1.5. Quy định thủ tục xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực thuế thu nhập doanh
1.5.2. Thủ tục thông thường
Đối với những vi phạm pháp luật khác thì thủ tục thông thường gồm các giai đoạn:
- Khởi xướng việc xử lý VPHC
Chỉ khi chủ thể có thẩm quyền theo luật định có quyết định cho tiến hành điều tra về vi phạm hành chính để xử phạt hoặc quyết định chuyển vụ vi phạm cho chủ thể có thẩm quyền khác để giải quyết thì mới coi là có giai đoạn này. Việc phát hiện vi phạm pháp luật thuế của doanh nghiệp chỉ tạo điều kiện cho việc khởi xướng chứ không được coi là hành động pháp lý của giai đoạn khởi xướng.
- Chuẩn bị xử lý vi phạm
Đây là giai đoạn cơ bản của thủ tục xử lý vi phạm pháp luật thuế TNDN.
Trong quá trình chuẩn bị bị phạt có thể phải áp dụng các biện pháp ngăn chặn vi phạm pháp luật và đảm bảo cho việc xử phạt vi phạm pháp luật thuế. Giai đoạn này thường nhanh chóng, đơn giản nhưng cũng có khi phức tạp.
Biên bản là văn bản hành chính cơ bản có giá trị pháp lý của giai đoạn này, là chứng cứ pháp lý ghi nhận sự việc xảy ra. Căn cứ vào biên bản đó mà cơ quan, người có thẩm quyền ra quyết định xử lý hoặc không. Trong một vụ
33
việc có thể lập nhiều biên bản. Vì có ý nghĩa quan trọng như vậy nên biên bản phải lập đúng quy cách về thể thức và nội dung theo đúng quy định.
Pháp luật hiện hành không có quy định riêng về biên bản lập khi áp dụng các biện pháp ngăn chặn mà chỉ có quy định tại Điều 22 Thông tư số 166/2013/TT-BTC ngày 15/11/2013 quy định chi tiết về xử phạt vi phạm hành chính thuế về “Lập biên bản vi phạm hành chính về thuế”. Nhưng có thể coi biên bản đó áp dụng chung cho cả biên bản khi thực hiện các biện pháp ngăn chặn.
- Ra quyết định xử lý vi phạm hành chính về thuế
Đây là giai đoạn trung tâm của thủ tục. Luật xử lý vi phạm hành chính hiện hành quy định thời gian tối đa kể từ ngày lập biên bản về vi phạm hành chính đến ngày phải ra quyết định xử lý vi phạm hành chính là 07 ngày, trong trường hợp vi phạm có nhiều tình tiết phức tạp thì có thể kéo dài thời hạn tối đa là 30 ngày. Phù hợp với quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính, tại Điều 27 Thông tư số 166/2013/TT-BTC ngày 15/11/2013 quy định chi tiết về xử phạt vi phạm hành chính thuế thì thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế không quá 07 ngày, kể từ ngày lập biên bản về hành vi vi phạm. Đối với vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp mà không thuộc trường hợp giải trình hoặc đối với vụ việc thuộc trường hợp được giải trình thì thời hạn ra quyết định xử phạt tối đa là 30 ngày, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính về thuế.
Trong lĩnh vực thuế thì Quyết định xử phạt phải tuân theo đúng thể thức và nội dung theo quy định của pháp luật. Tại Nghị định số 98/2007/NĐ- CP, thể thức và nội dung của Quyết định xử phạt VPHC về thuế được quy định tại Điều 24, tuy nhiên Điều 24 không quy định cụ thể mà dẫn chiếu thực hiện theo quy định của pháp luật xử lý vi phạm hành chính. Việc dẫn chiếu trên đã được khắc phục tại Thông tư số 166/2013/TT-BTC ngày 15/11/2013
34
quy định chi tiết về xử phạt vi phạm hành chính thuế. Theo đó, thể thức và nội dung của Quyết định xử phạt VPHC về thuế đã được quy định rất rõ ràng và cụ thể. Mẫu biên bản và quyết định sử dụng trong xử lý vi phạm pháp luật về thuế tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 166/2013/TT-BTC trên. Căn cứ vào các mẫu biên bản, mẫu quyết định, tùy theo từng trường hợp cụ thể mà có thể bổ sung thêm dòng vào các chỉ tiêu đảm bảo phản ánh đủ các nội dung hành vi vi phạm trong quá trình lập biên bản và ra quyết định xử phạt.
Quyết định xử phạt vi phạm pháp luật về thuế có hiệu lực kể từ ngày ký, trừ trường hợp trong quyết định quy định ngày có hiệu lực khác.
Nếu xét thấy việc vi phạm có dấu hiệu cấu thành tội phạm mà chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự, thì không được xử lý hành chính vi phạm pháp luật, mà trong thời hạn 03 ngày phải chuyển hồ sơ cho cơ quan điều tra hình sự có thẩm quyền giải quyết (Điều 24 Thông tư số 166/2013/TT- BTC). Còn đối với những tội phạm đã được đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án mà nếu có dấu hiệu vi phạm hành chính về thuế, thì cơ quan tiến hành tố tụng hữu quan trong thời hạn 03 ngày phải chuyển hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật hành chính về thuế để giải quyết (Điều 25 Thông tư số 166/2013/TT-BTC).
