Nghiên cứu trong phòng thí nghiệm

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Khoa học sinh học Nghiên cứu đặc điểm sinh học loài cỏ xoan Halophila ovalis (R. Br.) Hook.f. trong đầm nuôi thủy sản huyện Cát Hải (Hải Phòng) và khả năng nảy mầm của hạt trong phòng thí nghiệm (Trang 34 - 38)

2.4.2.1. Phương pháp định loại

Các mẫu cỏ biển đƣợc định loại bằng phƣơng pháp hình thái dựa trên tài liệu định loại cỏ biển của Nguyễn Văn Tiến và động nghiệp (2002), den Hartog C., (1970), Phillips R.C. and Meñez E.G. (1988) [8], [15], [53].

Hình 2.3: Cách đo kích thƣớc chồi cỏ (a): bẹ lá, (b): chiều dài lá; (c) chiều rộng lá; (d) chiều dài đốt thân

Mẫu cỏ Xoan sau khi thu, đƣợc rửa sạch trong phòng thí nghiệm và đo kích thƣớc lá, kích thƣớc thân lóng, đếm mật độ chồi,... Mẫu đƣợc tách thành phần trên nền đáy (chồi lá và chồi hoa) và phần ngầm (thân, rễ) sau đó đƣợc sấy khô bằng tủ sấy (hãng: MEMMERT, ký kiệu: ULE 400), ở 64oC trong 24 giờ. Xác định trọng lƣợng bằng cân điện tử sai số 0,1g (hãng: EXCELL, ký kiệu: KP)

2.4.2.2. Ươm hạt cỏ biển

Hạt đƣợc ƣơm trên đĩa Petri, đƣờng kính 10cm, đáy là bùn-cát (lấy ngay tại điểm thu hạt) và nƣớc biển (lấy tại nơi thu hạt), pha loãng (bằng nƣớc thu tại cửa sông và nƣớc ót) cho các độ muối là 0‰ (bằng nƣớc cất), 5‰, 10‰, 15‰, 20‰, 25‰ và 30‰ để xác định giới hạn nẩy mầm theo độ muối. Sử

dụng phân bón thƣơng mại và hormon thực vật [12] nhằm kích thích sự nảy mầm đồng đều. Nhiệt độ (250C) và cƣờng độ ánh sáng (95 - 112 lux) khi ƣơm hạt tƣơng đƣơng môi trƣờng tự nhiên dƣới nền đáy ngoài đầm nuôi vì các nghiên cứu cho thấy rằng hạt giống Halophila nảy mầm dễ dàng khi tiếp xúc với ánh sáng [46]. Mỗi lô thí nghiệm gồm 3 đĩa, mỗi đĩa ƣơm 10 hạt và thí nghiệm đƣợc lặp lại 3 lần (hình 2.4).

Hình 2.4. Bố trí thí nghiệm ƣơm hạt

Kiểm tra sự nảy mầm của hạt sau 5, 10 và 20 ngày. Hiện tƣợng nảy mầm của hạt giống xảy ra, khi trạng thái ngủ bị phá vỡ (dấu hiệu của khe nứt trên hạt và xuất hiện của trục lá mầm [12].

Sau khi xác định đƣợc độ muối thích hợp cho hạt nảy mầm, số hạt còn lại sẽ đƣợc đem ƣơm hết và chọn cây giống cho việc trồng cỏ biển ở môi trƣờng có độ muối thích hợp này.

2.4.2.3. Trồng cỏ biển

Sau khi các hạt đã nảy mầm, các mầm đƣợc chuyển vào các bể thí nghiệm có kích thƣớc 40 cm x 60 cm x 40 cm (rộng x dài x cao). Mực nƣớc trong bể thí nghiệm là 10 cm, 20 cm và 30 cm nhằm theo dõi ảnh hƣởng của mực nƣớc tới sự phát triển của cỏ biển.

