2.6.1 .Phân bố mật độ thông lƣợng nơtron trong lý thuyết 2 nhóm nơtron
2.6.1.1 .Đối với vùng hoạt
3.3. Một số tai nạn của nhà máy điện hạt nhân trên thế giới
3.3.2. Tai nạn nhà máy điện hạt nhân Three Mile Island của Mỹ
Vào lúc 4h sáng ngày 28 tháng 3 năm 1979, xảy ra sự cố ở nhà máy điện Three Mile Island, tiểu bang Pennsylvania của Mỹ.
Sự cố xảy ra như sau: Vì thiếu nước trong buồng sinh hơi cho nên quá trình trao đổi nhiệt giữa mạch I và mạch II không tiến triển được, do đó áp suất trong mạch I tăng lên quá mức cho phép sau vài giây. Áp suất quá cao trong mạch I dẫn đến sự cố lò ngừng hoạt động sau 9 giây kể từ sự cố ban đầu. Áp suất quá cao làm cho van của bình sinh áp RK mở và nước trong mạch I thoát ra theo lối đó. Như vậy áp suất mạch I giảm. Máy đo lại trục trặc: trên mặt đo kế, chỉ rằng nước chảy vào mạch I nhiều hơn là nước thoát ra. Ngoài ra, nhân viên vận hành lại ngừng hệ thống tải nhiệt tâm lò khẩn cấp (ECCS) đã bắt đầu vận hành tự động và van áp lực đáng lẽ cần phải được đóng khi áp lực lò phản ứng giảm lại ở trạng thái mở. Đó là một loạt các hỏng hóc của máy móc và tháo tác sai chồng chéo lên nhau. Áp suất mạch I tiếp tục giảm và khi áp suất giảm tới 1 trị số nào đó thì phát sinh những bọt hơi. Nước tiếp tục thoát ra van RK, tâm lò nóng lên. Các vỏ nhiên liệu đạt nhiệt độ 8500C rồi 1300oC. Ở những nhiệt độ như vậy hơi nước tương tác hoá học với zirconi để sinh ra oxit zirconi và H, 45% tâm lò bị nóng chảy, nước trong lò bị nhiễm xạ và từ đó thoát ra ngoài. Hydro một phần ở lại lò, một phần thoát ra ngoài để bảo vệ lò. Thùng lò phản ứng có nguy cơ bị nấu chảy làm cho những phóng xạ chảy thấm vào lòng đất.
Vì hiện tượng này là một tình huống đã được rà xét trước những biện pháp đối phó đã được bố trí ngay từ khi thiết kế nhà máy. Khi lò phản ứng bị nấu chảy thì những chất chứa trong lò sẽ ở nhiệt độ cao làm cho nền móng nhà máy bị nấu chảy. Lò phản ứng lún xuống lòng đất mang theo những chất phóng xạ chứa trong lò. Như thế những chất phóng xạ sẽ bị giam trong lòng đất và không toả ra ngoài làm nguy hại đến sức khoẻ dân chúng địa phương. Địa điểm nhà máy đã được chọn nước ngầm không chuyển những chất phóng xạ đó đi nơi khác.
46
Trong khi tai nạn xảy ra, một chút khí phóng xạ thoát ra khỏi nhà máy. Nhưng vì nhà máy đã được thiết kế trước khi khí phóng xạ thoát ra ngoài thì sẽ được phun lên cao để tỏa trên một diện tích lớn và như thế, sẽ không làm nguy hại đến dân chúng địa phương. Trong tiến trình tai nạn một chút khí phóng xạ đã được thổi lên cao như đã dự đoán. Quả nhiên, sau vài ngày hoạt tính xung quanh nhà máy có gia tăng, nhưng vẫn ở xa dưới mức an toàn.
Theo đánh giá cư dân sống trong phạm vi 80 km từ nhà máy phải nhận tia phóng xạ ở mức độ 0,01mSv trên đầu người, nhưng cũng không đáng kể nếu so với lượn g phóng xạ tự nhiên nhận trong năm (2,4mSv).
Nếu nhìn tai nạn này từ góc độ chuyên môn thì có thể đánh giá như sau: - Nhân viên vận hành phán đoán nhầm:
+ Có thể đóng van áp lực bằng tay nhưng lại không đóng trong một thời gian khá lâu.
+ Cho rằng có đủ nước trong lò.
+ Ngừng sớm thiết bị làm mát tâm lò khẩn cấp. - Nhân viên vận hành vi phạm nguyên tắc:
Vận hành khi vẫn đóng van đầu ra của bơm cấp nước phụ. - Khiếm khuyết trong thiết kế:
+ Van áp lực vẫn không được đóng lại khi áp lực giảm.
+ Nước tràn ra từ bể chứa dịch thải của toà nhà phụ dẫn nước đọng bên trong thùng chứa lò và chảy xuống sàn.