Những hạn chế bất cập

Một phần của tài liệu Xử lý vi phạm pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp ở Việt Nam (Trang 46 - 55)

2.3. Thực trạng thực hiện pháp luật về xử lý vi phạm trong lĩnh vực thuế thu nhập

2.3.2. Những hạn chế bất cập

Công tác tổ chức thi hành pháp luật XLVPHC về thuế TNDN có ảnh hưởng to lớn đến tình trạng pháp chế bởi lẽ việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật XLVPHC thống nhất, đồng bộ và có tính khả thi cao chỉ là điều kiện cần nhưng chưa đủ để đảm bảo một tình trạng pháp chế thật sự có chất lượng cao mà vấn đề cốt yếu là tổ chức thi hành như thế nào để hệ thống pháp luật về XLVPHC phát huy hiệu quả.

Công tác tổ chức thực hiện XLVPHC trong thời gian qua kể từ khi Luật XLVPHC nói chung, Nghị định xử lý vi phạm hành chính về thuế nói riêng có hiệu lực thi hành đã đạt được kết quả đáng ghi nhận. Bên cạnh những mặt đã đạt được, chúng ta phải thừa nhận việc tổ chức thi hành còn nhiều bất cập, tập trung vào một số điểm sau đây:

Thứ nhất, do công tác triển khai tập huấn chuyên sâu về Luật XLVPHC cho các lực lượng có thẩm quyền XLVPHC nhiều nơi tiến hành

47

chậm dẫn đến tình trạng vẫn áp dụng quy định theo Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính 2002 (ví dụ như về áp dụng thủ tục đơn giản, về các mẫu áp dụng trong XPVPHC...) [Chẳng hạn như mức phạt tiền áp dụng theo thủ tục đơn giản đối với tổ chức là 500.000 đồng, không phải 100.000 đồng theo quy định của Pháp lệnh năm 2002, nhưng ở nhiều địa phương, lực lượng có thẩm quyền vẫn tiến hành xử phạt theo thủ tục không lập biên bản đối với hành vi vi phạm có mức phạt dưới 200.000 đồng, hoặc trường hợp cơ quan, người có thẩm quyền xử phạt vẫn sử dụng các mẫu cũ khi tiến hành xử phạt VPHC theo Luật mới dẫn đến việc áp dụng sai căn cứ pháp lý để XLVPHC]

Thứ hai, Nghị định 129 có hiệu lực thi hành từ 15/12/2013 nhưng các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành được xây dựng quá chậm dẫn đến tình trạng nhiều địa phương, các lực lượng có thẩm quyền XLVPHC về thuế TNDN gặp nhiều vướng mắc, lúng túng khi triển khai thực hiện. Điều này tạo ra sự không thống nhất, hoặc vẫn thực hiện theo quy định cũ, hoặc “án binh bất động”, làm ảnh hưởng đến hiệu quả của Nghị định.

Thứ ba, cơ quan chức năng, người có thẩm quyền XLVPHC còn có những lúng túng, sơ suất, vi phạm khi thực hiện XPVPHC do những bất cập về tổ chức, chuyên môn, quy định pháp luật...

Đặc biệt là quy định về trình tự, thủ tục cưỡng chế thi hành quyết định XPVPHC thì tồn tại một hạn chế lớn là thiếu sự phối hợp trong cưỡng chế. Khi cơ quan xử phạt ra quyết định cưỡng chế và yêu cầu phối hợp thì các cơ quan chức năng khác không phối hợp hoặc kéo dài thời gian, dẫn đến hết thời hiệu xử phạt mà không ai chịu trách nhiệm.

Thứ tư, còn tồn tại hiện tượng cơ quan, người có thẩm quyền làm ngơ không XPVPHC hoặc người vi phạm không chấp hành quyết định xử phạt hoặc nộp tiền phạt nhưng không chấp hành hình phạt bổ sung và các biện pháp khắc phục hậu quả.