Mật độ trồng là 48 hạt mầm trong một bể (200 hạt mầm/m2), khoảng cách giữa các hạt mầm là 5 cm. Chất đáy và nƣớc trong các bể thí nghiệm đƣợc lấy từ nơi có cỏ Xoan đang phát triển tốt nhất ngoài tự nhiên. Độ muối

cố định ở 15‰ và nƣớc trong bể đƣợc lƣu thông tuần hoàn bằng máy sục khí.

Thay nƣớc định kỳ 3 ngày/lần.

Các bể thí nghiệm đƣợc đặt trong phòng thí nghiệm, cƣờng độ ánh sáng nhân tạo giữ ổn định từ 13.000 - 15.000 lux (tƣơng đƣơng với cƣờng độ ánh sáng chiếu lên mặt bãi cỏ biển ngoài tự nhiên), chế độ chiếu sáng 12 giờ sáng - 12 giờ tối. Thí nghiệm đƣợc thực hiện lặp lại 3 lần.

2.4.2.4. Phân tích trầm tích

Phƣơng pháp phân tích thành phần độ hạt: trầm tích sau khi đã đƣợc loại bỏ muối và vật chất hữu cơ đƣợc phân tích bằng rây cho trầm tích lớn hơn 0,063mm và sử dụng pipét phân tích các cấp hạt nhỏ hơn 0,063 mm, phân loại trầm tích theo Lisitzin A.P, 1986 [37].

2.4.2.5. Quan trắc một số yếu tố môi trường

Thông số nhiệt độ, ánh sáng đo liên tục hằng này đại điện cho mùa mƣa và mùa khô từ tháng 2 đến tháng 10 năm 2012 bằng máy cảm biến tự động HOBO Pendant Temp/Light, 64k.

Độ muối đo bằng máy khúc xạ kế Ti-SAT 100A.

2.4.2.6. Xử lý số liệu

Ảnh hƣởng của sự thay đổi môi trƣờng theo mùa tác động đến sinh trƣởng, sinh khối và sinh sản của cỏ biển đƣợc kiểm tra bởi phân tích thống kê (ANOVA).

Mối tƣơng quan giữa tỷ lệ sinh khối trên mặt đất và sinh khối dƣới mặt đất với mật độ chồi đƣợc kiểm tra bởi phƣơng trình hồi quy tuyến tính:

y = ax + b

Chƣơng III - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Đặc điểm hình thái của loài cỏ Xoan trong đầm nuôi thủy sản

Tùy theo từng điều kiện cụ thể, hình thái ngoài của cỏ Xoan có nhiều thay đổi cho phù hợp. Loài cỏ Xoan đƣợc sử dụng nghiên cứu cho luận văn này đƣợc thu trong đầm nuôi, có những đặc điểm cụ thể nhƣ sau:

3.1.1. Thân

Thân gồm có phần thân ngầm và thân đứng, bò dƣới nền đáy hoặc bò lan trên mặt nền đáy, phần ngọn vƣơn lên giống nhƣ ở cây dâu tây. Thân thảo, dòn, có dạng hình trụ, đƣờng kính trung bình 1,3 ± 0,1 mm, dài đến 100 mm. Trên thân có nhiều mấu đốt nơi mọc lên các phân nhánh, giữa các mấu đốt là lóng thân dài trung bình đạt 26,7 ± 1,3 mm (hình 3.1). Phân nhánh đơn trục một bên và thƣờng chỉ đến bậc 3.

Hình 3.1. Hình thái chung của thân cỏ Xoan và lát cắt ngang thân

3.1.2. Rễ

Rễ của cỏ Xoan chỉ có một, không phân nhánh, mọc từ các mấu đốt thân phần dƣới thân bò, trên rễ có nhiều lông hút. Đƣờng kính trung bình của rễ là 0,5 ± 0,1 mm (hình 3.2).

Hình 3.2. Hình thái rễ

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Khoa học sinh học Nghiên cứu đặc điểm sinh học loài cỏ xoan Halophila ovalis (R. Br.) Hook.f. trong đầm nuôi thủy sản huyện Cát Hải (Hải Phòng) và khả năng nảy mầm của hạt trong phòng thí nghiệm (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(69 trang)
w