Trong những năm qua do quá trình đô thị hóa đang diễn ra mạnh mẽ trên
địa bàn thành phốđã làm cho việc sử dụng đất có nhiều biến động.
Được sự quan tâm chỉ đạo của Sở TN & MT, Thành ủy, HĐND, UBND thành phố và sự hỗ trợ của các ngành, các cấp có liên qua nên công tác quản lý nhà nước về đất đai của thành phố trong những năm gần đây luôn được chú trọng và ngày càng đi vào nề nếp.
- Việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất và tổ chức chỉđạo thực hiện các văn bản đã được ban hành: Công tác quản lý
đất đai trên địa bàn thành phố có tính chất đặc thù của một đô thị miền núi, đa dạng và phức tạp hơn nhiều so với các thành phố khác trong tỉnh, vì vậy UBND thành phố thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các văn bản liên quan đến công tác quản lý đất đai như: Luật Đất đâi năm 2003, Nghị định 181/2004/NĐ-CP, Nghị định 84/2007/NĐ-CP, Thông tư liên tịch số
04/2006/TTLT-BTP-BTNMT ... Sau khi Luật Đất đai năm 2003 và các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai có hiệu lực, UBND thành phố Cao Bằng đã tổ chức các lớp tập huấn cho các cán bộ chủ chốt từ thành phốđến cơ
sở. Qua đó uốn nắn kịp thời những trường hợp vi phạm trên địa bàn, tổ chức công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất để người dân biết và góp ý kiến trong công tác tổ chức.
- Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ hành chính, lập bản
đồ hành chính: Thực hiện Chỉ thị 364/CT-HĐBT của Chính phủ đến nay thành phố đã hoàn thành việc hoạch định ranh giới hành chính trên cơ sở tài liệu bản đồ cũ, có chỉnh lý và bổ sung, xây dựng nên bản đò hành chính của
38
thành phố. Bản đồ nền có địa giới theo chỉ thị 364/TC-HĐBT đã được xây dựng, đồng thời công bố diện tích tự nhiên của các cấp hành chính.
Trong thời kì 2000-2013 địa giới hành chính thành phố đã 2 lần được chỉnh mở rộng: Lần thứ nhất sáp nhập xã Đề Thám ( năm 2002); lần 2 (năm 2010) sáp nhập 3 xã Chu Trinh, Hưng Đạo, Vĩnh Quang của huyện Hòa An vào thành phố Cao Bằng, đồng thời thành lập 2 phường mới là phường Đề
Thám và phường Ngọc Xuân từ toàn bộ diện tích tự nhiên của 2 phường Đề
Thám, Ngọc Xuân theo Nghị quyết số 42/NQ-CP ban hành ngày 01 tháng 11 năm 2010 của Chính Phủ. Ngày 26 tháng 9 năm 2012, Chính phủ Việt Nam
đã quyết định thành lập thành phố Cao Bằng trên cơ sở toàn bộ diện tích tự
nhiên, dân số và các đơn vị hành chính trực thuộc của thành phố Cao Bằng với 8 phường và 3 xã.
- Khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất, lập hồ sơ địa chính: Từ
trước đến nay ở thành phố Cao Bằng chưa có bản đồ và tài liệu giá đất đai riêng, chỉ có một số kết quả nghiên cứu như chuyên đề xây dựng bản đồ đơn vị đất đai và đánh giá phân hạng đất đai trong quy hoạch chuyển đổi cơ cấu
đất phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa tỉnh Cao Bằng và bản đồ đất cấp tỉnh trong đó có thành phố Cao Bằng.
Toàn bộ diện tích đất đai trên địa bàn thành phố đã đo đạc địa chính chính quy và đã được số hóa với các tỷ lệ 1/500, 1/1000, 1/5000.
Nhìn chung trong những năm qua công tác đo đạc thành lập bản đồ địa chính được tiến hành tương đối khẩn trương giúp thành phố, các xã, phường nắm chắc quỹđất, tăng cường một bước công tác quản lý nhà nước vềđất đai, phục vụ kịp thời việc giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Công tác điều tra, lập quy hoạch sử dụng đất: Do nhận thức là công tác quan trọng để quản lý đất đai theo luật định, định hướng cho người sử dụng
đất đúng mục đích có hiệu quả, UBND thành phố giao nhiệm vụ cho cơ quan quản lý đất đai của thành phố phối hợi với các cơ quan Trung ương, tỉnh xây dựng quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất theo Luật Đất đai năm 2003.
- Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử
39
quy định của pháp luật. Quản lý việc chuyển mục đích sử dụng đất chưa được chặt chẽ, về cơ bản chỉ thực hiện được ở những dự án đã được phê duyệt.
Công tác được quản lý theo các đối tượng: Đối tượng được giao quản lý và sử dụng.
+ Đối tượng quản lý:
• UBND cấp xã: 1.777,32 ha, chiếm 16,49% diện tích đất tự nhiên. • Tổ chức phát triển quỹđất: 58,70 ha, chiếm 0,55 % diện tích đất tự nhiên. • Tổ chức khác: 385,71 ha, chiếm 3,58 % diện tích đất tự nhiên.
+ Đối tượng sử dụng:
• Hộ gia đình, cá nhân: 5.298,54 ha, chiếm 49.23 % diện tích đất tự nhiên. • UBND cấp xã: 1,65 ha, chiếm 0,02 % diện tích đất tự nhiên.
• Các tổ chức kinh tế: 729,67 ha, chiếm 6,78 % diện tích đất tựnhiên. • Cơ quan, đơn vị nhà nước: 238,89 ha, chiếm 2,22 % diện tích đất tự nhiên. • Cộng đồng dân cư: 78.5 ha, chiếm 0,73 % diện tích đất tự nhiên. • Tổ chức khác: 2.196,82 ha, chiếm 20,41 % diện tích đất tự nhiên.