48

Thứ năm, việc XPVPHC của một số cá nhân, cơ quan có thẩm quyền trong một số trường hợp không đảm bảo nguyên tắc XPVPHC (không đúng thẩm quyền, không kịp thời, không xử lý triệt để, còn tình trạng nể nang dẫn đến kéo dài thời gian) gây tình hình phức tạp và ảnh hưởng đến lòng tin của người dân vào cơ quan công quyền.

Thứ sáu, một tồn tại cần đặc biệt chú ý là tình trạng các địa phương quá phụ thuộc vào văn bản hướng dẫn của trung ương, dẫn đến tình trạng không triển khai thực hiện văn bản, cá biệt có trường hợp không triển khai XPVPHC với lý do không có thông tư hướng dẫn, trong khi nghị định quy định rất chi tiết và rõ ràng.

Hiện nay, ở nước ta hiện tượng vi phạm hành chính hay vi phạm hình sự trong lĩnh vực thuế, diễn ra ở tất cả các tỉnh, thành phố với những tính chất và mức độ vi phạm khác nhau. Song những vi phạm đó đã gây thất thu lớn cho ngân sách nhà nước. Những hành vi vi phạm được thực hiện bằng các hành vi như gian lận nội dung kinh tế của hóa đơn, chứng từ, trốn thuế... việc vi phạm chế độ hóa đơn còn là một trong những thủ đoạn để thực hiện hành vi trốn thuế. Trốn thuế là hành vi chủ yêu trong lĩnh vực thuế. Hình thức vi phạm của hành vi này rất đa dạng như để ngoài sổ sách số liệu kế toán hoặc ghi chênh lệch nội dung giữa các liên hóa đơn. Tuy nhiên, hiện nay vẫn có nhiều địa phương thất thu thuế một số lĩnh vực như: nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tìm cách kê khai lỗ để không phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, thất thu từ hợp đồng mua bán, lắp ráp xe máy. Nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã có thủ đoạn chuyển giá tinh vi, nâng cao chi phí sản xuất, khai giảm mức thu nhập… để trốn thuế thu nhập doanh nghiệp.

Hiện nay tình trạng thất thu thuế còn khá phố biến ở nhiều khoản thu sắc thuế tại các địa phương trên toàn quốc. Theo đánh giá tình hình của Tổng Cục thuế (Bộ Tài Chính), thu NSNN nhìn chung còn chưa tương xứng với

49

tiềm năng của nền kinh tế, tình trạng nợ đọng thuế tuy đã giảm so với các năm trước nhưng vẫn còn khác nhau, nhất là đối với thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế xuất nhập khẩu, thuế nhà đất với khoảng 30000 đơn vi và hàng trăm nghìn cá nhân bị phát hiện mỗi năm, truy thu NSNN nhiều tỷ đồng, trong đó nợ đọng thuế khoảng gần 4000 tỷ đồng, ẩn lậu hơn 2000 tỷ đồng.

Hiện nay số thất thu thuế so với tổng thu thuế là rất lớn, bên cạnh số thất thu tiềm năng do ngành thuế chưa bao quát hết các nguồn thu thì số thu thực tế do bản thân các đối tượng cố tình trốn lậu thuế là không nhỏ. Thất thu thuế càng nhiều, bội chi ngân sách càng lớn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến thực hiện các chức năng điều hành kinh tế, xã hội của Nhà nước như thay đổi kế hoạch phân phối lại thu nhập từ thuế, giảm đầu tư phát triển, vay nợ nước ngoài để bù đắp… và nhiều hậu quả kinh tế xã hội khác.

Trốn lậu thuế, tránh thuế diễn ra ở các mức độ khác nhau, ở mọi loại hình doanh nghiệp: doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh văn phòng nước ngoài. Cùng ở trình độ sản xuất kinh doanh như nhau, doanh nghiệp trốn được thuế thì thu nhập cao, đời sống người lao động cao, công sở khang trang… doanh nghiệp chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, không trốn thuế thì ngược lại, tạo nên sự bất công bằng, tác động tiêu cực, kìm hãm sự phát triển, không kích thích sản xuất kinh doanh.

