2.3. Thực trạng thực hiện pháp luật về xử lý vi phạm trong lĩnh vực thuế thu nhập
2.3.1. Những kết quả đạt được
Trong những năm qua, lực lượng công an các cấp đã tiến hành rà soát, kiểm tra, xử lý và truy tố hình sự nhiều vụ án trốn thuế của hàng trăm doanh nghiệp, đơn vị, truy thu cho ngân sách Nhà nước hàng trăm tỷ đồng. Cơ quan có thẩm quyền đã ban hành nhiều văn bản để tổ chức, thực hiện việc xử lý vi phạm pháp luật thuế như: Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012; Nghị định số 129/2013/NĐ – CP ngày 16/10/2013 về xử lý vi phạm pháp luật thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế, quy chế phối hợp số 1527/QCPH/TCT-TCCS ngày 31/10/2007 giữa Tổng cục Thuế - Bộ Tài chính và Tổng cục Cảnh sát - Bộ Công an trong đấu tranh phòng, chống các hành vi tội phạm trong lĩnh vực Thuế…
Thực hiện sự phối hợp chặt chẽ trên, các cơ quan liên ngành đã đạt được nhiều thành tích đáng kể. Cụ thể, ngày 22/10/2013, tại Hà Nội, Tổng
44
cục Thuế (Bộ Tài chính) và Tổng cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm (Bộ Công an) tổ chức Hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện quy chế phối hợp giữa Tổng cục Thuế và Tổng cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm trong đấu tranh phòng chống các hành vi vi phạm pháp luật thuế và tội phạm trong lĩnh vực thuế. Theo đó, trong 5 năm qua (2007-2013), Tổng cục Thuế (Bộ Tài chính) và Tổng cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm (Bộ Công an) đã phối hợp trao đổi 27.516 công văn, tài liệu liên quan đến lĩnh vực thuế. Kết quả, cơ quan Công an đã khám phá và phối hợp với cơ quan Thuế xử lý hình sự 218 vụ; xử lý hành chính 10.155 vụ vi phạm trong lĩnh vực thuế. Hai đơn vị đã xử lý, thu hồi nộp ngân sách 782,6 tỷ đồng tiền thuế trốn, tiền phạt vi phạm hành chính về thuế [Báo Hải quan , ngày 23/10/2013].
* Đối với công tác áp dụng pháp luật về XLVPHC về thuế ở một số Bộ, ngành, địa phương như sau [4]:
Theo đánh giá của Cục Thuế tỉnh Đak Lak: Trong năm 2012 việc triển khai thực hiện công tác thanh tra kiểm tra thuế đã có những chuyển biến tích cực, toàn ngành đã hoàn thành kiểm tra tại trụ sở hơn 600 doanh nghiệp (DN), đạt 100% chỉ tiêu Tổng cục Thuế giao và tăng 5% so với cùng kỳ năm trước. Qua kiểm tra đã truy thu và xử phạt tổng số tiền khoảng 28 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm trước tăng 6%; ngoài ra còn giảm khấu trừ, giảm lỗ khoảng 33 tỷ đồng. Bên cạnh đó, ngành thuế còn tổ chức thanh tra xong đối với 160 DN, tăng 6% so với chỉ tiêu trên giao và tăng 11% so với cùng kỳ năm trước. Qua thanh tra, đã truy thu, phạt hành chính 26 tỷ đồng, tăng so với năm trước khoảng 54%; giảm lỗ, giảm khấu trừ và xuất toán khỏi chi phí năm sau khoảng 9 tỷ đồng. Và sau 4 năm thực hiện quy chế phối hợp, hai lực lượng công an và thuế thực hiện cung cấp hơn 384 lượt công văn, tài liệu và vụ việc liên quan đến lĩnh vực thuế, qua đó đã phát hiện, điều tra, xác minh và xử lý 263 vụ việc với 277 đối tượng vi phạm. Trong tổng số vụ việc được phát hiện, cơ quan chức năng đã xử lý 5 vụ hình sự; xử lý hành chính 216 vụ; đang điều
45
tra 43 vụ, xử phạt hành chính hơn 4 tỷ đồng; phối hợp truy thu thuế trên 14 tỷ đồng. Tổng giá trị thiệt hại do các hành vi vi phạm gây ra hơn 5 tỷ đồng.