- Đăng ký quyền SDĐ, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền SDĐ: Trong những năm qua, công tác đăng ký quyền SDĐ, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền SDĐ đã được UBND thành phố quan tâm chỉđạo thực hiện và đã đạt được kết quả quan trọng. Việc
đăng ký quyền SDĐ, lập và quản lý hồ sơ địa chính đã hoàn thành, hệ thống sổ sách, hồ sơ địa chính như sổ mục kê, sổ địa chính, sổ theo dõi biến động
đất đai, sổ theo dõi cấp giấy chứng nhận quyền SDĐ được hoàn thiện theo
đúng quy định.
- Công tác thống kê, kiểm kê về đất đai: Đã thực hiện tốt việc tổng kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất của các xã, phường và thành phố năm 2000, năm 2005 và năm 2010 theo Chỉ thị 24/CP và 28/2004/CT –TTg của Thủ tướng Chính phủ.
UBND thành phốđã chỉ đạo phòng TN&MT hướng dẫn các xã, phường thống kê đất đai và chỉnh lý biến động đất đai hàng năm, báo cáo kết quả
thống kê đề phòng tổng hợp báo cáo cho Văn phòng đăng ký quyền SDĐ
40
- Quản lý tài chính về đất đai: Trong những năm vừa qua, thành phố Cao Bằng đã thực hiện tốt công tác thu tiền sử dụng đất, tiền thuế các loại, tiền SDĐ, tiền giao đất, tiền đất từ cấp tái định cư... Thực hiện luật Thuế thu nhập cá nhân số 04/2007/QH12 kể từ ngày 01/01/2009 bãi bỏ luật thuế chuyển quyền SDĐ ban hành ngày 22/6/1994 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 17/1999/QH10, theo đó trên địa bàn Thành phố Cao Bằng không còn thu thuế chuyển quyền SDĐ mà chuyển toàn bộ sang thu thuế thu nhập cá nhân do vậy các khoản thu sẽ thấp hơn các năm trước.
- Quản lý và phát triển thị trường chuyển quyền SDĐ trong thị trường bất động sản: Hiện nay, trên địa bàn thành phố Cao Bằng đã thành lập trung tâm phát triển quỹđất trực thuộc Sở TN&MT theo quyết định cử UBND tỉnh Cao Bằng. Hàng năm Sở TN&MT ban hành các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ gửi các thành phố , thành phố về thực hiện xây dựng phương án đấu giá quyền SDĐ và xây dựng thông tin giá chuyển nhượng quyền SDĐ trên thị
trường; tham gia thẩm định dự toán bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, xây dựng quy chế bán đấu giá quyền SDĐ, kế hoạch đấy giá trên địa bàn tỉnh.
- Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của người sử dụng
đất: Căn cứ vào quy định của phát luật nói chung và Luật Đất đai nói riêng, trong những năm qua các cấp, các ngành trong địa bàn thành phố đã và đang quản lý, giám sát việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ của người sử dụng
đấtngày một tốt hơn, đảm bảo quyền lợi hợp pháp của người dân, đồng thời cũng động viên và huy động được nhân dân tham gia đóng góp nghĩa vụ với nhà nước bằng việc thực hiện tốt các chính sách thuế.
- Thanh tra, kiểm ra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và xử lý các vi phạm pháp luật về đất đai: Công tác thanh tra, kiểm ra việc chấp hành chế độ quản lý SDĐ được thành phố quan tâm nhằm phát hiện ra những yếu kém trong quản lý sử dụng đất để có các giải pháp khắc phục kịp thời. Qua dó phát hiện kịp thời điều chỉnh nắm bắt đôn đốc các ngành các xã giải quyết tháo gỡ kịp thời, đồng thời từ đó hoàn chỉnh chính sách đất đai. Tuy nhiên công tác quản lý đất đai cấp xã, phường còn có lúc, có nơi chưa
được sự quan tâm đầu tư đúng mức, các vi phạm về đất đai vẫn đang diễn ra ở
41
- Giải quyết các tranh chấp, khiếu nại tố cáo, các vi phạm trong việc quản lý và sử dụng đất: Trong những năm qua thành phố đã làm tốt công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai kịp thời. Công tác tiếp dân luôn được coi trọng và thực hiện có nề nếp, đúng nội quy, quy chế tiếp dân và Luật khiếu nại. Công tác giải quyết khiếu nại tranh chấp đất đai đang được tiến hành thường xuyên, tuy nhiên do quá trình đô thị hóa nhanh, giá đất biến
động mạnh nên tiếp tục phát sinh thêm nhiều tranh chấp mới về sử dụng đất. - Quản lý các dịch vụ công về đất đai: Trên địa bàn thành phố Cao Bằng hoạt động dịch vụ công về đất đai do Văn phòng ĐKQSDĐ thuộc phòng TN&MT thành phố thực hiện thông qua bộ phận tiếp nhận hồ sơ nhằm đơn giản hóa thủ tục hành chính. Công tác quản lý các dịch vụ công về đất đai của thành phố Cao Bằng đã đem lại kết quả tốt, tạo điều kiện thuận lợi và hạn chế
phiền hà cho nhân dân. Tuy nhiên, việc đăng ký quyền SDĐ, đăng ký biến
động về đất, thực hiện các thủ tục hành chính về quản lý, sử dụng đất chưa theo kịp diễn biến và thực tế sử dụng đất. Hiện tượng tùy tiện chuyển mục
đích sử dụng đất, chuyển quyền SDĐ vẫn còn diễn ra. [11]