Nhiều đơn vị, doanh nghiệp trốn thuế trong một thời gian dài, trốn nhiều lần, trốn nhiều sắc thuế… thì chủ đơn vị, doanh nghiệp thường có sự móc ngoặc với cán bộ thuế, cán bộ hải quan, quản lý thị trường. Không ít trường hợp cán bộ trong các cơ quan Nhà nước có chức năng quản lý doanh nghiệp lại làm tư vấn cho doanh nghiệp luồn lách trốn thuế. Thậm chí ở một số địa phương còn có hiện tượng cán bộ thuế tính toán tiền thuế phải nộp

50

hàng tháng, hàng quý cho doanh nghiệp ở mức thấp nhất để sau đó cán bộ thuế cũng được nhận một số tiền “bồi dưỡng” đáng kể như kiểu mãi lộ.

Việc kiểm tra, thanh tra thuế chưa theo kịp yêu cầu, chưa ngăn chặn có hiệu quả tình trạng gian lận, trốn thuế. Thực tế cho thấy, thất thu thuế vẫn còn xảy ra ở nhiều lĩnh vực, ngành nghề, đặc biệt là thuế thu nhập DN đối với khối DN ngoài quốc doanh, nhất là lĩnh vực kinh doanh nông sản, dịch vụ vận tải, khai thác khoáng sản, xây dựng cơ bản… có những trường hợp quy mô kinh doanh lớn nhưng số thuế thu nhập DN đóng góp cho ngân sách hàng năm không đáng kể. Không ít trường hợp chưa phản ánh đúng chi phí phát sinh, như: DN kinh doanh nông sản lập bảng kê thu mua hàng nông thủy sản, xây dựng định mức lương cao nhưng thực tế chi trả khống; xây dựng định mức nguyên, nhiên vật liệu cao nhưng thực tế các khoản chi phí này không phát sinh… không chỉ làm giảm số thuế thu nhập DN phải nộp mà còn “mở đường” cho tình trạng mua bán hóa đơn lòng vòng nhằm hợp thức hóa các khoản chi phí. Cũng có trường hợp, DN có doanh số phát sinh lớn nhưng số thuế kê khai và nộp ngân sách lại rất thấp, thậm chí kê khai VAT đầu ra chỉ xấp xỉ đầu vào hoặc thấp hơn (lỗ). Nghiêm trọng hơn, trong thời gian gần đây còn nảy sinh tình trạng một số DN lợi dụng chính sách gia hạn thuế thông qua việc mua bán hàng hóa số lượng lớn trong thời gian chính sách gia hạn có hiệu lực, khi đến hạn nộp thuế thì bỏ trốn, mang theo khoản tiền nợ thuế không nhỏ. Tình trạng này xảy ra khá phổ biến ở lĩnh vực mua bán nông sản, đặc biệt là mặt hàng cà phê.

* Thực trạng thi hành pháp luật về xử lý vi phạm thuế thu nhập doanh nghiệp

Theo báo cáo của Bộ Tài chính, từ năm 2007 đến hết tháng 9 năm 2013, ngành thuế đã thực hiện 271.621 cuộc thanh tra, kiểm tra và 9,5 triệu hồ sơ. Qua đó, truy thu, truy hoàn và phạt qua thanh, kiểm tra hơn 53 nghìn tỷ đồng, tập trung vào các ngành nghề có dấu hiệu rủi ro cao trong hoạt động