Theo Cục thuế tỉnh Yên Bái: Sau 4 năm thực hiện quy chế phối hợp số 2122/QCPH/TCCS – TCT ngày 26/8/2003 giữa tổng cục cảnh sát (Bộ Công An) và Tổng cục thuế (Bộ Tài Chính) về công tác phòng chống các hành vi vi phạm và tội phạm trong lĩnh vực thuế, trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Trên cơ sở Quy chế phối hợp này, ngày 29/10/2003, 2 ngành đã xây dựng kế hoạch số 409KH/CT – CAT để tổ chức thực hiện, phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương. Chính vì có sự phối hợp nhịp nhàng, đồng bộ từ tỉnh đến các huyện, thị xã, thành phố nên từ tháng 8/2003 đến hết năm 2007, cơ quan công an và cơ quan thuế đã phối hợp xử lý 599 đối tượng vi phạm chính sách thuế, xử lý thu nộp NSNN hơn 4,9 tỷ đồng. Các cơ quan chức năng đã phát hiện nhiều nhành vi vi phạm về việc lập hồ sơ, chứng từ quyết toàn vật liệu, nhân công, mày thi công khống và cao hơn giá thực tế làm tăng chi phí để làm giảm thu nhập chịu thuế và làm giảm thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp. Điển hình như việc xử lý vi phạm hành chính đối với 5 doanh nghiệp: Công ty Công trình giao thông 208, Công ty Quản lý và sửa chữa đường bộ 242, Công ty Xây lắp 386 Bộ Quốc Phòng, Công Ty cổ phần công trình giao thông Thăng Long và Công ty sửa chữa đường bộ 236, với tổng số tiến xử phạt và truy thu lên tới 967,1 triệu đồng. Xử lý vi phạm hành chính về việc viết hóa đơn bán hàng với số lượng, đơn giá, giá trị hàng hóa cao hơn số lượng giao dịch thực tế của DNTN Trấn Công (huyện Văn Chấn) 78,2 triệu đồng. Hoặc xử phạt và truy thu thuế về hành vi mua bán hàng hóa, phương tiện vận tải bỏ ngoài số kế toán, không kê khai nộp thuế của Công ty Cổ phần Lương thực Hoàng Liên Sơn 276,8 triệu đồng; Công ty TNHH Thẩm hường (huyện Trần Yên) 216,2 triệu đồng về hành vi kinh doanh mua bán hàng hóa không có đăng ký kinh doanh, bỏ ngoài số kế toán, không kê khai nộp thuế.
46
Theo Cục thuế và Công an tỉnh Kiên Giang: Trong 4 năm, ngành thuế và công an đã phối hợp xử lý 24 vụ đối tượng kinh doanh vi phạm nghiêm trọng pháp luật thuế, ngăn chặn kịp thời 4 doanh nghiệp “ma” nên không gây ra hậu quả. Một số trường hợp điển hình là vụ công ty TNHH Nghĩa Anh ở thành phố Rạch giá, DNTN Võ Văn Phép ở huyện Vĩnh Thuận, DNTN Tiến Lợi ở huyện Gò Giao, DNTN Tân Kiên ở huyện An Biên, DNTN Vĩnh Xương…
Cục thuế và Công an tỉnh Cao Bằng: ngày 13/01/211, Cục thuế và Công an tỉnh Cao Bằng đã tổ chức Hội nghị sơ kết công tác phối hợp trong đấu tranh phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm trong lĩnh vực thuế giai đoạn 2007 – 2010. Kết quả sau 3 năm phối hợp đã truy thu tổng số tiền nợ đọng thuế tại các công ty, doanh nghiệp được trên 1,5 tỷ đồng; xử lý các vụ vi phạm thuế trong lĩnh vực lưu thông thương mại được trên 24,4 triệu đồng tiền thuế.