- Thi hành quyết định xử lý vi phạm pháp luật về thuế
Về nguyên tắc, quyết định xử lý vi phạm pháp luật về thuế phải được thi hành ngay. Tuy nhiên, pháp luật xử lý vi phạm hành chính về thuế nói chung dành thời hạn 10 ngày kể từ ngày được giao quyết định để đối tượng bị xử phạt tự nguyện chấp hành quyết định. Quá thời hạn đó mà cá nhân, tổ chức không tự nguyện chấp hành quyết định thì bị cưỡng chế thi hành.
35
Các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế đối với người nộp thuế được quy định tại Điều 19 Nghị định số 129/2013/NĐ-CP bao gồm:
Trích tiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế tại Kho bạc Nhà nước, tổ chức tín dụng; yêu cầu phong toả tài khoản.
Khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập. Thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng.
Kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên theo quy định của pháp luật để thu tiền thuế nợ, tiền chậm nộp tiền thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp tiền phạt vào ngân sách nhà nước.
Thu tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế do tổ chức, cá nhân khác đang giữ.
Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề.
- Khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vi phạm pháp luật về thuế, quyết định áp dụng các biện pháp ngăn chặn; giải quyết tố cáo
Đây là giai đoạn kết, nhưng có ý nghĩa quan trọng vì giai đoạn này nhằm bảo đảm quyền của các doanh nghiệp cũng như xem xét việc xử lý vi phạm pháp luật về thuế có đúng hay không. Theo đó, tổ chức, cá nhân vi phạm có quyền giải trình trực tiếp hoặc bằng văn bản với người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về thuế. Đây là một trong những điều khoản bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho người nộp thuế, người nộp thuế được quyền đưa ra ý kiến, chứng cứ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
36
Chương 2
THỰC TRẠNG XỬ LÝ VI PHẠM PHÁP LUẬT THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM
2.1. Thực trạng hoạt động xây dựng pháp luật về xử lý vi phạm trong lĩnh vực thuế thu nhập doanh nghiệp
- Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế
Nhìn chung các hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả do pháp luật quy định đảm bảo đấu tranh, ngăn chặn có hiệu quả đối với các hành vi vi phạm hành chính. Tuy nhiên, các hình thức xử phạt này cũng đã bộc lộ một số bất cập, cụ thể như sau:
Một là, xu hướng hiện nay là để nâng cao tính răn đe, phòng ngừa vi phạm hành chính về thuế, cơ quan soạn thảo thường muốn quy định mức phạt tiền rất cao. Đây là xu hướng có thể dẫn đến tình trạng hành chính hóa các hành vi phạm tội. Điều này bất hợp lý cả về lý thuyết, lẫn thực tế. Vi phạm hành chính về thuế TNDN thường là hành vi vi phạm nhỏ, mức độ nguy hiểm thấp hơn tội phạm nhưng hình thức phạt tiền lại được quy định ở mức rất cao so với hình phạt tiền được quy định trong Bộ Luật hình sự; điều này có thể
dẫn đến hai trường hợp: hành chính hóa các hành vi phạm tội (để không phải
chịu phạt tù) hoặc hình sự hóa các hành vi vi phạm hành chính vì hình phạt
tiền thấp hơn mức tiền xử phạt vi phạm hành chính.
Hai là, pháp luật chưa quy định cụ thể khi nào thì tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, khi nào thì chỉ tịch thu tang vật vi phạm. Điều đó dẫn đến sự tùy tiện, tịch thu tràn lan. Tương tự, Điều 25 Luật XLVPHC chưa quy định cụ thể tiêu chí để tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn hoặc không thời hạn. Hậu quả của những điều vừa trình bày là một trong số trường hợp phương tiện, giấy phép bị tịch thu tràn lan hoặc tùy tiện, gây khó khăn cho hoạt động của cá nhân và tổ chức, nhất là tổ chức kinh tế.
37
Việc quy định các biện pháp khắc phục hậu quả tại Nghị định số 129/2013 còn chưa phù hợp với Luật XLVPHC.
+ Quy định đình chỉ hành vi vi phạm là biện pháp khắc phục hậu quả
Thực chất các quy định “Buộc thực hiện theo đúng quy định của pháp
luật” hoặc “Buộc chấm dứt hành vi vi phạm” là một bước trong thủ tục xử
phạt vi phạm hành chính, đó là bước “đình chỉ hành vi vi phạm”, song tại nghị
định đều coi đây là biện pháp khắc phục hậu quả.
+ Coi khả năng bị xử phạt của đối tượng VPHC trong quản lý và sử
dụng hóa đơn dẫn đến trốn thuế (“bị xử phạt về thuế theo quy định tại các
Luật thuế...”) là biện pháp khắc phục hậu quả. Ví dụ: khoản 2 Điều 17 Nghị định 89/2002 ngày 07/11/2002 quy định việc in, phát hành, sử dụng và quản lý hóa đơn.