51

giao dịch liên kết, chuyển giá, DN lỗ nhiều năm liên tục vẫn tiếp tục mở rộng SXKD. Cũng tính từ ngày 15/12/2012 đến ngày 15/10/2013, toàn ngành hải quan đã phát hiện, bắt giữ 17.671 vụ buôn lậu gian lận thương mại, trị giá hàng hóa ước tính khoảng 420 tỷ đồng; đồng thời, đã rà soát, cập nhật thông tin gần 1.400 bộ hồ sơ cấp phép nhập khẩu xe ô tô theo diện tài sản di chuyển của Việt kiều hồi hương trong năm 2011 – 2012; khởi tố 4 vụ án buôn lậu xảy ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, Bà Rịa Vũng Tàu, An Giang. Bên cạnh đó, lực lượng hải quan đã mở rộng kết quả đấu tranh với hiện tượng lợi dụng cơ chế chính sách ưu đãi để buôn lậu rượu ngoại trong khu thương mại Lao Bảo (Quảng Trị).

Nếu tính trong cả giai đoạn 6 năm gần đây, số vụ vi phạm về thuế còn nhiều hơn. Cụ thể, từ năm 2007 đến năm 2013, cơ quan công an đã khám phá và phối hợp với cơ quan thuế xử lý hình sự 218 vụ; xử lý hành chính 10.155 vụ việc vi phạm trong lĩnh vực thuế; đã xử lý thu hồi vào ngân sách 782,6 tỷ đồng tiền trốn thuế, phạt vi phạm hành chính về thuế. Chỉ trong 9 tháng đầu năm 2013, cơ quan công an đã khám phá và phối hợp với cơ quan thuế xử lý hành chính 419 vụ vi phạm về thuế, kiến nghị thu nộp ngân sách 139,9 tỷ đồng. Điển hình như chuyên án Nguyễn Văn Phui, Giám đốc Công ty Hữu Tài sử dụng 136 hóa đơn GTGT của 17 công ty tại TP.HCM, đồng thời xuất bán 708 hóa đơn GTGT cho 109 công ty ở các tỉnh; Công ty Hằng Long do Trần Hoàng Long làm giám đốc đã mua 695 hóa đơn GTGT từ 43 công ty “ma”, đồng thời bán ra 931 hóa đơn GTGT cho một số DN trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh...Tại các tỉnh Tây Nguyên và Tây Nam Bộ, cơ quan an ninh đã bắt giữ 22 đối tượng, khởi tố 17 DN vi phạm pháp luật về thuế, buôn bán hóa đơn.

Trong lĩnh vực hải quan, đã có 15.127 vụ vi phạm, trong đó có 457 vụ vi phạm về thuế (326 vụ vi phạm về khai thiếu thuế, 131 vụ vi phạm trốn thuế, gian lận thuế). Trong số này, Tổng cục Hải quan đã ra quyết định xử

52

phạt 12.717 vụ. Điều đáng nói, số vụ vi phạm về thuế chỉ bẳng 1/30 số vụ vi phạm trong toàn ngành, nhưng tiền phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan ước hơn 41 tỷ đồng; tiền phạt vi phạm hành chính về thuế cao gấp 5 lần, ước khoảng 205,2 tỷ đồng (tiền phạt vi phạm về khai thiếu thuế ước khoảng 11,5 tỷ đồng, tiền phạt trốn thuế, gian lận thuế ước khoảng 193,72 tỷ đồng)

Hiện nay, theo Tổng cục Thuế, qua thanh tra kiểm tra cho thấy các doanh nghiệp đều chưa chấp hành đầy đủ và nghiêm chỉnh các quy định của Luật Thuế và Luật kế toán. Do vậy, dẫn đến một số sai phạm như còn hiện tượng hạch toán doanh thu không đúng niên độ kế toán, doanh thu ghi trên hóa đơn thấp hơn giá thực tế thanh toán để giảm thuế giá trị gia tăng và giảm thu nhập chịu thuế. Đối với thuế TNDN chủ yếu vi phạm ở những khoản chi không được phép hạch toán như quà biếu, chi khuyến mãi…Các đối tượng thường có các hành vi gian lận như thành lập nhiều doanh nghiệp trung gian ở nhiều nơi khác nhau, tổ chức mua bán lòng vòng hàng hóa, dịch vụ, lập hồ sơ khống nhằm hạn chế sự kiểm soát của cơ quan thuế. Lập hồ sơ khống xuất khẩu hàng hóa nhất là hàng nông, lâm, hải sản chưa qua chế biến qua đường biên giới đất liền để được hoàn thuế..

