Tổng quan về điều kiện tự nhiên, môi trƣờng sống của Cỏ biển

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Khoa học sinh học Nghiên cứu đặc điểm sinh học loài cỏ xoan Halophila ovalis (R. Br.) Hook.f. trong đầm nuôi thủy sản huyện Cát Hải (Hải Phòng) và khả năng nảy mầm của hạt trong phòng thí nghiệm (Trang 25 - 28)

1.5.1. Chất đáy

Các loài cỏ biển khác nhau có thể phân biệt bởi sự thích nghi của chúng với các loại chất đáy (bảng 1.1). Zostera japonica thƣờng xuất hiện ở vùng triều kín, cửa sông hay đầm phá nƣớc lợ trên nền đáy bùn sét bột và bùn nhão.

sông, đầm nuôi thủy sản với trầm tích bùn sét và vùng có nền đáy là cát nhỏ. Một số loài có thể sống trên nền đá, ví dụ loài Phyllospadix spp. có thể mọc trên nền đá ở vùng bờ biển Thái Bình Dƣơng [29] và một số loài khác nhƣ

Posidonia oceanica và Thalassodendron spp. [35]. Tất cả những loài sinh

trƣởng trên đá cần có bộ rễ cứng cáp, chúng có thể xâm nhập và bám chắc vào các kẻ hở trên đá. Tuy nhiên, hầu hết các loài cỏ biển đều sinh trƣởng trên nền đáy cát, bùn nơi bộ rễ của chúng rất dễ dàng bám giữ vào nền đáy và tạo điều kiện cho hạt cỏ nảy mầm. Ở những vùng có dòng chảy và sóng hoạt động mạnh làm xáo trộn nền đáy, gây ra sự xói mòn làm tổn thƣơng cỏ biển.

Bảng 1.1. Phân bố cỏ biển với đặc điểm chất đáy Loại nền đáy Bùn Dạng nền đáy Bùn bột nhỏ Bùn sét bột Bùn Bột lớn Loài cỏ biển đặc trƣng Zostera japonica Halophila ovalis Ruppia maritime, Halophila beccarii Halodule pinifolia Địa điểm Đầm Buôn (Quảng Ninh) Cát Bà (Hải Phòng) Xuân Lộc (Thanh Hóa), Kim Trung (Ninh Bình) Hòn Nôm (Quảng Bình) Tam Giang - Cầu Hai, Lăng Cô (Thừa Thiên - Cát nhỏ Halodule pinifolia

Huế), Côn Đảo (Bà Rịa Bùn cát San hô - cát Bùn cát Cát san hô Enhalus acoroides Cymodocea serrtulata, - Vũng Tàu) Cam Ranh (Khánh Hòa),

Phú Quốc (Kiên Giang) Cồn Đảo (Bà Rịa -

Thalassia hemprichii Syringodium

Cát Phú Quốc (Kiên Giang)

isoetifolium

(Nguồn: Nguyễn Văn Tiến, 2002, 2004, 2008 [8], [9], [11])

1.5.2. Độ muối

Việt Nam là nơi có thành phần cỏ biển nhiệt đới đa dạng với ngƣỡng độ muối dao động từ 5‰ - 32‰ (Zostera japonica, Halodule pinifolia,

Halophila ovalis), dƣới 25‰ (Halophila beccarii, Ruppia maritima) và trên 25‰ (Enhalus acroides, Thalassia hemprichii, Cymodocea serrulata, C.

rotundata, Thalassodendron ciliatum, Halodule uninervis, Halophila decipiends, H. minor). Đa số các loài đều sinh trƣởng ở độ muối cao. Khi độ muối hạ thấp và kéo dài kéo theo sự tàn lụi của cỏ biển [8].

1.5.3. Nhiệt độ

Các loài cỏ biển sinh trƣởng và phát triển ở vùng biển ven bờ do đó chúng thích nghi với chế độ nhiệt của vùng ven bờ miền bắc nƣớc ta. Nhiệt độ nƣớc biển có giá trị cực tiểu vào tháng 1, cực đại vào tháng 7 hàng năm. Kết quả đo ngày 09/01/1997 tại thảm cỏ Ruppia maritima ở Đình Vũ (Hải Phòng nhiệt độ nƣớc đạt 160C. Các đợt khảo sát cỏ biển chủ yếu thực hiện vào tháng 5 và tháng 8, nhiệt độ nƣớc thay đổi từ 24 - 340C. Cá biệt ở cửa sông Hàn (Đà Nẵng) lúc triều xuống, thảm cỏ phơi bãi, nhiệt độ nƣớc trong các vũng lên đến 370C [8].

1.5.4. Độ đục

Độ đục tác động mạnh đến các hoạt động quang hợp của cỏ biển. Chúng sẽ không nhận đƣợc năng lƣợng từ ánh sáng cần thiết cho quang hợp nên không phát triển. Ngoài ra độ đục gia tăng có nghĩa là có nhiều trầm tích bùn nhuyễn bám lên bề mặt của lá làm giảm quang hợp [8].

Sự sinh trƣởng và phát triển của thực vật nói chúng, của cỏ biển nói riêng chịu sự chi phối của ánh sáng, nhân tố có vai trò quan trọng đến khả năng quang hợp của cỏ biển. Sự phân bố theo độ sâu của cỏ biển chủ yếu phụ thuộc vào thời gian chiếu sáng [20], [25]. Cƣờng độ quang hợp của cỏ biển đƣợc đánh giá thông qua tốc độ giải phóng oxy vào môi trƣờng và khả năng quang hợp giữa các loài cũng khác nhau [48].

Ngoài những điều kiện sinh thái, môi trƣờng nêu trên, còn có pH, cƣờng độ sóng, chế độ thủy triều, các yếu tố vô sinh và hữu sinh khác đều ảnh hƣởng tới sự sinh trƣởng và phát triển của cỏ biển. Sự phơi bãi do thủy triều vào ban ngày mùa hè, trời nắng và nhiệt độ cao làm chết cỏ. Đây cũng là yếu tố chính gây ra sự biến động sinh khối của cỏ ở vùng triều [8].

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Khoa học sinh học Nghiên cứu đặc điểm sinh học loài cỏ xoan Halophila ovalis (R. Br.) Hook.f. trong đầm nuôi thủy sản huyện Cát Hải (Hải Phòng) và khả năng nảy mầm của hạt trong phòng thí nghiệm (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(69 trang)
w