+ Việc quản lý tang vật, phương tiện bị tạm giữ theo thủ tục hành chính.
Tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là một trong các biện pháp quan trọng để ngăn chặn và bảo đảm xử phạt vi phạm hành chính.
Điều 82 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2013 quy định về việc: “ Xử lý
tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu.”. Thực tiễn thi hành pháp luật xử phạt vi phạm hành chính đã cho thấy quy định này là cần thiết, tuy nhiên người có thẩm quyền xử phạt đã gặp khó khăn khi tiến hành vì không có nhà, kho, địa điểm để bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị bắt giữ.
- Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế
Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính được quy định tại Chương III Luật xử lý vi phạm hành chính. Về tổng thể, các quy định về thủ tục xử phạt vi phạm hành chính đã tương đối cụ thể, rõ ràng, đáp ứng được một phần yêu cầu của thực tế. Tuy nhiên, thủ tục xử phạt vẫn còn một số bất cập, cụ thể như sau:
38
Việc xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính
Việc xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính cũng gặp một số khó khăn trên thực tế vì hiện nay một số tỉnh, thành phố trực thuộc đều tồn tại hai trung tâm bán đấu giá tài sản; một trung tâm thuộc Sở Tư pháp và một trung tâm thuộc Sở Tài chính. Mấu chốt của vấn đề là pháp luật không quy định rõ Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản thuộc Sở Tư pháp hay Sở Tài chính do đó các địa phương đều lúng túng trong việc bán tài sản là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
Xác định trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính (Điều 31 Nghị định số 134/2003/NĐ-CP): Theo quy định, sau khi tiến hành tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, nếu xét thấy cần áp dụng biện pháp tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm thì người đã ra quyết định tạm giữ mời đại diện cơ quan tài chính cùng cấp hoặc lập hội đồng để định giá tang vật, phương tiện vi phạm. Quy định này xem xét dưới khía cạnh pháp lý là khá chặt chẽ, đảm bảo việc định giá được khách quan. Tuy nhiên, lại không khả thi và gây khó khăn cho người có thẩm quyền tịch thu vì trên thực tế không phải lúc nào cũng mời được đại diện cơ quan tài chính cùng cấp đến để định giá hoặc việc lập Hội đồng, chờ Hội đồng xem xét, định giá cũng gặp khó khăn, kéo dài thời gian xem xét, định giá và ảnh hưởng trực tiếp đến việc tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm.
Về việc thi hành quyết định xử phạt
Luật chưa quy định xử lý một số vấn đề về xuất hiện trong thực tế như thi hành quyết định xử phạt khi đối tượng xử phạt đã chết hoặc bị giải thể, việc miễn, giảm tiền phạt đối với đối tượng không có điều kiện để nộp phạt hoặc đối với một số địa phương không có trung tâm bán đấu giá tài sản thì tang vật, phương tiện có giá trị từ 10 triệu đồng trở lên sẽ chuyển cho cơ quan nào để tổ chức bán đấu giá...
39
+ Mặc dù thẩm quyền ban hành quyết định cưỡng chế đã được quy định phù hợp với thực tế hơn và Chính phủ đã ban hành Nghị định số 166/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định về cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính nhưng việc cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vẫn còn gặp một số khó khăn vì một số lý do sau:
Một là, người có thẩm quyền cưỡng chế không có lực lượng để cưỡng chế. Trong một số trường hợp, việc tổ chức cưỡng chế đòi hỏi sự tham gia của nhiều người, nhiều lực lượng nhưng cơ quan, người có thẩm quyền cưỡng chế (Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế, Cục trưởng Cục Thuế, Chi cục trưởng Chi cục Thuế; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh...) lại không có lực lượng để cưỡng chế. Sự phối hợp giữa các cơ quan trong việc tổ chức cưỡng chế cũng gặp khó khăn vì các cơ quan phối hợp cũng phải thực hiện nhiệm vụ của mình, ít có lực lượng và thời gian để phối hợp cưỡng chế.
Hai là, cơ quan, người có thẩm quyền cưỡng chế, trong nhiều trường hợp, không có kinh phí để cưỡng chế vì theo quy định tại khoản 3 Điều 10 Thông tư số 215/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 thì cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế phải chịu mọi chi phí về việc tổ chức thực hiện các biện pháp cưỡng chế. Tuy nhiên, trên thực tế, đối tượng bị cưỡng chế lại không thể có kinh phí cho việc tổ chức cưỡng chế, do đó để lập lại trật tự quản lý và đảm bảo lợi ích công cộng thì Nhà nước cần phải trả chi phí cho việc tổ chức cưỡng chế.
Ba là, một số biện pháp cưỡng chế như khấu trừ tài khoản tại ngân hàng có tính khả thi không cao, bởi một số ngân hàng không thực hiện việc khấu trừ tiền của đối tượng vi phạm nhằm bảo vệ uy tín của ngân hàng.