Đặc biệt hiện nay, việc thành lập các doanh nghiệp “ma”(giả) – doanh nghiệp chỉ tồn tại trên giấy tờ để trốn thuế vẫn đang là tình trạng nhức nhối và cần có những biện pháp xử lý kịp thời và hiệu quả hơn. Theo ông Phạm Duy Khương – Phó Tổng cục Thuế, tình trạng này vẫn khá phổ biến và hơn hết có diễn biến tinh vi hơn với sự tham gia của một nhóm đối tượng, nhóm chuyên đứng ra tổ chức thành lập những doanh nghiệp dưới hình thức này để mua hóa đơn; nhóm chuyên lo đường dây tiêu thụ, móc nối,cung cấp hóa đơn cho doanh nghiệp có nhu cầu hợp thức hóa đầu vào, hợp thức hóa hàng trôi nổi trên thị trường.. Bên cạnh đó, còn có một số doanh nghiệp vừa hoạt động sản

53

xuất kinh doanh, nhưng đồng thời vừa bán khống hóa đơn. Có thể nhận thấy tình trạng này qua một minh chứng cụ thể:

Trường hợp của ông Dương Văn Năm (Giám đốc Công ty TNHH Ngọc Sang) chuyên kinh doanh buôn bán lương thực. Ông này đã lập ra nhiều doanh nghiệp khác như Công ty TNHH Nguyễn Dương, Công ty TNHH Ngọc Giàu, Công ty CP XNK Giàu Sang, do những người thân trong gia đình đứng tên, nhưng mọi hoạt động đều do Dương Văn Năm quản lý, điều hành. Sau đó các doanh nghiệp của Năm đã cấu kết với Lê Văn Tre, Nguyễn Văn Luật, Lê Văn Cảnh, Trần Phú Ảnh và Đỗ Văn Bạch mua hóa đơn khống của nhiều DN ở TPHCM, Đồng Nai… để hợp thức hóa lượng hàng hóa đầu vào, chiếm đoạt tiền thuế của nhà nước. Chỉ trong 6 tháng đầu năm 2007, Năm đã mua hơn 100 hóa đơn để hợp thức hóa số gạo trôi nổi nhằm trốn thuế với số tiền hơn 7,8 tỷ đồng [17]. Sở dĩ họ mua hóa đơn ở các doanh nghiệp tỉnh khác là vì hoạt động quản lý thuế của cơ quan thuế chưa bao quát hết để kiểm tra tới các tỉnh, nhưng sự vụ đã bị cơ quan điều tra làm rõ, khởi tố hình sự. Những chiêu thức như lập nhiều công ty “ma” để mua bán hóa đơn lẫn nhau, sau đó đi tỉnh khác mua hóa đơn để hợp thức hóa đầu vào và xin hoàn thuế để trục lợi, vừa được hưởng lợi từ số tiền thuế GTGT được hoàn từ ngân sách nhà nước, vừa tiếp tay cho các doanh nghiệp khác trốn thuế. Bởi vậy, những doanh nghiệp thành lập dưới hình thức này là hoạt động một vốn nhiều lời.

Có thể nhận thấy, đã có rất nhiều vụ việc thực hiện hành vi gian lận và trốn thuế TNDN như trường hợp trên, đó là: Vụ Huỳnh Quốc Ngọc ( TP Hồ Chí Minh) cùng đồng bọn thành lập 36 công ty “ma” để thực hiện mua bán

Một phần của tài liệu Xử lý vi phạm pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp ở Việt Nam (Trang 46 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)