Đa dạng về dạng sống

Một phần của tài liệu Điều tra thành phần loài họ cúc (asteraceae) ở vùng đệm vườn Quốc gia Pù Mát Nghệ An (Trang 53 - 56)

1 loài 2 loài 3loài Hơn 3loà

3.3. Đa dạng về dạng sống

Khi phân tích phổ dạng sống của hệ thực ở Môn Sơn và Châu Khê, áp dụng hệ thống phân loại dạng sống của Raunkiaer (1934) [35] với 12 kiểu dạng sống thuộc 5 nhóm là nhóm cây chồi trên (Ph), nhóm cây chồi mặt đất (Ch), nhóm cây chồi nửa ẩn (Hm), nhóm cây chồi ẩn (Cr), nhóm cây thân thảo (Th), chúng tôi đã thu được kết quả, chỉ ra ở bảng 3.11 và biểu đồ 3.3.

Bảng 3.11. Tỷ lệ các nhóm dạng sống cơ bản của họ Cúc Dạng sống Ph Ch Hm Cr Th Tổng Môn Sơn Số loài 3 4 2 0 16 25 Tỷ lệ % 12,00 16,00 8,00 0 64,00 100 Châu Khê Số loài 8 10 1 0 13 32 Tỷ lệ % 25,00 31,25 3,12 0 40,63 100

Bảng 3.11 cho thấy, trong số 48 loài chúng tôi xác định được dạng sống thì nhóm dạng sống Th chiếm ưu thế với 16 loài (chiếm tỷ lệ 64,00%) ở Môn Sơn, 13 loài (chiếm tỷ lệ 40.63%) ở Châu Khê chủ yếu thuộc chi Blumea và chi Gynura. Tiếp đến là nhóm dạng sống Ch với 10 loài (chiếm tỷ lệ 31,25%) ở Châu Khê và 4 loài (chiếm tỷ lệ 16%) ở Môn Sơn. Các nhóm dạng sống còn lại chiếm tỷ lệ không đáng kể.

Từ kết quả nghiên cứu thu được ở bảng 3.11, chúng tôi thiết lập phổ dạng sống cho các nhóm cây ở địa điểm nghiên cứu như sau:

Tại Môn Sơn: SB = 12,00%Ph + 16,00%Ch + 8,00%Hm + 0%Cr + 64,00%Th Tại Châu Khê: SB = 25,00%Ph + 31,25%Ch + 3,12%Hm + 0%Cr + 40,63%Th

Biểu đồ 3.3. Phổ dạng sống họ Cúc tại xã Môn Sơn và xã Châu Khê

Khi so sánh phổ dạng sống của họ Cúc ở xã Môn Sơn và xã Châu Khê với VQG Pù Mát và VQG Bạch Mã chúng tôi đã tiến hành thiết lập phổ dạng sống của họ Cúc tại VQG Pù Mát [27] và VQG Bạch Mã [26] như sau:

Ở Pù Mát: SB= 34.48%Ph + 0% Ch + 18.97%Hm + 0%Cr + 46.55%Th Ở Bạch Mã: SB= 21.43%Ph + 0%Ch + 17.86%Hm + 0%Cr + 60.71%Th thu được kết quả thể hiện bảng 3.12. và biểu đồ 3.4 như sau:

Bảng 3.12. So sánh phổ dạng sống của họ Cúc ở địa điểm nghiên cứu với VQG

Pù Mát và VQG Bạch Mã Nhóm dạng sống Ph (%) Ch (%) Hm (%) Cr (%) Th (%) Môn Sơn 12,00 16,00 8,00 0 64,00 Châu Khê 25,00 31,25 3,12 0 40,63 Pù Mát 34.48 0 18.97 0 46.55 Bạch Mã 21.43 0 17.86 0 60.71

Biểu đồ 3.4. Tỉ lệ phổ dạng sống họ Cúc ở địa điểm nghiên cứu với Pù Mát và

Bạch Mã

(Nguồn: Nguyễn Nghĩa Thìn & Nguyễn Thanh Nhàn (2004) [27]. Nguyễn Nghĩa Thìn & Mai Văn Phô (2003)[26])

Số liệu bảng 3.12 và biểu đồ 3.4 cho thấy ở địa điểm nghiên cứu và cả 2 VQG nhóm dạng sống cây một năm (Th) chiếm ưu thế cao, ở địa điểm nghiên cứu là 64% ở Môn Sơn, 40.63% ở Châu Khê, 46.55% ở Pù Mát và 60.71% ở Bạch Mã. Như vậy tại địa điểm nghiên cứu và tại địa điểm so sánh ta thấy được sự đồng nhất ưu thế dành cho nhóm cây một năm, tiếp đến là nhóm cây chồi trên (Ph), nhóm Ch và Hm.

Từ những dẫn liệu trên cho thấy ở rừng mưa nhiệt đới ẩm đặc trưng bởi sự ưu thế của nhóm dạng sống cây thân thảo (Th), điều này cho thấy ở điều kiện yếu tố địa lý nhiệt đới ẩm như ở nước ta, không những cây chồi trên (Ph) phát triển mà nhóm cây thân thảo (Th) cũng có khả năng thích nghi cao và chiếm ưu thế. Điều này là hoàn toàn phù hợp với những kết quả nghiên cứu và nhận xét

của các tác giả như: Raukiaer (1934), Richard (1969), Nguyễn Nghĩa Thìn (1996, 2003, 2004, 2006), Lê Trần Chấn (1999)…

Một phần của tài liệu Điều tra thành phần loài họ cúc (asteraceae) ở vùng đệm vườn Quốc gia Pù Mát Nghệ An (Trang 53 - 56)