Điều kiện kinh tế xã hộ

Một phần của tài liệu Điều tra thành phần loài họ cúc (asteraceae) ở vùng đệm vườn Quốc gia Pù Mát Nghệ An (Trang 34 - 37)

2. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội tại VQG Pù Mát 1 Điều kiện tự nhiên VQG Pù Mát, tỉnh Nghệ An

2.2. Điều kiện kinh tế xã hộ

Trong khu vực VQG Pù Mát có 16 xã nằm trên 3 huyện Con Cuông, Tương Dương và Anh Sơn. Bao gồm 3 dân tộc chính là Thái, Khơ Mú và Kinh. Ngoài ra còn có một số dân tộc khác như: Hơ Mông, Đan Lai, Poọng, Ơ Đu, Tày nhưng số lượng không lớn. Dân tộc Thái có dân số đông nhất (chiếm 66,89%) và ít nhất là dân tộc Ơ Đu (0,6%).

Bảng 2.1. Thành phần dân tộc các huyện trong vùng

(Trích: Niên giám thống kê huyện Con Cuông, Anh Sơn, Tương Dương 1999)

TT Dân tộc Số hộ Nhân khẩu Tỷ lệ (%)

1 Thái 11.338 62.425 66,89 2 Khơ Me 1.984 13.765 14,75 3 Kinh 2.531 10.498 11,25 4 Hmông 599 3.714 3,98 5 Đan Lai 265 1.494 1,60 6 Poọng 132 813 0,87 7 Ơ Đu 96 563 0,60 8 Dân tộc khác 9 53 0,06 9 Tổng 16.954 93.335 100

Tổng dân số 16 xã là 16.945 hộ với 93.235 nhân khẩu. Phần lớn dân cư phân bố trong 7 xã ở huyện Con Cuông (39.419 nhân khẩu, 7.167 hộ) và 5 xã thuộc huyện Anh Sơn (38.163 nhân khẩu, 6.938 hộ) còn lại thuộc 4 xã của huyện Tương Dương (15.753 nhân khẩu, 2.849 hộ), trung bình mỗi hộ gia đình

có từ 3 - 6 người, tăng dân số là áp lực lớn đối với rừng. Dân số trong khu vực phân bố không đều giữa các xã, một số xã có dân số rất thấp như xã Tam Hợp huyện Tương Dương (7 người/km2), xã Châu Khê huyện Con Cuông (13 người/km2) có xã mật độ dân số cao như xã Đỉnh Sơn (495 người/km2), xã Cẩm Sơn (421 người/km2) thuộc huyện Anh Sơn.

Do dân số không đều nên lực lượng lao động phân bố cũng không đều và tập trung chủ yếu ở các xã vùng thấp của huyện Anh Sơn. Lực lượng lao động ở địa phương rất lớn, nhưng cơ cấu các ngành nghề trong khu vực lại rất đơn điệu. Phần lớn là các hoạt động sản xuất lâm nghiệp, nông nghiệp với hình thức trồng lúa nương rẫy và trồng lúa nước, chăn nuôi gia súc, gia cầm, một số ít người làm trong các lĩnh vực khác như y tế, giáo dục, dịch vụ. Việc dư thừa lao động, đời sống khó khăn khiến người dân đã vào VQG Pù Mát để khai thác lâm sản.

Các chương trình Lâm nghiệp được thực hiện như chương trình 327, 661. Hiện nay huyện Anh Sơn đã giao cho các hộ, các tập thể khoanh nuôi tu bổ, chăm sóc bảo vệ và trồng được 2.217ha rừng, huyện Tương Dương được 8.305ha, huyện Con Cuông được 30.280 ha.

Công tác trồng rừng cũng được chú trọng, cho đến thời điểm hiện nay. Diện tích rừng đã được trồng của huyện Anh Sơn là 2.853 ha, Con Cuông là 3.350 ha và Tương Dương là 206 ha. Ngoài diện tích rừng trồng tập trung các huyện còn trồng được hàng triệu cây phân tán. Trong phạm vi VQG có 3 Lâm trường quốc doanh (Lâm trường Con Cuông, Lâm trường Anh Sơn và Lâm trường Tương Dương), hoạt động chủ yếu của các Lâm trường này là bảo vệ, tu bổ làm giàu rừng và khai thác. Bên cạnh các hoạt động truyền thống các Lâm trường trong khu vực còn là trung tâm dịch vụ về kỹ thuật, cây giống cho đồng bào địa phương.

+ Giáo dục: Các xã trong vùng nghiên cứu đều có trường tiểu học và trung học cơ sở. Tuy nhiên các xã vẫn chưa có trường trung học phổ thông, công tác phổ cập học sinh trong độ tuổi đến trường vẫn chưa huy động hết, đội ngũ giáo viên còn thiếu, chất lượng dạy và học chưa cao. Trình độ văn hóa nói chung còn thấp

nguyên nhân chủ yếu là do điều kiện kinh tế khó khăn, cơ sở hạ tầng phục vụ cho công tác giảng dạy còn thiếu, điều kiện giao thông đi lại khó khăn đặc biệt vào mùa mưa.

+ Giao thông và y tế: Mạng lưới giao thông trong vùng khá phát triển, các xã trong vùng đều có đường ô tô đến tận trung tâm xã. Tuy nhiên vào mùa mưa giao thông đi lại giữa các xã trong vùng rất khó khăn. Mạng lưới y tế đã có tới các xã, 100% các xã trong vùng đều có trạm y tế nhà cấp 4 trở lên, nhưng nhìn chung công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân còn nhiều hạn chế, thuốc chữa bệnh còn thiếu và đội ngũ cán bộ y tế chăn sóc sức khỏe cho nhân dân vẫn còn thiếu.

CHƯƠNG II

Một phần của tài liệu Điều tra thành phần loài họ cúc (asteraceae) ở vùng đệm vườn Quốc gia Pù Mát Nghệ An (Trang 34 - 37)