2.6.1 .Phân bố mật độ thông lƣợng nơtron trong lý thuyết 2 nhóm nơtron
2.6.1.1 .Đối với vùng hoạt
3.3. Một số tai nạn của nhà máy điện hạt nhân trên thế giới
3.3.1. Tai nạn nhà máy điện hạt nhân Chernobyl ở Liên Xô cũ hay Ukraine
Trong đêm 25 rạng sáng 26 tháng 4 năm 1986, một tai nạn bi thảm nhất thế giới đã xảy ra ở nhà máy điện dân sự hạt nhân Chernobyl ở Liên Xô cũ hay Ukraine. Nhà máy điện hạt nhân này ở về phía Bắc cách thành phố Kiev 80 dậm. Nhà máy có 4 lò phản ứn g. Đúng 1 giờ 23 phút sáng, các phản ứng phát hiện dây chuyền hoàn toàn không còn kiểm soát được và kết quả là nhiều tiếng nổ lớn cùng những cột lửa thoát ra từ cửa lò hạt nhân số 4.
Có 30 nạn nhân chết ngay tức khắc. Hàng ngàn nhân viên cấp cứu tự nguyện cũng đã bị chết tiếp sau đó.
Người ta đánh giá lượng phóng xạ mà những cư dân này phải nhận là 16.000 sievert, nếu tính bình quân thì mỗi người nhận 120mSv và cao hơn khoảng 50 lần so với lượng phóng xạ nhận từ tự nhiên (khoảng 2,4 mSv).
Phóng xạ không những ảnh hưởng ở vùng xảy ra tai nạn mà còn lan rộng sang Belarus, Liên Xô cũ, Ba Lan, Thụy Điển, Đức, Thổ Nhĩ Kỳ và nhiều quốc gia khác nữa.
Tổng kết dài hạn, kết quả cho thấy có khoảng 150.000 trẻ em có nguy cơ bị ung thư tuyển giáp trạng, và 800 ngàn người bị ung thư máu. Trên 2 triệu rưởi đất hoàn toàn bị hoang hoá, chiếm 20% diện tích đất canh tác của Ukaina. Ngoài nhân mạng và đất đai không thể sử dụng, vùng đất hoang phế này phải cần đến khoảng 200 tỷ USD để có thể xử lý và cải thiện môi trường.
Nếu nhìn tai nạn này từ góc độ chuyên môn thì có thể đánh giá như sau: - Sự khuyết điểm của hệ thống quản lý
- Sự khuyết điểm của chức năng đóng kín các chất phóng xạ, không có vỏ lò phản ứng.
- Vi phạm nguyên tắc vận hành, nhân viên vận hành thiếu kiến thức. Tai nạn được lý giải bởi một số nguyên nhân chính sau:
Nguyên nhân thứ nhất: Trên nguyên tắc khi bắt đầu thử nghiệm. thì tất cả hệ thống điện phải được đình chỉ, trừ nguồn điện dự phòng cho việc vận hành hệ thống an toàn trong điều kiện khẩn cấp. Nhưng khi lò phản ứng hoạt động còn khoảng 50%, hệ thống vì một lý do gì đó vẫn còn trên mạng lưới của nhà máy.
45
Nguyên nhân thứ hai: về kỹ thuật, các lò phản ứng tại đây không có hệ thống kiểm soát hay chế ngự phản ứng phát nhiệt, cũng như hệ thống làm nguội bằng nước thay vì bằng hơi nước (Đây là loại lò phản ứng hạt nhân thuộc thế hệ I), nghĩa là theo kỹ thuật từ những năm 1950.
Nguyên nhân thứ ba: sự vi phạm trầm trọng các thủ tục thử nghiệm về an toàn do nhân viên kỹ thuật phạm phải. Đó là trong quy trình an toàn vận hành, cần phải thử nghiệm các ống phản ứng trong lò.
Nguyên nhân thứ tư: nhà máy không có hệ thống liên lạc hữu hiệu giữa các bộ phận chung quanh nhà máy, do đó nhân viên làm việc ở các lò khác không được thông báo kịp thời cho nên con số nạn nhân rất cao.
- Khuyết điểm quan trọng về mặt thiết kế
Loại lò RBMK không an toàn, nhất là ở công suất nhỏ có hệ số lỗ trống dương. Không có bọc bảo vệ gia cố bên ngoài, hệ số rỗng dương.
Khi công suất thấp, lò vận hành không ổn định. Nếu công suất tăng lên mộ t chút và lượng hơi nước tăng lên thì công suất sẽ tăng lên nhanh chóng.
Công suất lò tăng làm nổ các thanh nhiên liệu, hất tung nắp lò và phá vỡ các kênh. Lúc này:
Nước + Zirconi Hydro
2H2O + Zr ZrO2 + 2H2 + Q (Q = 6530 kJ/kg)
Lượng hydro tiếp xúc với không khí gây thêm một vụ nổ thứ hai. Lò bị phá hủy và chất phóng xạ thoát ra ngoài khí quyển.
Gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, tâm lý người dân, đến xã hội, kinh tế và chính trị