hàng năm (lượng nước trên các sông, suối chiếm 65 – 80% lượng nước của cả năm). Trong mùa lũ phân phối dòng chảy không đều, tập trung chủ yếu vào 3 tháng 6, 7, 8 (chiếm 55 – 65% lượng nước cả năm).

- Mùa cạn: Đỉnh mùa cạn của các sông suối kéo dài khoảng 3 tháng (từ

tháng 1 đến tháng 3). Mùa cạn thường bắt đầu vào tháng 9, 10 và kết thúc vào tháng 4 năm sau.

Ảnh hưởng ngập lụt của Sông Bằng và Sông Hiến đối với thành phố: Do ảnh hưởng của địa hình lòng máng và đặc thù của sông, suối, hàng năm vùng ven Sông Bằng và Sông Hiến thường bị ngập lụt. Tuy nhiên do địa hình có độ dốc lớn nên thời gian lũ rút nhanh (3-8h/ngày) và hậu quả không bị

thiệt hại nặng nề như một số tỉnh miền Trung.

Theo số liệu thống kê (trích từ dự án phục hồi và mở rộng hệ thống cấp nước thị xã Cao Bằng) từ năm 1950 đến nay, thị xã chịu ảnh hưởng lũ ngập tới cao độ ứng với các tần suất lũ như sau:

27

1 Tần xuất ngập % 1 (năm 1950) 5 20 100 2 Cao độ nền (m) 188,7 186,7 185,5 184,5

4.1.1.5. Tài nguyên thiên nhiên

* Tài nguyên đất

Theo tài liệu kết quả điều tra, tổng hợp từ bản đồ thổ nhưỡng tỉnh Cao Bẳng thì toàn bộ đất đai thành phố Cao Bằng được chia thành các loại như

sau: Đất phù sa, đất xám bạc màu, đất vàng nhạt trên đá cát, đất nâu vàng trên phù sa cổ, đất nâu đỏ trên đá mácma bazơ và trung tính… Các hình thức canh tác chủ yếu trên các loại đất trên như trồng lúa nước, trồng cây hàng năm, lâu năm, trồng rừng...

- Đất phù sa (P) có diện tích là 1.190 ha, chiếm 11,52% diện tích tự

nhiên của thành phố.Diện tich đất này tập trung trên các địa bàn các xã, phường Hợp Giang, Sông Bằng, Sông Hiến, Đề Thám, Hưng Đạo….

- Đất xám bạc màu (B) có diện tích là 325ha, chiếm 3,03% diện tích tự

nhiên của Thành phố, phân bố chủ yếu ở phường Đề Thám và xã Hưng Đạo (chiếm hơn 98% loại đất này).

- Đất xám bạc màu (B) có diện tích là 325ha, chiếm 3,03% diện tích tự

nhiên của thành phố, phân bố chủ yếu ở phường Đề Thám và xã Hưng Đạo (chiếm hơn 98% loại đất này).

- Đất vàng nhạt trên đá cát (Fq) có diện tích 1.240ha, chiếm 11,52% diện tích tự nhiên của thành phố, là loại đất có diện tích lớn nhất, phân bố tập trung

ở các phường: Vĩnh Quang, Sông Bằng, Tân Giang và Duyệt Trung.

- Đất nâu vàng trên phù sa cổ (Fp): có diện tích 2.442 ha, chiếm22,68% diện tích tự nhiên, là loại đất có diện tích lớn nhất phân bố trên địa bàn Thành phố Cao Bằng, tập trung ở các xã, phường: Sông Hiến, Hưng Đạo, Đề Thám, Hoà Chung.

- Đất nâu đỏ trên đá mácma bazơ và trung tính (Fk): có diện tích 1.623 ha, chiếm 15,08% diện tích tự nhiên. Phân bố chủ yếu tại các xã, phường: Vĩnh Quang, Ngọc Xuân, Sông Bằng, Duyệt Trung, Chu Trinh.

- Đất đỏ vàng trên phiến sét (Fs): có diện tích 1.338 ha, chiếm tỷ lệ 12,43% điện tích tự nhiên, phân bố tập trung ở hầu hết các xã, phường trong thành phố.

28

- Đất đỏ vàng trên đá mắcma axit (Fa): có diện tích 1.338 ha, chiếm tỷ lệ

12,43% diện tích tự nhiên. Phân bố chủ yếu ở xã Chu Trinh và các phường Duyệt Trung, Tân Giang. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Đất núi đá: Có 141 ha, chiếm tỷ lệ 1,31% diện tích tự nhiên củathành phố. Đây là phần fiện tích có hệ sinh thái mỏng manh, nhạy cảm, khi bị phá huỷ rất khó để phục hồi lại ban đầu.

Ngoài các loại đất trên, thành phố Cao Bằng còn có 323 ha diện tích sông suối.

* Tài nguyên nước

Bao gồm 2 nguồn nước chính là nguồn nước mặt và nguồn nước ngầm. - Nguồn nước mặt: Được cung cấp chủ yếu bởi hai con sông lớn chảy qua là sông Bằng và sông Hiến.

Sông Bằng có diện tích lưu vực là 3.420,30 km2, chiều dài chảy qua thành phố là 24,7 km, lưu lượng dòng chảy trung bình là 72,50 m3/s. Sông Hiến đoạn chảy qua thành phố là 8.20 km, lưu lượng dòng chảy mùa lũ là 37,4 m3 (chiếm 63,40%), lưu lượng dòng chảy mùa kiệt là 10,90 m3/s.

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn thành phố Cao Bằng - Tỉnh Cao Bằng giai đoạn từ năm 2010 - 2013. (Trang 25)