Đa dạng về các yếu tố địa lý

Một phần của tài liệu Điều tra thành phần loài họ cúc (asteraceae) ở vùng đệm vườn Quốc gia Pù Mát Nghệ An (Trang 56 - 58)

1 loài 2 loài 3loài Hơn 3loà

3.4. Đa dạng về các yếu tố địa lý

Dựa trên cơ sở sự phân chia của các tác giả Pócs Tamás (1965) và Nguyễn Nghĩa Thìn (1997) [23], chúng tôi đã lập bảng yếu tố địa lý của các loài khi tiến hành nghiên cứu sự phân bố địa lý của 48 loài họ Cúc tại khu vực nghiên cứu. Chúng tôi đã xác định được yếu tố địa lý của 47 loài còn 1 loài chưa đủ thông tin, tỷ lệ các yếu tố địa lý thực vật được tổng hợp ở bảng 3.13 và biểu đồ 3.5.

Bảng 3.13. Yếu tố địa lý của các loài trong họ Cúc ở Châu Khê và Môn Sơn

hiệu Các yếu tố địa lý

Số loài Tỷ lệ (%) Số loài Tỷ lệ (%) 1 Toàn thế giới 1 2,08 1 2,08

2 Liên nhiệt đới 0 0

Liên nhiệt đới

6,25 2.1 Nhiệt đới châu Á, châu Úc, châu

Mĩ 2 4,17

2.2 Nhiệt đới châu Á, châu Phi và

Châu Mỹ 0 0 3

2.3 Nhiệt đới châu Á và Châu Mỹ 1 2,08

3 Cổ nhiệt đới 0 0 Cổ nhiệt

đới 2,08

3.1 Nhiệt đới châu Á và châu Úc 1 2,08

3.2 Nhiệt đới châu Á và châu Phi. 0 0 1

4 Nhiệt đới châu Á 17 35,42 Nhiệt đới

châu Á

68,75

4.1 Đông Dương - Malêzi 4 8,33

4.2 Lục địa châu Á nhiệt đới 6 12,50

4.3 Lục địa Đông Nam Á 1 2,08

33 4.4 Đông Dương - Nam T.Quốc 4 8,33

4.5 Đông Dương 1 2,08

5 Ôn đới Bắc 1 2,08

Ôn đới bắc

10,35

5.1 Đông Á-Bắc Mỹ 3 6,25

5.2 Ôn đới cổ thế giới 0 0

5.3 Ôn đới Địa Trung Hải-Châu Âu-

Châu Á 0 0 5

5.4 Đông Á 1 2,08

6 Đặc hữu Việt Nam 0 0 Đặc hữu

Việt Nam

6.1 Cận đặc hữu Việt Nam 2 4,17 2

7 Cây trồng 2 4,17 2 4,17

8 Yếu tố chưa xác định 1 2,08 1 2,08

Tổng 48 100 48 100

Biểu đồ 3.5. Phổ các yếu tố địa lý ở xã Môn Sơn và xã Châu Khê

Trong các loài thực vật trong họ Cúc được phát hiện ở xã Môn Sơn và xã Châu Khê, yếu tố nhiệt đới châu Á chiếm tỷ lệ lớn nhất 68,75% với 33loài, tiếp đến là yếu tố ôn đới Bắc với 5 loài chiếm 10,35%, yếu tố liên nhiệt đới chiếm tỉ lệ 6,25%, thấp nhất là yếu tố toàn cầu và yếu tố cổ nhiệt đới đều có cùng 1 loài chiếm 2,08%; yếu tố gần đặc hữu có 2 loài chiếm 4,17% gồm Gynura barbaraefoliaYoungia erythrocarpa. Điều này chứng minh cho sự đa dạng về loài của họ Cúc ở khu vực nghiên cứu đặc trưng cho khu hệ thực vật nhiệt đới Việt Nam.

Qua phân tích các yếu tố địa lý và những thông tin thu được, xét trong mối quan hệ thực vật láng giềng, thì hệ thực vật Môn Sơn và Châu Khê có mối quan hệ với yếu tố Đông Dương - Ấn Độ là gần nhất với 35,42%, tiếp đến là yếu tố Ôn đới Bắc với 10,42%, ít quan hệ với yếu tố Đông Nam Á (2,08%). Tỷ lệ này nhiều hay ít đều nói lên số họ Cúc gần gũi với các yếu tố nhiệt đới Châu Á, Đông Dương - Nam Trung Quốc. Điều này cho thấy các loài họ Cúc có thể có sự giao lưu với nhau ở những khu vực địa lý gần nhau.

Trong số các loài thu mẫu và định loại được tại địa điểm nghiên cứu thì có tới 29 loài chưa có tên trong danh lục thực vật của VQG Pù Mát. Đây là một số lượng khá lớn, điều này chứng tỏ họ Cúc ở khu vực này còn chưa được nghiên cứu kỹ lưỡng. Có thể nói Môn Sơn và Châu Khê là những địa điểm nghiên cứu rất có tiềm năng cho các nhà thực vật học nghiên cứu và khám phá.

Dựa trên nghiên cứu của Nguyễn Nghĩa Thìn và Nguyễn Thanh Nhàn (2004) [27] sau khi nghiên cứu bổ sung 29 loài cho danh lục họ Cúc ở VQG Pù Mát thì chúng tôi phát hiện có 23 loài lần đầu tiên được tìm thấy là có phân bố tại Nghệ An (Bảng 3.14)

Bảng 3.14. Các loài mới phát hiện phân bố ở tỉnh Nghệ An

(So với công bố của Nguyễn Nghĩa Thìn & Nguyễn Thanh Nhàn (2004) [27])

STT Tên khoa học Tên Việt

Nam Phân bố ở Việt Nam

1 Ageratum

houstonianum Mill. Tam duyên

Lào Cai (Sa Pa), Vĩnh Phúc, Hà Nội, Thừa Thiên Huế, Lâm Đồng (Đà Lạt).

Một phần của tài liệu Điều tra thành phần loài họ cúc (asteraceae) ở vùng đệm vườn Quốc gia Pù Mát Nghệ An (Trang 56 - 58)