3.2.2.1. Phân bố và diện tích + Phân bố rộng
Cỏ Xoan phân bố ở đầu hết các đầm nuôi quảng canh, những đầm nuôi ít có sự can thiệp của con ngƣời, các đầm hồ trữ nƣớc và ven các con mƣơng xung quanh đầm. Qua đo đạc và thống kế toàn vùng về diện tích phân bố của Cỏ xoan lên tới 50 ha vào mùa khô và còn lại 35 ha vào mùa mƣa. Chiếm 30% tổng diện tích mặt nƣớc, trong đó gồm có các đầm nuôi đang canh tác và bỏ hoang (hình 3.8).
Hình 3.8. Phân bố của cỏ Xoan
+ Phân bố sâu
Sự phân bố theo độ sâu của cỏ biển tại các đầm nuôi ở huyện Cát Hải khá phong phú. Chúng phân bố và phát triển từ vùng ven đầm với mức nƣớc
những khi lộ bãi 0 m đến độ sâu tâm đầm là 1,5 m. Tuy vậy, độ phủ và sinh lƣợng cao nhất của cỏ Xoan thu đƣợc trong đầm nuôi thƣờng là những thảm cỏ phân bố ở độ sâu 0,5 m.
3.2.2.2. Biến động các chỉ tiêu sinh lượng
Qua phân tích thực địa và phân tích phòng thí nghiệm, thu đƣợc một số chỉ tiêu sinh lƣợng và thể hiện nhƣ sau (bảng 3.3):
Bảng 3.3. Các thông số điển hình về sinh lƣợng cỏ Xoan Mùa (tháng, năm)
Chỉ tiêu Mùa khô Mùa mƣa
4/2011 2/2012 3/2013 7/2011 5/2012 8/2013 SL (mm2) 88,6 72,8 83,3 104,0 84,9 121,1 Trung bình 81,6 103,3 Độ phủ (%) 87 80 97 65 63 55 Trung bình 88 61 4923 4406 ± 5327 ± 2452 ± 2200 ± 2259 ± Csh (chồi/m2) Trung bình ± 672 780 4885 ± 402 750 141 98 2303 ± 69 137 Ww (g tƣơi/m2) ±86,1 3 343,6 ± 354,1 ± 257,7 ± 294,1 ± 255,1 ± Trung bình (skt/skd)* Trung bình FL Trung bình 17,5 1,05 478 ± 12 13,9 361,3 ± 7,8 1,36 1,23 504 ± 11 459 ± 16 13,4 1,29 395 ± 15 31,1 0,72 56 ± 5 20,8 269,0 ± 15,2 0,4 0,53 11 ± 2 22 ± 4 22,6 0,47 0
Với: (*) Tỷ lệ sinh khối trên mặt đất và sinh khối dưới mặt đất; (SL) diện tích phiến lá; (Csh ) mật độ chồi; (Ww) tổng sinh khối tươi; (FL) Mật độ hoa
Rõ ràng, các giá trị độ phủ, mật độ chồi và tổng sinh lƣợng rất cao vào mùa khô khi cƣờng độ ánh sáng chiếu tới nền đáy cao và lƣợng mƣa thấp giúp cho độ muối ổn định ở ngƣỡng thích hợp đối với cỏ Xoan, nhƣng lại rất thấp vào mùa mƣa khi lƣợng mƣa và ánh sáng chiếu tới đáy giảm.
Mùa khô khi mà số lƣợng chồi cỏ lớn nhất thì sinh khối cỏ biển cũng đạt giá trị cao nhất nhƣng diện tích phiến lá thì không phải là lớn nhất. Sinh khối trên mặt đất có xu hƣớng tăng lên cùng với số lƣợng chồi tăng. Mật độ chồi cỏ ở các đầm nuôi Cát Hải rất lớn do diện tích phiến lá nhỏ. Các phiến lá cỏ có thể phủ chồng nên nhau tạo nên nhiều lớp lá trên một đơn vị diện tích. Chính điều này ảnh hƣởng đến sinh khối trên mặt đất của lá cỏ. Điều này đúng với những quan sát về mối tƣơng quan chặt chẽ giữa mật độ chồi và sinh khối của cỏ ở các vùng biển khác nhƣ: Bolinao, Philippines [55] và vùng đầm phá Venice, Italy [57].
+ Độ phủ và diện tích phiến lá
Độ phủ và diện tích phiến lá của các cỏ Xoan trong đầm nuôi có sự thay đổi theo mùa rõ rệt. Với diện tích phiến lá vào mùa khô là 81,6 mm2, mùa mƣa là 103,3 mm2, tăng 26,7%. Tuy nhiên, với độ phủ khá cao vào mùa khô là 88% và mùa mƣa là 61%, giảm 30,7% về độ phủ giữa 2 mùa (bảng 3.3).
Khi phân tích và so sánh sự biến động của hai yếu tố nêu trên giữa hai mùa liên tục trong 3 năm cho thấy rằng, trong mùa khô khi độ phủ tăng thì diện tích phiến lá giảm và ngƣợc lại, vào mùa mƣa khi độ phủ giảm thì diện tích phiến lá tăng (hình 3.8).
