Đặc điểm phát triển tố chất thể lực của học sinh tiểu học.

Một phần của tài liệu xây dựng tiêu chuẩn tuyển chọn vận động viên bóng bàn 8-11 tuổi tại thành phố hồ chí minh (Trang 27 - 28)

Sự chín muồi về sự phát triển ở trẻ ngày nay còn diễn ra ở hàng loạt các chỉ tiêu chức năng khác. Ví dụ: Trẻ em càng lớn thì tần số mạch và hô hấp càng giảm đi. Nếu trước kia, mạch đập của trẻ 6 tuổi từ 98 - 100 lần/phút thì ngày nay, tần số mạch đập trung bình là 97 lần/phút. Tần số hô hấp của trẻ 6 tuổi là 26 lần/phút, thì hiện nay là 23 lần/phút (theo một số số liệu nghiên cứu khác tần số hô hấp và mạch đập còn thấp hơn nữa) [28].

Đến giai đoạn cuối của lứa tuổi học sinh tiểu học (9 - 10 tuổi), có sự biến đổi rõ rệt về các chỉ tiêu hệ thống tim mạch, hô hấp của trẻ, song có phần tiết kiệm và hiệu quả hơn, do trẻ có khả năng vận động cơ bắp cao hơn. Khả năng thực hiện các hoạt động cơ bắp tăng lên từ 10 phút đến 25 - 30 phút. Trong đó, khối lượng hoạt động chung tăng khoảng 2.5 lần, khả năng thể lực của trẻ từ 6 - 10 tuổi khi áp dụng thử nghiệm step - test tăng hầu như gấp 2 lần. Sự tăng trưởng chiều cao cũng như những thay đổi của xương và phát triển của não ở trẻ lứa tuổi học sinh tiểu học, cho phép đứa trẻ thử nghiệm với nhiều hình thức khác nhau. Các vận động dần dần đạt được sự tinh khéo của các kỹ năng đó. Có hai loại kỹ năng vận động phát triển trong lứa tuổi học sinh tiểu học đó là: Vận động thô - là việc sử dụng các cơ lớn và vận động tính khéo đòi hỏi sử dụng các cơ nhỏ của lòng bàn tay, các ngón tay [55].

Việc đạt được sự thành thạo trong các kỹ năng này, là một trong những nhiệm vụ quan trọng của trẻ lứa tuổi 6 - 10 và thường xuất hiện trong những trò chơi vận động. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý là sự đạt được những kỹ năng đó phụ thuộc vào sự phát triển cơ thể và quá trình luyện tập, quá trình này xuất hiện dần dần. Bởi vậy, ở lứa tuổi bắt đầu học tiểu

học (lứa tuổi 6), có thể thấy đứa trẻ còn vụng về, dần dần theo thời gian, đứa trẻ đã đạt được sự phối hợp, khéo léo hơn và kiểm soát được việc thực hành. Còn kỹ năng vận động tinh khéo, thì phụ thuộc vào sự chín muồi của não mà trẻ thực hiện nó khó khăn hơn, vì thiếu sự kiểm soát cơ cần thiết cho việc thực hiện kỹ năng này. Theo thời gian, dần dần đứa trẻ phát triển thuần thục trong nhiều kỹ năng vận động tinh khéo, nhờ đó đến cuối cấp học tiểu học (9 - 10 tuổi) trẻ thực hiện tốt các nhiệm vụ vận động và kỹ năng vận động tinh khéo [61].

Một phần của tài liệu xây dựng tiêu chuẩn tuyển chọn vận động viên bóng bàn 8-11 tuổi tại thành phố hồ chí minh (Trang 27 - 28)