KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 Kết luận

Một phần của tài liệu Điều tra thành phần loài họ cúc (asteraceae) ở vùng đệm vườn Quốc gia Pù Mát Nghệ An (Trang 63 - 65)

21 Taraxacum indicum Hand Mazz.*

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 Kết luận

1. Kết luận

1. Qua quá trình điều tra ở 02 xã Môn Sơn và Châu Khê thuộc vùng đệm VQG Pù Mát có 48 loài, 28 chi của họ Cúc đã được phát hiện (Môn Sơn: 25 loài; Châu Khê: 32 loài). Chi có nhiều loài nhất là Blumea (8 loài), các chi khác có từ 1- 3 loài.Trong đó, có 8 chi và 29 loài lần đầu tiên được tìm thấy tại khu vực này, có 8 chi 23 loài chưa được nhắc đến trong danh lục thực vật của VQG Pù Mát năm 2004. Bao gồm các chi: Annaphalis, Blainvillea, Chrysanthenum, Laggera, Pseudelephantopus, Synotis, Taraxacum, Youngia.

2. Họ Cúc (Asteraceae) tại khu vực nghiên cứu có 4 nhóm dạng sống: Dạng cây 1 năm (Th) chiếm ưu thế với tỷ lệ 64,00% ở Môn Sơn và 40.63% ở Châu Khê, các loài này chủ yếu thuộc chi Blumea và chi Gynura. Nhóm cây chồi sát đất (Ch) chiếm 31,25% ở Châu Khê và 16% ở Môn Sơn. Các nhóm dạng sống còn lại chiếm tỷ lệ không đáng kể. Phổ dạng sống:

Tại Môn Sơn: SB = 12,00%Ph + 16,00%Ch + 8,00%Hm + 0%Cr + 64,00%Th Tại Châu Khê: SB = 25,00%Ph + 31,25%Ch + 3,12%Hm + 0%Cr + 40,63%Th

3. Họ Cúc (Asteraceae) ở xã Châu Khê và Môn Sơn thuộc 5 yếu tố địa lý: yếu tố nhiệt đới châu Á chiếm tỷ lệ lớn nhất 68,75% với 33 loài, tiếp đến là yếu tố ôn đới Bắc với 5 loài chiếm 10,35%, yếu tố liên nhiệt đới chiếm tỉ lệ 6,25%, yếu tố gần đặc hữu có 2 loài chiếm 4,17%, thấp nhất là yếu tố toàn cầu và yếu tố cổ nhiệt đới đều có cùng 1 loài chiếm 2,08%.

4. Các loài cây họ Cúc (Asteraceae) tại khu vực nghiên cứu có nhiều công dụng khác nhau, trong đó cây được dùng làm thuốc chiếm ưu thế với 26 loài chiếm 54.17%, cây ăn được với 12 loài chiếm 25.00%, cây làm cảnh và cho công dụng khác đều có 4 loài chiếm 8.33%.

5. Bổ sung vào khu phân bố cho 23 loài trong họ Cúc tại Nghệ An.

2. Kiến nghị

Họ Cúc (Asteraceae) tại hai xã Môn Sơn và Châu Khê nằm trong vùng đệm của VQG Pù Mát, thuộc huyện Con Cuông tỉnh Nghệ An khá đa dạng,

phong phú, có nhiều giá trị và gần gũi với đời sống con người. Tuy nhiên, những công trình nghiên cứu thực vật ở đây cũng đang còn rất ít so với tiềm năng đa dạng của họ thực vật này trong khu vực. Vì thế, cần tiếp tục có những công trình mở rộng phạm vi nghiên cứu nhằm đánh giá một cách hệ thống và đầy đủ hơn về họ Cúc nói riêng và các họ thực vật khác nói chung.

Một phần của tài liệu Điều tra thành phần loài họ cúc (asteraceae) ở vùng đệm vườn Quốc gia Pù Mát Nghệ An (Trang 63 - 65)