140 120 100 120 100 80 §é phñ (%) 60 DiÖn tÝch phiÕn l¸ (mm2) 40 20 0 2011 2012 2013 2011 2012 2013 Mïa kh« Mïa m-a
Hình 3.8. Biểu đồ diễn biến giữa độ phủ và diện tích phiến lá
+ Mật độ chồi và sinh khối
Mật độ chồi trung bình trong 3 năm vào mùa khô là 4885 ± 402 chồi/m2 và vào mùa mƣa là 2303 ± 69 chồi/m2 (bảng 3.3), giảm 52% và cho thấy rằng có sự biến động khá cao về mật độ chồi giữa các mùa trong năm.
Tổng sinh khối trung bình trong 3 năm vào mùa khô là 361,3 ± 7,8 g tƣơi/m2 và vào mùa mƣa là 269,0 ± 15,2 g tƣơi/m2, giảm 25% về tổng sinh khối giữa hai mùa trong năm (bảng 3.3).
Khi phân tích mối quan hệ giữa hai chỉ tiêu trên cho thấy chúng có sự tƣơng quan tuyến tính và kết quả cho ra hàm tƣơng quan y = 0,0344x + 191,38 với hệ số r = 0,91 (hình 3.9). Điều đó thể hiện mối tƣơng quan rất cao giữa mật độ chồi và tổng sinh lƣợng của cỏ Xoan trong đầm nuôi.
Hình 3.9. Mối tƣơng quan giữa mật độ chồi và sinh lƣợng cỏ Xoan
+ Tỷ lệ sinh khối trên và sinh khối dưới
Tỷ lệ sinh khối trên và dƣới mặt đất của cỏ Xoan cũng cho thấy sự sai khác giữa hai mùa trong năm. Tỷ lệ sinh khối trên và dƣới mặt đất cho thấy rằng mùa khô cỏ phát triển tốt hơn mùa mƣa, vào mùa khô tỷ lệ trung bình là 1,23 (tức là cứ 1 kg thân rễ thì có 1,23 kg thân chồi, lá và chồi hoa), vào mùa mƣa tỷ lệ trên còn lại là 0,53 (1 kg thân rễ thì chỉ có 0,52 kg thân chồi, lá và chồi hoa) (hình 3.10). Qua đây, phần nào giải thích khả năng tồn tại của các loài cỏ biển nói chung khi chúng có hệ thống thân ngầm và rễ bám giữ vào nền đáy, giúp chúng có thể tồn tại qua những thời điểm không thuận lợi về điều kiện tự nhiên.
1,6 1,4 1,2 1 1 0,8 0,6 0,4 0,2 0 2011 2012 2013 2011 2012 2013 Mïa kh« Mïa m-a
Hình 3.10. Biến động tỷ lệ sinh khối trên và sinh khối dƣới
Sử dụng hàm tƣơng quan tuyến tính để phân tích mối giữa tỷ lệ sinh khối trên mặt đất và sinh khối dƣới mặt đất với mật độ chồi cỏ Xoan, kết quả thu đƣợc hàm y = 0,0002x + 0,3152 với hệ số r = 0,86 và kết luận là chúng có mối tƣơng quan rất chặt chẽ (hình 3.11).
Hình 3.11. Mối tƣơng quan giữa tỷ lệ skt/skd mặt đất với mật độ chồi Kết quả trên khá phù hợp với đặc điểm sinh thái nói chung của cỏ biển vùng nhiệt đới, nghĩa là cỏ biển thƣờng phát triển tốt vào mùa khô khi lƣợng mƣa thấp, độ muối cao và ổn định, ít hoặc không có bão và sóng lớn. Đồng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
(s kt /s T û l Ö si n h k h èi tr ª
thời, cỏ biển cũng thƣờng bị tài lụi vào mùa mƣa do độ đục cao, độ muối giảm và không ổn định. Kết quả này cũng giống với kết quả khi nghiên cứu loài cỏ Xoan ở Tam Giang - Cầu Hai (Thừa - Thiên Huế) và tài liệu của Terrados et al (1998) [61] khi nghiên cứu cỏ biển ở Philipin [8], [10].
So sánh cỏ Xoan trong đầm nuôi tại huyện Cát Hải với nghiên cứu của Ertemejer và cộng sự (1999) [22] cho thấy mật độ chồi của cỏ Xoan trong nghiên cứu này cao hơn. Diện tích phiến lá cỏ Xoan mà Ertemejer nghiên cứu lớn hơn gấp 2 lần so với nghiên cứu này. Tuy nhiên, tỷ lệ sinh khối trên và sinh khối dƣới ở nghiên cứu này có phần lớn hơn (bảng 3). Điều đó càng chứng tỏ tại sao độ phủ trung bình cao của cỏ Xoan ở cỏ Xoan ở Cát Hải (xấp xỉ 75%).
Rất có thể với sự phát triển của cỏ Xoan trong điều kiện sinh thái bó hẹp trong một khoảng không gian giới hạn là các đầm, bờ bao quanh khiến cho chúng muốn tăng trƣởng về mật độ và độ phủ thì phải thu giảm về kích thƣớc. Nói cách khác, đó là sự thay đổi kiểu hình để thích nghi với điều kiện sống.