- Sự quy định lặp lại giữa các văn bản quy phạm pháp luật
Công tác xây dựng và ban hành các Nghị định về xử lý vi phạm hành chính hiện nay do Bộ Tài chính, ngành chủ quản được Chính phủ phân công xây dựng dự thảo sau đó trình Chính phủ xem xét, ban hành. Trong quá trình xây dựng văn bản, một số cơ quan không hoặc chưa thực hiện đúng quy trình soạn thảo như tổ chức lấy ý kiến, tiếp thu quan điểm của các Bộ, ngành, cơ quan liên quan, các chuyên gia, các đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản và đặc biệt là chưa tiến hành đúng và đủ các bước thẩm định văn bản theo quy định; đã xuất hiện biểu hiện nhiều cơ quan soạn thảo còn tâm lý cục bộ muốn xây dựng những quy định nâng cao vai trò, thẩm quyền của ngành mình mà không quan tâm đúng mức đến công tác chỉ đạo, phối hợp trong tổng thể hoạt động quản lý nhà nước. Các quy định mang tính chủ quan, duy ý chí nhằm tạo sự dễ dàng, thuận tiện hơn trong hoạt động quản lý nhà nước của cơ quan soạn thảo chứ không xem xét đến thực tiễn kinh tế, xã hội và thậm chí còn vi phạm các quyền cơ bản của công dân, doanh nghiệp... Từ lý
41
do nêu trên, một số văn bản quy phạm pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế còn vi phạm quy định về quy trình soạn thảo; cụ thể: Cơ quan soạn thảo văn bản còn tình trạng “quy định vét”, quy định cho rõ, đủ ý bằng cách tập hợp một cách thủ công tất cả các quy định liên quan vào một
văn bản với lý do “để tạo điều kiện cho anh em trong ngành khi thực thi đỡ
phải tham khảo nhiều văn bản”??!!. Tình trạng này dẫn đến việc văn bản quy phạm pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế, đặc biệt là các nghị định thường nhắc lại những nội dung đã được quy định tại các văn bản có giá trị pháp lý cao hơn hoặc các văn bản quy phạm pháp luật khác có hiệu lực tương đương. Chẳng hạn, các quy định về nguyên tắc xử phạt, đối tượng áp dụng, thời hạn được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ việc xử phạt; các nguyên tắc về phân định thẩm quyền xử phạt, quy định về thủ tục xử phạt, khiếu nại, tố cáo chỉ đơn thuần chép lại Luật hoặc viện dẫn cho đầy đủ bố cục của các nghị định.
- Một số nghị định “sao chép” sai tinh thần Luật XLVPHC
Các nội dung quy định “thừa, trùng lắp” nói trên trong nhiều trường hợp còn không đầy đủ hoặc thậm chí còn tình trạng quy định, viện dẫn sai với tinh thần của Luật XLVPHC năm 2012.
- Phần lớn các nghị định thiếu sự cụ thể hóa cần thiết đối với một số vấn đề của của Luật XLVPHC.
Về nội dung, các nghị định chủ yếu quy định hành vi vi phạm và mức phạt, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế. Ngoài ra, có một số quy định thêm về thời hiệu xử phạt, về các biện pháp khắc phục hậu quả nhưng chỉ là số ít. Còn phần lớn nghị định không quy định về các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt vi phạm hành chính, các quy định này đều được áp dụng theo quy định của Luật XLVPHC.